Yêu cầu mới đặt ra đối với đẩy mạnh thực hiện chính sách xã hội ở Thành phố Hà Nộ

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đảng bộ thành phố Hà Nội lãnh đạo thực hiện chính sách xã hội từ năm 2001 đến năm 2011 (Trang 60 - 69)

TỪ NĂM 2006 ĐẾN NĂM

2.1 Yêu cầu mới đặt ra đối với đẩy mạnh thực hiện chính sách xã hội ở Thành phố Hà Nộ

hội ở Thành phố Hà Nội

Từ năm 2006 đến năm 2011, nước ta bước vào thời kỳ phát triển mới trong bối cảnh thế giới đang thay đổi rất nhanh, phức tạp và khó lường. Tồn cầu hóa kinh tế tạo ra cơ hội phát triển nhưng cũng chứa đựng nhiều yếu tố bất bình đẳng, khó khăn. Khủng hoảng kinh tế, tài chính tồn cầu trở thành thách thức lớn cho các quốc gia, nhất là những nước đang phát triển. Thành tựu của 20 năm đổi mới (1986-2006) làm cho thế và lực Việt Nam lớn mạnh lên nhiều so với trước. Việc mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế, chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế, giữ vững mơi trường hịa bình tạo thêm nhiều thuận lợi cho nhân dân ta đổi mới, phát triển kinh tế - xã hội với tốc độ nhanh hơn.

Công cuộc đổi mới đã tạo cho Thủ đô thế và lực mới, bộ mặt mới. Sau 5 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội Đại biểu lần thứ XIII của Đảng bộ Thành phố (12-2000), Thủ đơ ln đảm bảo ổn định chính trị; tạo được bước phát triển khá toàn diện về kinh tế; bước đầu gắn phát triển về kinh tế, giáo dục – đào tạo, khoa học – công nghệ, văn hóa với giải quyết những vấn đề bức xúc về xã hội và xây dựng, quản lý đô thị; đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân ngày càng được cải thiện; tiếp tục khẳng định rõ hơn vai trị, vị thế và uy tín của Thủ đơ ở trong nước và thế giới.

Những năm 2006 – 2011, Hà Nội tiếp tục thực hiện Nghị quyết 15- NQ/TƯ ngày 15-12-2000 của Bộ Chính trị khóa VIII về nhiệm vụ, phương hướng phát triển Thủ đô thời kỳ 2001 – 2010 trong bối cảnh vừa có nhiều thuận lợi, thời cơ, vừa có nhiều khó khăn thách thức.

Sơ kết 5 năm Hà Nội thực hiện Nghị quyết 15 (2001 – 2005), Bộ Chính trị đánh giá: “Đảng bộ và chính quyền Thủ đơ đã đạt được nhiều thành tựu to lớn, toàn diện, đúng định hướng, tạo chuyển biến cơ bản trong đời sống xã hội, góp phần rất quan trọng vào thành tựu chung của cả nước”. Bình quân trong 5 năm 2001 – 2005 GDP của Hà Nội tăng 11,1%/năm, bằng 1,5-1,6 lần tốc độ tăng GDP bình quân của cả nước; năm 2005, vốn đầu tư phát triển trên địa bàn đạt 32.120 tỷ đồng, tăng 2,1 lần so với năm 2000. Kết cấu hạ tầng đô thị được đầu tư đồng bộ và từng bước hiện đại hóa, diện tích nhà ở bình qn đầu người cuối năm 2005 là 7,5m2, tỷ lệ thất nghiệp đô thị giảm xuống 6,2% [21, tr.8].

