Đảng bộ thành phố Hà Nội từ năm 2001 đến năm 2005
Trên cơ sở đường lối, quan điểm. mục tiêu CSXH của Đảng, Đảng bộ Thành phố Hà Nội luôn xác định phát triển kinh tế phải gắn liền với việc giải quyết các vấn đề xã hội, nhất là “giải quyết có hiệu quả các vấn đề xã hội bức xúc” [19, tr.73]. Đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ XIII năm 2001 chủ trương: kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế với giải quyết những vấn đề xã hội bức xúc là một trong những nội dung cơ bản của kế hoạch 5 năm 2001-2005. Nghị quyết số 19/2001/NQ-HĐ ngày 18-7-2001 về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2001-2005 và Chương trình 09/CT-TU của Thành ủy Hà Nội về giải quyết một số vấn đề xã hội bức xúc của Thủ đô đã đề ra các chỉ tiêu và biện pháp cho từng lĩnh vực xã hội cụ thể, trong đó tập trung chú trọng giải quyết 4 vấn đề cơ bản nhất trong thực hiện CSXH là: lao động và việc làm, xóa đói giảm nghèo, ưu đãi người có cơng và phịng chống tệ nạn xã hội.
1.2.2.1 Chủ trương và chỉ đạo thực hiện chính sách lao động và việc làm * Chủ trương
Vấn đề lao động và giải quyết việc làm là vấn đề mang tính xã hội bức xúc đối với Hà Nội. Hệ quả của đơ thị hóa đã và đang tạo ra sự chuyển biến rất sâu sắc về cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động và phát triển ngành nghề theo
hướng tiến bộ, song đó cũng là khó khăn cho việc chuyển đổi lao động từ hoạt động nông nghiệp sang những hoạt động khác nhất là ở những vùng bị thu hồi đất để xây dựng các cơng trình. Giải quyết việc làm cho người lao động là vấn đề được Đảng bộ Hà Nội coi là trọng tâm trong sự phát triển CSXH.
Chủ trương của Đảng bộ Hà Nội về vấn đề lao động và việc làm thể hiện rõ trong Chương trình số 09 của Thành ủy ban hành 24-8-2001. Mục tiêu chung là: chuyển dịch cơ cấu lao động phù hợp với cơ cấu kinh tế, đảm bảo việc làm cho phần lớn lao động có nhu cầu; Nâng cao năng suất lao động, chất lượng việc làm và chuyển đổi cơ cấu việc làm; Giải quyết việc làm cho các đối tượng chính sách nhằm từng bước thực hiện cơng bằng và tiến bộ xã hội; Xây dựng đội ngũ lao động đảm bảo đủ về số lượng, hợp lý về cơ cấu, có chất lượng, đáp ứng được yêu cầu phát triển của các ngành kinh tế xã hội Thủ đô thời kỳ CNH, HĐH, đồng thời phục vụ cho xuất khẩu lao động. “Phấn đấu trở thành thành phố đi đầu trong việc đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho địa phương và cả nước” [48, tr.4].
Đảng bộ Thành phố cũng đã đề ra các chỉ tiêu cụ thể như: Giảm tỷ lệ thất nghiệp khu vực thành thị từ 7,95% năm 2000 xuống 5,5% - 6,5% vào năm 2005; Hàng năm tạo việc làm mới cho 58.000 – 60.000 người (trong đó xuất khẩu lao động là 5.000 – 8.000 người); Phấn đấu thực hiện mỗi năm tăng 2% - 3% tỷ lệ lao động qua đào tạo, đưa tỷ lệ lao động qua đào tạo từ 34% năm 2000 lên 40 – 50% vào năm 2005. Bình quân hàng năm đào tạo nghề cho 5,4 vạn người (trong đó cơng nhân kỹ thuật dài hạn là 1,7 vạn người); Cơ cấu lao động làm việc trong ngành công nghiệp 27%, dịch vụ 56%, nông lâm nghiệp 17%. [48, tr.4].
* Quá trình chỉ đạo thực hiện
Theo dõi sát sao tình hình cũng như điều kiện cụ thể của Thành phố, Thành ủy đã chỉ đạo các ngành, các xã, thị trấn bằng nhiều biện pháp để hỗ trợ tạo việc làm. BCĐ Chương trình việc làm được thành lập và thường xuyên
nắm bắt tình hình thực tế về nguồn nhân lực, khả năng giải quyết việc làm của các dự án mới xây dựng, của các cơ sở sản xuất kinh doanh phát triển để chỉ đạo các phịng ban chun mơn như Sở LĐTB&XH, Sở kinh tế - kế hoạch và phát triển nông thôn và các ngành thành viên trong BCĐ có kế hoạch phối kết hợp, đề ra các giải pháp hỗ trợ giải quyết việc làm trên địa bàn.
