CHÍNH SÁCH XÃ HỘI (2001 – 2011)
3.2.3 Thường xuyên quan tâm công tác tổ chức và xây dựng đội ngũ cán bộ trực tiếp thực hiện chính sách xã hội có tâm huyết ở địa bàn nhằm
cán bộ trực tiếp thực hiện chính sách xã hội có tâm huyết ở địa bàn nhằm đáp ứng tốt yêu cầu công tác xã hội
Từ những thành tựu và hạn chế trong phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố nói chung, việc thực hiện CSXH nói riêng cho thấy vai trị rất to lớn của cấp ủy, chính quyền và đội ngũ cán bộ chuyên trách trong chỉ đạo, quản lý điều hành và tổ chức thực hiện các CSXH. Đây cũng chính là kinh nghiệm về cơng tác tổ chức chỉ đạo thực hiện CSXH ở địa bàn đặc thù cấp tỉnh, thành phố.
Trước hết, cán bộ cơ sở cần phải nắm bắt và quán triệt kịp thời các quan điểm, chủ trương, kế hoạch chính sách của Đảng, Nhà nước, cũng như tình hình thực tế của địa phương. Trên cơ sở đó đề ra mục tiêu, phương hướng, giải pháp phù hợp cho việc thực hiện các CSXH. Chủ động xây dựng chương trình, kế hoạch, tham mưu đề xuất với lãnh đạo địa phương, đơn vị thông qua để triển khai thực hiện nhanh nhạy, kịp thời, có như vậy mới đáp ứng được yêu cầu chung.
Trong quá trình triển khai thực hiện CSXH, cán bộ cơ sở là những người sống trực tiếp với nhân dân, là những người gần dân nhất nên nắm được tâm tư, nguyện vọng của nhân dân. Thông qua đội ngũ cán bộ cơ sở nhân dân mới hiểu được chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước. Cán bộ cơ sở là cầu nối giữa các chủ trương, chính sách của Đảng với nhân dân, qua đó Đảng bộ kịp thời điều chỉnh, hoạch định CSXH cho phù hợp với thực tiễn địa phương. Mặt khác, trên cơ sở của mối quan hệ này mà nhân dân đóng góp ý kiến để Đảng bộ xây dựng, chủ trương, hoạch định chính sách cho phù hợp.
Cán bộ cơ sở là nơi trực tiếp phân công các cấp ủy viên trực tiếp phụ trách cơ sở, kịp thời nắm chắc tình hình, tháo gỡ khó khăn, cùng với cán bộ phụ trách giải quyết những vấn đề nảy sinh trong thực hiện CSXH. Cán bộ cơ sở là người thực thi trực tiếp hầu hết các khâu: giúp UBND xã trực tiếp điều
hành, xây dựng chương trình cơng tác, chỉ đạo việc điều tra, khảo sát, thống kê, nắm tình hình, tổng hợp, xác nhận và làm thủ tục cấp giấy chứng nhận cho các hộ nghèo, cấp thẻ BHYT cho người nghèo và thực hiện các chính sách đối với người nghèo, hộ nghèo; trực tiếp rà soát, tiếp nhận hồ sơ, làm thủ tục thực hiện các chế độ ưu đãi, các chế độ chính sách đối với người có cơng, các gia đình thuộc diện chính sách. Thực tế cho thấy, muốn hồn thành tốt cơng tác xã hội được giao, yêu cầu trước tiên đối với cán bộ cơ sở là phải có phẩm chất đạo đức trong sáng, có bản lĩnh chính trị vững vàng, có tinh thần trách nhiệm cao đối với cơng việc.
Q trình thực hiện CSXH trên địa bàn Thành phố cần tranh thủ sự lãnh đạo, chỉ đạo của Sở LĐTB&XH, các cấp ủy đảng, chính quyền, và các ban ngành đoàn thể liên quan từ Thành phố, quận huyện đến các phường, xã, thị trấn. Trên cơ sở tiếp thu, vận dụng các chủ trương kế hoạch của cấp trên, Sở LĐTB&XH thường xuyên và chủ động đề xuất những phương hướng, biện pháp thiết thực, phù hợp với điều kiện cụ thể từng địa phương để hoàn thành và vượt những chỉ tiêu cơ bản về: xóa đói giảm nghèo, giải quyết việc làm, các chương trình chính sách, tệ nạn xã hội… Những thành tựu đạt được trong thời gian qua ở Thành phố Hà Nội đã góp phần vào việc hồn thành nhiệm vụ chính trị chung của Thành phố.
Kinh nghiệm rút ra là phải xây dựng đội ngũ cán bộ cơ sở đủ về số lượng, nhiệt tình, trách nhiệm, ln có ý thức tự học tập, thành thạo nghiệp vụ không ngừng cập nhật thơng tin khoa học kỹ thuật, nâng cao trình độ trí tuệ, chun mơn đáp ứng ngày càng cao của sự phát triển. Bên cạnh đó cần có chế độ phụ cấp thỏa đáng cho đội ngũ cán bộ chuyên trách làm công tác CSXH ở cơ sở để bảo đảm cho chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước, nghị quyết, hướng dẫn của Thành phố về các CSXH đi vào cuộc sống ở từng làng, xã, tổ dân phố.