Trên thực tế, sự phát triển của Hà Nội không chỉ với vị thế một thành phố lớn, mà với vị thế của Thủ đô, một “cực phát triển” của vùng và của cả nước. Bên cạnh đó, Đảng bộ và nhân dân Thủ đơ cũng vơ cùng tự hào vì được Đảng, Nhà nước tặng “Huân chương sao vàng” lần thứ hai, tổ chức thành công lễ kỷ niệm 50 năm giải phóng Thủ đơ, 995 năm Thăng long – Hà Nội. Những thành quả đó đã tạo tiền đề vật chất và động lực tinh thần để Đảng bộ và nhân dân Thủ đô vững tin bước vào giai đoạn phát triển mới.

Từ năm 2006 đến năm 2011 là một giai đoạn lịch sử đặc biệt đối với Hà Nội, trong đó tâm điểm chính là năm 2008 đặt ra nhiều thử thách đối với Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Thủ đơ. Đó là một năm thiên tai lớn chưa từng có, tập trung vào hai đợt, đầu năm là rét đậm, rét hại kéo dài, cuối năm là trận mưa lịch sử gây ngập úng trên diện rộng với quy mô, mức độ chưa từng có. Thêm một thử thách vơ cùng to lớn nữa là Hà Nội phải tổ chức một khối lượng cơng việc rất khó khăn nhưng vơ cùng quan trọng là thực hiện Nghị quyết 15 của Quốc hội về việc mở rộng địa giới hành chính Thủ đơ (1-8-2008).

Sau khi điều chỉnh địa giới hành chính, thành phố Hà Nội rộng 3344,7 km2 và dân số trên 6,2 triệu người. Hà Nội nằm ở hai bên bờ sông Hồng, nhưng tập trung chủ yếu bên hữu ngạn. Đó là vị trí, địa thế thuận lợi cho một

trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật và đầu mối giao thông quan trọng của cả nước.

Trong lịch sử phát triển Kinh đô – Thủ đô Thăng Long – Đơng Đơ – Hà Nội, đã có nhiều lần thay đổi, điều chỉnh địa giới hành chính, nhưng đây là lần đầu tiên điều chỉnh mở rộng với quy mô lớn nhất từ trước tới nay. Với diện tích hiện nay, Hà Nội rộng gấp 3,6 lần diện tích của mình trước ngày 1- 8-2008, chiếm 1% diện tích tự nhiên của cả nước, đứng thứ 42 về diện tích trong 63 tỉnh, thành phố cả nước. Hà Nội là một trong 17 thành phố và Thủ đơ có diện tích lớn nhất thế giới (trên 3.000km2), tương đương với thủ đô Paris (Pháp), London (Anh), Tokyo (Nhật Bản), Bắc Kinh (Trung Quốc) [43, tr.7]. Địa giới hành chính được mở rộng đã tạo ra triển vọng lớn để Hà Nội phát triển nhanh và bền vững, tạo ra những thuận lợi cơ bản, thu hút, tập trung các nguồn lực đầu tư phát triển kinh tế, xã hội, xây dựng Thủ đô xã hội chủ nghĩa ngày càng giàu đẹp, văn minh, hiện đại.

Bên cạnh những thuận lợi khi thành phố được mở rộng, Hà Nội cịn phải đối mặt với vơ vàn khó khăn. Sau gần 1 năm sáp nhập, tốc độ tăng GDP của Hà Nội đã chậm lại. Theo Báo cáo tại Hội nghị Thành ủy Hà Nội ngày 06-7-2009, tốc độ tăng trưởng GDP 6 tháng đầu năm 2009 đạt 4,12% chỉ bằng 1/3 của 6 tháng đầu năm 2008 khi Hà Nội chưa mở rộng (11,4%). Đây cũng là tốc độ tăng GDP thấp nhất so với những năm trước đó (năm 2008 tăng 10,9%, năm 2007 tăng 11,2%, năm 2006 tăng 11,2%, năm 2005 tăng 10,8%). Tuy nhiên với sự chuyển dịch đúng hướng, dù cả năm 2009 tốc độ tăng GDP chỉ tăng 6,7% nhưng vẫn cao hơn mức tăng trưởng chung của cả nước là 5,2% và Hà Nội đã góp phần cùng cả nước ngăn chặn được đà suy thối kinh tế. Năm 2010, GDP tồn thành phố tăng 11% so với năm 2009, cao hơn chỉ tiêu HĐND đề ra là 10,5%, thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn trong năm 2010 đạt 100 nghìn tỷ đồng, tăng 17% so với dự tốn Chính phủ giao và tăng 34% so với thực hiện trong năm 2009 [87, tr.4].

