chính sách xã hội ở thành phố từ năm 2001 đến năm 2005
1.2.1 Chủ trương của Đảng về chính sách xã hội từ năm 2001 đến năm 2005 năm 2005
Đổi mới tư duy về CSXH của Đảng trong 15 năm (1986 – 2001) là một quá trình thay đổi nhận thức và đổi mới tư duy trên nền tảng lý luận chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về phát triển xã hội, mà nội dung cốt lõi là hướng vào phát triển con người, lấy con người làm trung tâm, do con người và vì con người. Tại Đại hội VI(12-1986), lần đầu tiên trong văn kiện của Đảng đưa ra khái niệm “chính sách xã hội” và thể hiện sự đổi mới tư duy về giải quyết các vấn đề xã hội được đặt trong tổng thể đường lối phát triển của đất nước, cùng với việc quán triệt: cần có CSXH cơ bản, lâu dài đã thể hiện bước phát triển nhận thức của Đảng về vị trí, vai trị của giải quyết các vấn đề xã hội trong tiến trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam. Đại hội VII (6-1991) của Đảng tổng kết thực tiễn, bổ sung, phát triển quan điểm nhận thức về CSXH với 3 nội dung lớn: mục tiêu của CSXH thống nhất với mục tiêu phát triển kinh tế, đều nhằm phát huy sức mạnh của nhân tố con người và vì con người; kết hợp hài hòa giữa phát triển kinh tế với phát triển văn hóa – xã hội, giữa tăng trưởng kinh tế với thực hiện công bằng và tiến bộ xã hội; phát triển
kinh tế là cơ sở, phương tiện, là tiền đề để thực hiện các CSXH, ngược lại thực hiện tốt CSXH là động lực, là cơ sở thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững. Đại hội VIII(6-1996) của Đảng tiếp tục bổ sung, hoàn chỉnh thêm một bước các quan điểm trong hoạch định CSXH: tăng trưởng kinh tế phải gắn liền với tiến bộ và công bằng xã hội trong từng bước và trong suốt quá trình phát triển, công bằng xã hội phải thể hiện ở cả khâu phân phối tư liệu sản xuất, khâu phân phối kết quả sản xuất, tạo điều kiện để mọi người có cơ hội phát triển và sử dụng tốt năng lực của mình; khuyến khích làm giàu hợp pháp đi đơi với tích cực xóa đói giảm nghèo; phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc: uống nước nhớ nguồn, đền ơn đáp nghĩa, nhân hậu thủy chung; các vấn đề xã hội đều giải quyết theo tinh thần xã hội hóa, trong đó Nhà nước đóng vai trị nịng cốt, động viên tồn dân, các doanh nghiệp, các tổ chức trong xã hội cùng tham gia giải quyết.
Trên cơ sở quan điểm nhận thức về CSXH từ các kỳ đại hội trước, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX (4-2001) của Đảng đã kế thừa, nhận thức sâu sắc và coi trọng CSXH trong việc phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. Đại hội xác định mục tiêu phương hướng CSXH là: “Thực hiện các CSXH hướng vào phát triển và lành mạnh hóa xã hội, thực hiện cơng bằng trong phân phối, tạo động lực mạnh mẽ phát triển sản xuất, tăng năng suất lao động xã hội, thực hiện bình đẳng trong các quan hệ xã hội, khuyến khích nhân dân làm giàu hợp pháp” [12, tr.104].
Mục tiêu CSXH đặt ra là vì sự phát triển tồn diện của mỗi con người, tạo động lực mạnh mẽ để phát triển kinh tế - xã hội, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội. Mục tiêu thực hiện CSXH hướng tới nhịp độ phát triển và hiệu quả kinh tế, phát triển lành mạnh và hài hòa các quan hệ xã hội. Thực hiện tốt CSXH khơng những có tác dụng điều tiết các hoạt động kinh tế, khơi dậy và phát huy được mọi tiềm năng của nhân dân lao động mà còn tác động to lớn tới việc hồn thiện các quan hệ chính trị xã hội lành mạnh, bảo đảm sự ổn định về
chính trị, củng cố niềm tin của toàn dân đối với chế độ. Trong mục tiêu, phương hướng của CSXH, vấn đề công bằng xã hội được Đảng coi trọng đúng mức, công bằng theo quan điểm của Đảng không phải chỉ đơn thuần về quyền lợi vật chất mà cốt lõi, xuyên suốt là vì tự do, hạnh phúc của con người, của mọi người, giữa lợi ích chung và lợi ích riêng, cống hiến và hưởng thụ, giữa nghĩa vụ và ưu tiên, tạo điều kiện cho mọi người đều có cơ hội phát triển.
