CHÍNH SÁCH XÃ HỘI (2001 – 2011)
3.2.2 Phát huy và kết hợp mọi nguồn lực trong thực hiện chính sách xã hộ
phương là yếu tố quan trọng cho việc thực hiện CSXH có hiệu quả, đi đúng hướng, bảo đảm cho sự phát triển nhanh, cân bằng và bền vững trong từng địa phương và trong toàn Thành phố.
3.2.2 Phát huy và kết hợp mọi nguồn lực trong thực hiện chính sách xã hội xã hội
Các chính sách xã hội phải được xây dựng và thực hiện trên cơ sở phát huy cao nhất những tiềm năng của từng cá nhân, cộng đồng. Do đó, cần phải phát huy các nguồn lực trong thực hiện các chính sách xã hội.
Theo quan niệm quốc tế, việc huy động các tổ chức xã hội và phi chính phủ tham gia vào thực hiện các chính sách xã hội được đặt vào hệ thống các giải pháp quan trọng để đảm bảo tính khả thi của chính sách và có vai trị ngày càng tăng. Nhiều quốc gia đã tìm mọi biện pháp, tạo mọi điều kiện thỏa đáng để các tổ chức xã hội và phi chính phủ tham gia một cách linh hoạt, năng động dưới mọi hình thức vào q trình phát triển xã hội. Đó chính là xu hướng xã hội hóa việc thực hiện CSXH trên thế giới. Bởi vì thơng qua các tổ chức xã hội thì CSXH đó mới đến đúng đối tượng và có hiệu quả.
Đại hội Đảng tồn quốc lần thứ IX (2001) đã xác định: “CSXH được tiến hành theo tinh thần xã hội hóa, đề cao trách nhiệm của chính quyền các cấp, huy động các nguồn lực trong nhân dân và sự tham gia của các đoàn thể nhân dân, các tổ chức xã hội” [17, tr.34]. Xuất phát từ quan điểm đó, Đảng bộ Thành phố Hà Nội đã xác định việc thực hiện CSXH phải được xã hội hóa. Xã hội hóa CSXH trên cơ sở vận động và tổ chức sự tham gia rộng rãi của nhân dân, của toàn xã hội vào thực hiện CSXH, xây dựng cộng đồng trách nhiệm của các tầng lớp nhân dân và Đảng bộ, HĐND, UBND, các cơ quan
nhà nước, các đoàn thể quần chúng, các tổ chức kinh tế, các doanh nghiệp đóng tại địa phương. Phát huy truyền thống đồn kết, tương trợ để tạo lập và cải thiện môi trường kinh tế - xã hội lành mạnh tạo điều kiện thuận lợi cho thực hiện CSXH. Mở rộng các nguồn đầu tư, khai thác các tiềm năng về nhân lực, vật lực và tài lực trong xã hội (bao gồm cả nguồn lực từ nước ngoài), phát huy và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực này. Coi trọng sức mạnh vật chất, tinh thần của Nhà nước, cộng đồng và bản thân mỗi người dân trong đó Thành ủy, HĐND, UBND giữ vai trị nịng cốt trong việc thể chế hóa các quan điểm cơ bản của Đảng, chính sách của Nhà nước, chủ trương của Thành phố cụ thể hóa nội dung và cơ chế cho phù hợp với điều kiện thực tiễn của địa phương mình.
Quá trình thực hiện CSXH trên địa bàn Thành phố Hà Nội từ năm 2001 đến năm 2011 cho thấy khi các đoàn thể quần chúng, các tổ chức xã hội, các đơn vị sản xuất, kinh doanh, chính quyền các xã, thị trấn quán triệt đầy đủ chủ trương của Đảng và chính sách của Nhà nước sẽ huy động được sức mạnh tổng hợp của các lực lượng xã hội, tạo thành phong trào quần chúng rộng rãi, thực hiện có hiệu quả CSXH. Thành tích nhiều năm liền là đơn vị dẫn đầu trong thực hiện CSXH là minh chứng sinh động cho việc thực hiện các CSXH bằng sức mạnh tổng hợp của toàn Đảng, toàn dân, các tổ chức, cá nhân, các thành phần kinh tế trên địa bàn.
Thực tế cho thấy, xóa đói giảm nghèo không phải là việc riêng của ngành nào, cấp nào mà là công việc chung của Đảng bộ, của các ban ngành, của các cấp ủy Đảng, của toàn thể nhân dân và của chính bản thân người nghèo, hộ nghèo. Đảng bộ Thành phố Hà Nội nhận thức rằng, muốn thực hiện xóa đói giảm nghèo thành cơng phải tạo ra nguồn lực tổng hợp từ hệ thống chính trị và tồn xã hội. Quán triệt tinh thần trên, Đảng bộ đã lãnh đạo chính quyền tạo cơ chế huy động các nguồn lực từ Nhà nước, các tổ chức kinh tế ngoài quốc doanh, nguồn tài trợ từ nước ngoài, từ cá nhân, tập thể và cộng đồng. Các ban, ngành,
đoàn thể làm tốt chức năng được giao và phối hợp nhịp nhàng với các tổ chức: Hội cựu chiến binh, Hội liên hiệp phụ nữ, Hội nơng dân, Đồn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh đưa ra các phong trào như “Quỹ vì người nghèo”, “Ngày vì người nghèo”… tạo nên sự đồng thuận cao trong việc thực hiện các CSXH.