Các văn bản chỉ đạo có: Chương trình số 09/Ctr-UB của Thành ủy Hà Nội năm 2001về việc giải quyết một số vấn đề xã hội bức xúc giai đoạn 2001 – 2005; Thông báo số 134-TB/TU của Thành ủy Hà Nội năm 2002 về ý kiến chỉ đạo của Ban Thường vụ Thành ủy về Đề án giải quyết việc làm Thành phố Hà Nội giai đoạn 2001 – 2005.
Phát triển kinh tế để tạo việc làm:
Đảng bộ Thành phố chỉ đạo tập trung chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển mạnh các ngành cơng nghiệp then chốt như cơ kim khí, lương thực thực phẩm, điện – điện tử, dệt may, da giầy, vật liệu mới… Cải tạo, sắp xếp 9 khu cơng nghiệp tập trung hiện có theo hướng đầu tư chiều sâu, cải tiến và thay đổi thiết bị để đảm bảo công nghiệp sạch, không ô nhiễm, giải quyết việc làm mới, khuyến khích doanh nghiệp sử dụng cơng nghệ cao có giá trị sản xuất lớn. Xây dựng và phát triển 5 khu công nghiệp tập trung mới tại Từ Liêm, Đông Anh, Gia Lâm và Sóc Sơn, đặc biệt là các khu cơng nghệ cao. Ngoài ra xây dựng một số khu công nghiệp vừa và nhỏ tại các huyện ngoại thành. Mỗi năm ngành công nghiệp thu hút khoảng trên 2 vạn lao động.
Hỗ trợ về vốn, mặt bằng sản xuất, thông tin thị trường, đào tạo cán bộ quản lý doanh nghiệp cho khu vực kinh tế ngoài quốc doanh, nhất là doanh nghiệp vừa và nhỏ, hộ sản xuất tư nhân và gia đình. Khai thác các thế mạnh của Hà Nội, phát triển đa dạng các loại hình dịch vụ đặc biệt là dịch vụ chất lượng cao (dịch vụ tài chính – ngân hàng, bảo hiểm, thương mại, du lịch, bưu chính viễn thơng, vận tải hành khách chất lượng cao, dịch vụ văn hóa…). Phát triển rộng rãi các loại hình dịch vụ, kinh doanh nhỏ để tạo việc làm, coi đây là một trong những hướng tạo việc làm mới cho khoảng trên 3 vạn người.
Để giải quyết việc làm cho khu vực nông thôn ngoại thành, nhất là đối với vùng chuyển đổi mục đích sử dụng đất canh tác cần mở mang phát triển ngành nghề, đào tạo nghề cho nông dân, đa dạng hóa việc làm và thu nhập của nông dân, giảm dần số hộ thuần nơng trên cơ sở phát triển tồn diện kinh tế xã hội nông thôn ngoại thành. Phát triển kinh tế trang trại, vườn đồi được tập trung thực hiện ở Thanh Trì, Đơng Anh, Từ Liêm, Gia Lâm với nhiều mơ hình hiệu quả trong áp dụng giống mới trong chăn nuôi, trồng trọt.
Phát triển, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực:
Thành phố đã điều tra, đánh giá lại nguồn nhân lực nói chung, nguồn nhân lực kỹ thuật nói riêng làm cơ sở xây dựng chiến lược phát triển nguồn nhân lực, chất lượng đào tạo nghề và kế hoạch đào tạo, đào tạo lại đội ngũ lao động hiện tại (bao gồm: công nhân kỹ thuật, cán bộ quản lý nhà nước, cán bộ quản lý doanh nghiệp nhà nước và tư nhân) phù hợp với sự phát triển kinh tế xã hội của Thủ đô, gắn với yêu cầu sản xuất và thị trường lao động trong nước và ngoài nước.
Khai thác, tận dụng năng lực và khả năng đào tạo của các trường, các doanh nghiệp đóng trên địa bàn Hà Nội để mở rộng các loại hình đào tạo và bồi dưỡng cán bộ chuyên môn, cán bộ quản lý, các nhà doanh nghiệp, công nhân kỹ thuật cho thành phố. Đặc biệt đào tạo công nhân kỹ thuật bậc cao phục vụ yêu cầu cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa Thủ đơ.