Phương hướng trong giải quyết các CSXH được Đảng xác định: “Nhà nước vừa là người điều tiết, vừa là nhà đầu tư” [12, tr.192]. Bằng hệ thống chính sách, nguồn lực của Nhà nước và toàn xã hội, Nhà nước điều chỉnh từng mặt CSXH về phạm vi, quy mô, đối tượng trong thực hiện CSXH, đồng thời đầu tư cho thực hiện CSXH để phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế, văn hóa trong từng thời kỳ cụ thể. Trên cơ sở chủ trương và nguồn lực của Nhà nước, Đảng chủ trương xã hội hóa việc giải quyết các vấn đề xã hội, động viên mỗi người dân, các doanh nghiệp, các tổ chức trong xã hội, các cá nhân và tổ chức nước ngoài cùng giải quyết các vấn đề xã hội.
Trong hệ thống CSXH, Đảng xác định giải quyết việc làm là một CSXH cơ bản. Đại hội IX xác định mục tiêu giải quyết việc làm là: “Trong 5 năm tới, tập trung tạo việc làm và bình ổn việc làm cho khoảng 7,5 triệu người, bình quân trên 1,5 triệu người/năm”[12, tr.298]. Giải quyết CSXH phải gắn liền với quá trình xây dựng thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN, chú trọng phát triển thị trường lao động với “nhiều giải pháp tạo ra nhiều việc làm mới” [12, tr.105]. Bằng nhiều giải pháp, tạo ra nhiều việc làm mới, tăng quỹ thời gian lao động được sử dụng, nhất là trong nông nghiệp và nông thôn. Các thành phần kinh tế mở mang các ngành nghề, các cơ sở sản xuất, dịch vụ có khả năng sử dụng nhiều lao động.
Thông qua những biện pháp cụ thể để thực hiện chương trình xóa đói, giảm nghèo sát với tình hình từng địa phương, sớm đạt mục tiêu khơng cịn hộ đói, giảm mạnh hộ nghèo, “phấn đấu đến năm 2005 về cơ bản khơng cịn
hộ đói và chỉ cịn khoảng 10% số hộ thuộc diện nghèo” [12, tr.29]. Tiếp tục tăng tổng nguồn vốn xóa đói, giảm nghèo, mở rộng các hình thức tín dụng trợ giúp người nghèo sản xuất, kinh doanh. Có chính sách trợ giá nông sản, phát triển việc làm và nghề phụ nhằm tăng thu nhập của các hộ nông dân.
Thực hiện chính sách ưu đãi xã hội và vận động toàn dân tham gia các hoạt động đền ơn đáp nghĩa, uống nước nhớ nguồn đối với các lão thành cách mạng, những người có cơng với đất nước, Bà mẹ Việt Nam anh hùng, thương binh và cha mẹ, vợ con liệt sỹ, người được hưởng CSXH với mục tiêu: “bảo đảm tất cả gia đình chính sách đều có cuộc sống bằng hoặc khá giả hơn mức sống trung bình so với người dân địa phương” [12, tr.301].
Tăng cường lãnh đạo và quản lý phong trào tồn dân đấu tranh phịng chống tội phạm, giữ gìn trật tự và kỷ cương xã hội; ngăn chặn và bài trừ các tệ nạn xã hội, nhất là nạn mại dâm, ma túy; từng bước ngăn chặn và giảm tốc độ phát triển bệnh dịch AIDS; tập trung sức cho việc phòng trừ và giải quyết trọng điểm tệ nạn xã hội”; xây dựng lối sống văn minh, lành mạnh.
Các CSXH được tiến hành theo tinh thần xã hội hóa, đề cao trách nhiệm của chính quyền các cấp, huy động các nguồn lực trong nhân dân và sự tham gia của các đoàn thể nhân dân, các tổ chức xã hội.