Kinh nghiệm bước đầu trong thực hiện CSXH ở Thành phố Hà Nội trên một số mặt cơ bản đã cho thấy, địa phương nào đề cao và thấy rõ vai trò lãnh đạo của đội ngũ cán bộ cấp cơ sở thì ở đó việc thực hiện CSXH đạt hiệu quả cao, kinh tế - xã hội phát triển; an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ổn định. Ngược lại không xây dựng và phát huy được vai trò của đội ngũ cán bộ cấp cơ sở thì ở đó việc phát triển kinh tế - xã hội, an ninh chính trị, trật tự an tồn xã hội khơng ổn định.
Dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng bộ Thành phố Hà Nội, việc thực hiện CSXH từ năm 2001 đến năm 2011 đã thu được những thành tựu quan trọng. Đảng bộ Thành phố Hà Nội đã nhận thức sâu sắc vai trò của CSXH trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội và vận dụng quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam vào việc đề ra chủ trương, chính sách phù hợp trong lãnh đạo thực hiện các CSXH trên Thành phố. Từ những chủ trương, chính sách đó Đảng bộ đã sớm cụ thể hóa thành các chương trình, kế hoạch hành động cụ thể thơng qua cơng tác tổ chức thực hiện nhờ đó có được những kết quả có ý nghĩa. Thành tựu đạt được trong thực hiện CSXH đã chứng minh tính đúng đắn, sáng tạo, mạnh dạn đổi mới tư duy, cách nghĩ, cách làm của Đảng bộ và nhân dân để đáp ứng yêu cầu thực tiễn phát triển của Thành phố. Tuy nhiên bên cạnh những thành tựu đã đạt được, trong lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức triển khai thực hiện CSXH vẫn còn những hạn chế. Để đáp ứng với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội trong thời kỳ mới, thực hiện CSXH có hiệu quả hơn nữa trong giai đoạn tiếp theo, đòi hỏi các cấp ủy Đảng, chính quyền, các cơ quan, đồn thể, doanh nghiệp trên địa bàn Thành phố và mọi người dân phải thống nhất trong nhận thức về vị trí, vai trị và nhiệm vụ CSXH trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố.
KẾT LUẬN
1. Chính sách xã hội là một bộ phận quan trọng trong đường lối chính sách của Đảng. Thực hiện CSXH nhằm mục đích phục vụ lợi ích của nhân dân, nhằm phát triển con người toàn diện, xây dựng một nước Việt Nam dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Thực tiễn phong phú và những thành tựu qua 25 năm đổi mới đất nước cho thấy, hệ thống chính sách xã hội mà Đảng và Nhà nước ta đang thực hiện đã phát huy những tác dụng tích cực, thể hiện tính ưu việt của chế độ XHCN, góp phần phát triển kinh tế xã hội. Xuất phát từ vai trị, vị trí của CSXH cũng như những u cầu khách quan của lịch sử Đảng bộ Thành phố Hà Nội đã tập trung và đẩy mạnh lãnh đạo thực hiện CSXH trong những năm 2001-2011.
2. Đảng bộ Thành phố Hà Nội đã nhận thức đầy đủ tầm quan trọng của CSXH trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội, vận dụng sáng tạo chủ trương Đại hội IX, Đại hội X của Đảng Cộng sản Việt Nam và Đại hội Đảng bộ Thành phố Hà Nội lần thứ XIII, XIV vào thực tiễn địa phương đề ra chủ trương, chính sách và chỉ đạo thực hiện có hiệu quả. Với sự chỉ đạo sát sao đã được các tổ chức, đoàn thể, cộng đồng hưởng ứng nhiệt liệt tạo thành một phong trào quần chúng rộng lớn có tính xã hội hóa cao trong việc thực hiện các CSXH như: giải quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo, ưu đãi người có cơng với cách mạng và phịng chống tệ nạn xã hội.
3. Quá trình lãnh đạo thực hiện CSXH của Đảng bộ Thành phố Hà Nội từ năm 2001 đến năm 2010 tuy còn những hạn chế nhưng đã đạt được những thành công nhất định. Từ những thành tựu đạt được trong lãnh đạo thực hiện CSXH của Đảng bộ Thành phố Hà Nội luận văn đúc rút ra một số kinh nghiệm: Một là, nhận thức đúng đắn vị trí, vai trị của CSXH trong tổng thể chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Hai là, phát huy các
nguồn lực trong quá trình thực hiện CSXH trên địa bàn. Ba là, thường xuyên quan tâm công tác tổ chức và xây dựng đội ngũ cán bộ trực tiếp thực hiện
CSXH có tâm huyết ở địa bàn nhằm đáp ứng tốt yêu cầu công tác xã hội. Bốn là, thực hiện các CSXH phải đồng bộ, phối hợp chặt chẽ với nhau và phải trên
cơ sở phát triển kinh tế - xã hội, điều kiện và đặc điểm của địa phương.
4. Việc thực hiện CSXH trong giai đoạn hiện nay là thực sự cấp bách, mối quan tâm thường xuyên của Đảng bộ Thành phố, UBND các cấp và toàn thể nhân dân Thành phố Hà Nội. Tuy nhiên, để có phương hướng, giải pháp thực hiện CSXH hiệu quả hơn nữa cần phải tiếp tục đổi mới tư duy về thực hiện CSXH cho phù hợp với nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN, phù hợp với đặc điểm phát triển của Thành phố.