Bối cảnh mới đặt ra cho Hà Nội khối lượng cơng việc to lớn và khó khăn địi hỏi phải giải quyết như: Cơ cấu nông nghiệp cao hơn, mặt bằng dân trí thấp hơn, tỷ lệ hộ nghèo tăng cao hơn, cơ sở hạ tầng nhiều địa bàn mới sáp nhập nghèo nàn (thậm chí có nơi cịn chưa có điện lưới)… Hà Nội phải hợp nhất bộ máy, tổ chức, cán bộ; yêu cầu đồng thời làm tốt chức năng quản lý đô thị, vừa xây dựng, phát triển khu vực nông thôn rộng lớn; vấn đề quản lý và phát triển tồn diện các lĩnh vực văn hóa, giáo dục, y tế, khoa học công nghệ cũng như đảm bảo sự vững vàng trong mọi tình huống trên lĩnh vực quốc phịng, an ninh. Thủ đơ tiếp tục đối mặt với nhiều vấn đề xã hội bức xúc cần giải quyết.

Về lao động và việc làm: Sau khi mở rộng, Thủ đơ Hà Nội có dân số

trên 6,4 triệu người, số người trong độ tuổi lao động: 4,3 triệu, gần 3,5 triệu người tham gia hoạt động kinh tế, nhiều khu công nghiệp, cụm công nghiệp, điểm công nghiệp phát triển, thu hút các ngành nghề sản xuất ở khu vực doanh nghiệp, làng nghề thủ công truyền thống, trang trại … đã tạo ra cầu lao động phong phú, việc làm đa dạng, linh hoạt đáp ứng nhu cầu tạo việc làm của người lao động. Hà Nội là nơi tập trung nhiều trường Đại học, Cao đẳng, các Viện, Trung tâm nghiên cứu lớn của cả nước, bên cạnh đó chủ trương xã hội hóa mạnh mẽ trong lĩnh vực giáo dục đào tạo đã huy động, khai thác tiềm năng to lớn của xã hội đầu tư cho lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp.

Do sức hút về sự phát triển kinh tế và vị thế Thủ đô nên các luồng di chuyển lao động tự do vào thành phố ngày càng tăng. Năm 2004, số lao động ngoại tỉnh trên địa bàn Hà Nội chiếm 7% dân số với 106,408 nghìn người diện KT3; 106,196 nghìn người là lao động thời vụ, học sinh, sinh viên các tỉnh về Hà Nội tạm trú để học tập [86, tr.4]. Dân cư và lao động nhập cư tự do đến Hà Nội đa số là lao động phổ thơng, khơng có tay nghề nên thường làm các công việc giản đơn hoặc nặng nhọc trong các ngành dịch vụ, xây dựng, phục vụ trong các gia đình. Ngồi ra, hàng năm có từ 4 - 5 nghìn người nước ngồi, người Việt Nam định cư ở nước ngoài đến Hà Nội tạm trú để làm việc.