Mở rộng quan hệ với các địa phương trong cả nước và các thành phố của các nước trong khu vực nhằm trao đổi và ứng dụng kinh nghiệm về đào tạo và phát triển nguồn nhân lực. Đối với những nghề đặc biệt, học sinh tốt nghiệp bằng giỏi có thể đưa đi đào tạo ở nước ngồi. Khuyến khích, tạo điều kiện cho các cơ sở đào tạo nghề nước ngoài liên kết đào tạo hoặc thành lập cơ sở đào tạo trên địa bàn thành phố (lập dự án thành lập cơ sở đào tạo nghề kỹ thuật cao, kêu gọi vốn đầu tư nước ngoài. Giải quyết nhanh các thủ tục thẩm định và cấp phép cho các dự án về đào tạo nghề, cho thuê mặt bằng để các chủ đầu tư triển khai dự án).
Thực hiện chương trình đào tạo chuyển đổi nghề cho lao động vùng chuyển đổi mục đích sử dụng đất canh tác. Đối với các dự án lấy đất xây dựng cơ sở kinh doanh, trong dự án cần có phương án đào tạo nghề và thu nhận lao động địa phương nơi mất đất. Chú trọng việc học nghề, truyền nghề trong các làng nghề truyền thống, khai thác tài năng của các nghệ nhân. Thực hiện chế độ ưu đãi trong đào tạo nghề cho gia đình chính sách và hộ nghèo, tạo cơ hội cho họ tự tạo việc làm và tìm việc làm.
Mở rộng quy mơ và nâng cao chất lượng đào tạo nghề. Quy hoạch, sắp xếp hệ thống các trường dạy nghề, cơ sở dạy nghề trên địa bàn theo hướng phát huy tơi đa khả năng hiện có. Hệ thống các trường đào tạo nghề nhà nước hướng vào đào tạo cơ bản, tập trung dài hạn theo hệ chuẩn và những ngành nghề mũi nhọn, cơng nghệ cao như: cơ, kim khí, điện – điện tử, tin học,… Khuyến khích các thành phần kinh tế khác đào tạo ngắn hạn.
Phát triển mạnh đào tạo nghề cả về quy mô và chất lượng. Từng bước đồng bộ về cơ cấu ngành nghề đào tạo và trình độ nghề nghiệp. Cùng với trung ương, tập trung đầu tư có trọng điểm trong một số năm từ nay đến năm 2005 về cơ sở vật chất kỹ thuật cho các trường đào tạo nghề trên địa bàn thành phố. Xây dựng 1 – 2 trung tâm đào tạo nghề mới với công nghệ hiện đại đạt tiêu chuẩn khu vực và quốc tế. Phối kết hợp với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi và các tổng công ty, công ty lớn trên địa bàn thành phố thành lập một số trường dạy nghề. Nâng cấp, mở rộng các trường dạy nghề đã có và các trung tâm dạy nghề ở quận, huyện.
Ban hành chính sách trợ cấp cho những cán bộ khu vực hành chính sự nghiệp được đi đào tạo theo chỉ tiêu, kế hoạch của thành phố. Xây dựng và ban hành các chính sách khuyến khích đối với giáo viên dạy nghề và học sinh học nghề (phong tặng các danh hiệu, chế độ đãi ngộ và thu hút các giáo viên giỏi, chính sách học bổng, học phí đối với học sinh học nghề, chính sách hỗ trợ đối với các doanh nghiệp nhận học sinh thực tập nghề). Ban hành chính
sách thu hút nhân tài phục vụ xây dựng Thủ đô. Nghiên cứu thành lập Quỹ hỗ trợ đào tạo nghề trên cơ sở ngân sách thành phố hỗ trợ, đóng góp của các đơn vị sử dụng lao động và người lao động.
Mở rộng xuất khẩu lao động và chuyên gia:
Xây dựng Đề án xuất khẩu lao động Thủ đô giai đoạn 2001 – 2005, định hướng tới 2010 theo hướng chuẩn bị đội ngũ lao động có tay nghề, ngoại ngữ, sức khỏe và đảm bảo các điều kiện đi làm việc ở nước ngoài.
Tạo lập các thị trường mới đi đơi với việc duy trì thị trường lao động ngồi nước truyền thống. Khuyến khích các tổ chức quần chúng, các đơn vị tư nhân và cá nhân khai thác hoạt động xuất khẩu lao động trong khn khổ pháp luật và có sự quản lý của Nhà nước.
Thực hiện đa dạng hóa hình thức xuất khẩu lao động (cung ứng lao động, chuyên gia, hợp tác liên doanh, hình thức nhận thầu cơng trình), ngành nghề xuất khẩu lao động. Chấn chỉnh, sắp xếp lại các doanh nghiệp hoạt động xuất khẩu lao động theo hướng đầu tư hỗ trợ vốn cho những doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả. Xử lý nghiêm những đơn vị vi phạm pháp luật.
Có chính sách cho vay vốn với lãi suất thấp đối với gia đình chính sách và hộ nghèo để tạo điều kiện cho người lao động đi làm việc ở nước ngoài. Thực hiện tốt chức năng quản lý nhà nước về xuất khẩu lao động trên địa bàn Thành phố.