Giải quyết việc làm cho người lao động đã trở thành phong trào mang tính xã hội hóa cao, thu hút sự quan tâm của tồn Đảng, toàn quân, toàn dân và các tổ chức, cá nhân. Đảng bộ Thành phố đã tuyên truyền, vận động các tầng lớp nhân dân tham gia thực hiện tốt chương trình giải quyết việc làm, phát huy tốt vai trò của tổ chức quần chúng, mở các sàn giao dịch việc làm, đa dạng hóa các hoạt động đào tạo nghề. Q trình đơ thị hóa diễn ra trên địa bàn trong suốt những năm 2001 – 2011 gắn liền với quá trình thu hút các nhà đầu tư, các thành phần kinh tế tăng cường đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh góp phần tạo việc làm ổn định tại chỗ cho lực lượng lao động trên địa bàn. Bên cạnh đó, các hội đồn thể của Thành phố cũng phối hợp và thông qua các chương trình giải quyết việc làm mà Nhà nước và Thành phố Hà Nội đưa xuống, phối hợp với các trung tâm dạy nghề mở các lớp đào tạo; mở hội chợ việc làm góp phần giải quyết số lượng lớn lao động thất nghiệp và thiếu việc làm trên địa bàn.
Trong q trình thực hiện chính sách ưu đãi người có cơng với cách mạng, Đảng bộ Thành phố cũng rất chú trọng thực hiện xã hội hóa đối với chính sách người có cơng với cách mạng. Bằng các việc làm cụ thể và thiết thực, các cấp ủy Đảng, chính quyền quận huyện, xã phường, thị trấn đã khơi dậy được sức mạnh của toàn dân, giúp cho mỗi người dân thấy được công lao to lớn và sự hy sinh cao cả của những người đã vì đất nước hy sinh một phần máu thịt của mình. Phong trào “tồn dân chăm sóc người có cơng với cách mạng” đã phát huy được tính sáng tạo của các tổ chức, đồn thể với nhiều nội dung, hình thức hoạt động phong phú, đa dạng, thiết thực. Hàng năm các hội và chính quyền tổ chức đi thăm hỏi các gia đình chính sách nhân ngày thương
binh liệt sỹ 27-7, ngày tết Nguyên đán,… tạo nên nét đẹp văn hóa truyền thống “ăn quả nhớ kẻ trồng cây”, “uống nước nhớ nguồn” tạo nên sự đồng thuận cao trong xã hội, trở thành sức mạnh nguồn lực tổng hợp to lớn, bao gồm cả vật chất và tinh thần thúc đẩy phong trào ngày càng đạt kết quả cao.
Đối với cơng tác phịng chống tệ nạn xã hội, Thành phố Hà Nội đã huy động các cấp, các ngành, các đoàn thể, các tổ chức xã hội, cơ quan thông tin đại chúng tích cực tham gia đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục vận động tồn dân tham gia phịng chống tội phạm xã hội với nhiều hình thức đa dạng, phong phú. Công tác này đã có tác dụng tích cực, làm chuyển biến mạnh mẽ nhận thức cũng như trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị và nhân dân, giúp quần chúng nhân dân thấy được nguy hại của các tệ nạn xã hội, tham gia phịng chống có hiệu quả.
Từ cơ sở lý luận và thực tiễn của kinh nghiệm trên, rút ra một số nội dung vận dụng đó là:
Đảng bộ cần chỉ đạo xây dựng và thực hiện chương trình phổ biến, tuyên truyền, quán triệt sâu rộng chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và Đảng bộ địa phương về CSXH tới mọi tổ chức chính trị - xã hội, mọi thành phần kinh tế trên địa bàn, làm cơ sở cho việc phát huy trách nhiệm, quyền và nghĩa vụ đóng góp nguồn lực và tham gia tích cực và q trình thực hiện CSXH của Thành phố.
Tổ chức định kỳ hàng năm sơ, tổng kết, biểu dương kịp thời những đóng góp có giá trị về vật chất, tinh thần, những cách làm hay của các tổ chức chính trị - xã hội, các thành phần kinh tế, các cá nhân trong thực hiện CSXH.
Đổi mới nội dung, hình thức huy động nguồn lực trong các tổ chức chính trị xã hội trên địa bàn, chú trọng phát huy vai trò của các tổ chức cơ sở Đảng.