Báo cáo Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2001 – 2010 tại Đại hội IX, đề ra định hướng cụ thể cho một số lĩnh vực xã hội trọng tâm như: Về việc làm: Để giải quyết vấn đề việc làm cho người lao động, phải tạo môi trường và điều kiện thuận lợi cho tất cả các thành phần kinh tế đầu tư phát triển rộng rãi các cơ sở sản xuất, kinh doanh, tạo nhiều việc làm và phát triển thị trường lao động. Chú trọng bảo đảm an toàn, lao động. Xây dựng và thực hiện đồng bộ, chặt chẽ cơ cấu, chính sách về đào tạo nguồn lao động, đưa lao động ra nước ngồi, bảo vệ quyền lợi và tăng uy tín của người lao động Việt Nam ở nước ngồi.
Về xóa đói, giảm nghèo: Bằng nguồn lực của Nhà nước và của toàn xã hội, tăng đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, cho vay vốn, trợ giúp đào tạo nghề, cung cấp thông tin, chuyển giao công nghệ, giúp đỡ tiêu thụ sản phẩm… đối với những vùng nghèo, xã nghèo và nhóm dân cư nghèo. Chủ động di dời một bộ phận nhân dân khơng có đất canh tác và điều kiện sản xuất đến lập nghiệp ở những vùng còn tiềm năng. Nhà nước tạo mơi trường thuận lợi, khuyến khích mọi người dân vươn lên làm giàu chính đáng và giúp đỡ người nghèo. Thực hiện trợ cấp xã hội đối với những người có hồn cảnh đặc biệt khơng thể tự lao động, khơng có người bảo trợ, nuôi dưỡng. Phấn đấu đến năm 2010 về cơ bản khơng cịn hộ nghèo. Thường xuyên củng cố thành quả xóa đói, giảm nghèo.
Về ưu đãi xã hội: Kết hợp sự trợ giúp của Nhà nước với việc phát triển các quỹ từ thiện, quỹ xã hội, quỹ đền ơn đáp nghĩa, nhằm giúp đỡ có hiệu quả người được hưởng CSXH, nạn nhân chiến tranh…
Về phòng, chống tệ nạn xã hội: Thực hiện cơ chế, giải pháp đồng bộ về tuyên truyền, giáo dục, chữa trị, đào tạo nghề, tạo việc làm. Xử lý nghiêm theo pháp luật những hành động gây tệ nạn xã hội. Đề cao trách nhiệm của các cấp ủy Đảng, chính quyền, mặt trận, đồn thể đối với tình trạng tệ nạn xã hội trên từng địa bàn. Phát huy vai trò của từng người dân, từng cộng đồng tham gia đấu tranh, ngăn chặn và đẩy lùi tệ nạn xã hội.
Như vậy, Đại hội lần thứ IX của Đảng đã cụ thể hóa và bổ sung các quan điểm của Đại hội VIII về CSXH, với những nội dung như: Giải quyết CSXH phải gắn liền với quá trình xây dựng thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; trong giải quyết các CSXH, Nhà nước vừa là người điều tiết vừa là nhà đầu tư; coi trọng công bằng trong hưởng thụ các dịch vụ xã hội, đặc biệt là công bằng trong hưởng thụ dịch vụ giáo dục và chăm sóc y tế, với việc tạo cơ hội cho những đối tượng, những vùng cịn khó khăn có cơ hội được chăm sóc tốt hơn; xã hội hóa việc giải quyết các vấn đề xã hội, động viên toàn xã hội, tham gia giải quyết các vấn đề xã hội.
Thực tế cho thấy, đến Đại hội lần thứ IX, những vấn đề xã hội đã được Đảng nhận thức và giải quyết toàn diện trong tổng thể các chính sách phát triển, mà ở đó con người thực sự là trung tâm, là động lực và mục tiêu của phát triển xã hội bền vững. Quan điểm, chủ trương và CSXH của Đảng tại Đại hội lần thứ IX, là cơ sở tiên quyết để Đảng bộ Thành phố Hà Nội quán triệt, vận dụng, đề ra chủ trương, giải pháp giải quyết các vấn đề xã hội phù hợp với yêu cầu thực tiễn của địa phương.