Tăng cường các hoạt động hỗ trợ trực tiếp để giải quyết việc làm cho người thất nghiệp, người thiếu việc làm và những người có hồn cảnh khó khăn:
Tổ chức cho người thất nghiệp, người thiếu việc làm đăng ký tìm việc làm tại các trung tâm dịch vụ việc làm. Cung cấp các dịch vụ việc làm miễn phí đối với người thất nghiệp, người thiếu việc làm đã đăng ký. Tổ chức cung ứng các dịch vụ việc làm cho người sử dụng lao động (cung ứng nhân lực, giúp tuyển lao động, tư vấn pháp luật về lao động, việc làm, trao đổi thông tin về thị trường lao động). Tổ chức dạy nghề gắn với việc làm cho người lao động cũng như cho vay vốn để giải quyết việc làm.
Quản lý nhà nước về lao động và việc làm:
Thực hiện tốt công tác quản lý nhà nước về lao động, việc làm ở 3 cấp: thành phố;quận, huyện; xã, phường. Kết hợp các biện pháp quản lý lao động trên địa bàn với việc quản lý, điều tiết thị trường lao động. Từng bước phân bố hợp lý dân cư và lao động giữa nội thành và ngoại thành. Kiểm soát và quản lý chặt chẽ lao động thất nghiệp và lao động ngoại tỉnh vào Hà Nội, đặc biệt là vào nội thành.
*Kết quả thực hiện
Thực hiện chỉ tiêu kế hoạch giai đoạn 2001 – 2005 toàn Thành phố đã giải quyết việc làm bình quân mỗi năm gần 70.901 người, đạt 102,6% kế hoạch giao, tăng 37,3% so với thời kỳ 1996 – 2000. Tỷ lệ thất nghiệp thành thị giảm 7,39% (2001) xuống 6,52% (2004). Trong 4 năm (2001 – 2004) số lao động có hộ khẩu Hà Nội đi xuất khẩu lao động khoảng 6.280 người chiếm tỷ lệ trên 9% tổng số lao động xuất khẩu do các doanh nghiệp đóng trên địa bàn đưa đi. Tỷ lệ lao động qua đào tạo tăng từ 36% (2001) lên 48% (2005), bình quân mỗi năm đào tạo nghề cho 56.959 người [37, tr.2].
Các ngành kinh tế vẫn phát triển và giữ vững mức tăng trưởng cao đã tạo điều kiện ổn định việc làm và tạo ra nhiều chỗ làm việc mới. Nhận thức về tạo việc làm đã có sự thay đổi căn bản, được các ngành, các cấp quan tâm đã tạo ra sự phong phú đa dạng về hình thức.
Cơ cấu lao động đã có sự chuyển dịch phù hợp với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng nhanh trong các ngành dịch vụ (tăng từ 45,37% năm 2000 lên 50,61% năm 2004) và giảm mạnh trong nông nghiệp (giảm từ 30,17% năm 2000 xuống 20,07% năm 2004) [37, tr.2].
Các hoạt động hỗ trợ trực tiếp cho người lao động và tạo việc làm được triển khai có hiệu quả. 5 năm đã xét duyệt 3.634 dự án với tổng số tiền cho vay luân chuyển là 298.889 triệu đồng, duy trì và giải quyết việc làm cho 130.508 người. Bình quân mỗi năm giải quyết việc làm cho trên 26.000
người. Hệ thống dịch vụ việc làm đã thực hiện tư vấn việc làm cho 270.485 người, dạy nghề cho 71.914 người, cung ứng và giới thiệu việc làm cho 112.928 người. Đã tổ chức Hội chợ Việc làm Thủ đô hàng năm (từ 2002), thơng qua Hội chợ đã có 19.000 người có nhu cầu tìm việc được các doanh nghiệp tuyển dụng tại chỗ [37, tr.2].
Công tác đào tạo nghề cũng đã được quan tâm. Nhận thức về đào tạo nghề đã bắt đầu chuyển biến theo hướng tích cực. Chủ trương xã hội hóa trong lĩnh vực giáo dục dạy nghề được triển khai đã làm tăng nhanh số lượng các cơ sở đào tạo. Quy mô và chất lượng đào tạo được nâng lên, cơ cấu đào tạo có sự thay đổi, từng bước đáp ứng được yêu cầu của thị trường, Cơ sở vật chất các trường dạy nghề được quan tâm đầu tư.
Bên cạnh những kết quả đạt được, vấn đề lao động và việc làm còn một số hạn chế: Cơ cấu và chất lượng lao động chưa đáp ứng được yêu cầu của sự