Dịng lao động nước ngồi vào Hà Nội chủ yếu là lao động có chun mơn kỹ thuật, nghiệp vụ, có trình độ quản lý cao và đặc thù mà lao động Việt Nam chưa đáp ứng được. Dòng di chuyển lao động trên đã làm cho thị trường lao động Hà Nội đa dạng hơn. Bên cạnh những tác động tích cực, nó cũng gây ảnh hưởng làm tăng sức ép về dân số và việc làm, căng thẳng thêm tình trạng thất nghiệp, gây quá tải về nhà ở, khả năng phục vụ của hạ tầng kỹ thuật và môi trường đô thị, xã hội…

Việc chuyển dịch cơ cấu lao động dịch vụ - công nghiệp - nông nghiệp theo sự chuyển dịch của cơ cấu kinh tế với số lượng lớn song tốc độ chuyển dịch còn chậm. Cơ cấu lao động một số ngành còn bất hợp lý, năng suất lao động trong một số ngành cịn thấp (như nơng nghiệp, làng nghề …). Lao động nông nghiệp tuy chiếm tỷ trọng lớn nhưng sự chuyển dịch trong nội bộ ngành nơng nghiệp sang ngành khác cịn chậm.

Suy giảm kinh tế thế giới năm 2008 và đầu năm 2009 đã ảnh hưởng đến tình hình sản xuất kinh doanh. Nhiều doanh nghiệp áp dụng các biện pháp linh hoạt để hạn chế cắt giảm lao động như bố trí nghỉ luân phiên, làm việc không trọn tuần, trọn tháng nhằm giữ lại lao động có chun mơn tay nghề cao. Năm 2008 và 6 tháng đầu năm 2009, số lao động mất việc, thiếu việc làm tại các doanh nghiệp, làng nghề, lao động đi xuất khẩu phải về nước trước thời hạn lên đến gần 30.000 lao động, số lao động mất việc do chuyển đổi mục đích sử dụng đất nơng nghiệp khoảng 40.000 người [86, tr.3].

Đến 12-2009, toàn Thành phố có 93.503 doanh nghiệp, trong đó có 627 doanh nghiệp nhà nước, 1585 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi, trên 91.000 doanh nghiệp hoạt động theo luật doanh nghiệp [86, tr.3]. Số lượng doanh nghiệp lớn, nhất là các doanh nghiệp nhà nước đang được sắp xếp lại theo luật doanh nghiệp nhiều lao động làm cho công tác quản lý lao động, giải quyết việc làm ở Hà Nội đã và đang đặt ra nhiều vấn đề mới.

Các yếu tố của thị trường lao động đang được tạo lập, một số cơ chế điều tiết sự phát triển của thị trường, giải quyết quan hệ cung - cầu lao động chưa hình thành đồng bộ, thiếu bền vững, tình trạng tự phát trong di chuyển lao động từ nơng thơn ra đơ thị tìm việc làm, dịch chuyển lao động từ doanh nghiệp này sang doanh nghiệp khác, lao động có chuyên môn giỏi của khu vực nhà nước chuyển sang làm ở khu vực có vốn đầu tư nước ngồi, khu vực tư nhân gia tăng … đặt ra nhiều vấn đề mới trong quản lý, sử dụng lao động, đặc biệt là vai trò quản lý nhà nước, vai trò hướng dẫn, định hướng, giám sát, kiểm tra của các ngành chức năng, sự vào cuộc đồng bộ của các ngành, các cấp, các doanh nghiệp trong công tác giải quyết việc làm trước yêu cầu tăng trưởng kinh tế và đảm bảo an sinh xã hội của Thủ đơ.

Về xóa đói giảm nghèo: Sau khi mở rộng địa giới hành chính năm 2008, số hộ nghèo ở khu vực nông thôn của Hà Nội tăng đột biến, chiếm trên 90% tổng số hộ nghèo tồn Thành phố. Do tiêu chí về hộ nghèo khác nhau, nên việc xác định Hà Tây và Hà Nội cịn bao nhiêu hộ nghèo phải có điều tra chuẩn xác, rất phức tạp. Cùng với đó, một số cơ chế, chính sách hỗ trợ hộ nghèo ở các vùng không đồng bộ. Một số hộ ở nơng thơn cịn tâm lý ỷ lại, khơng muốn thốt nghèo vì lo mất những khoản hỗ trợ từ Thành phố.

Hà Nội trước 01-8-2008 có 5 huyện ngoại thành là Sóc Sơn, Đơng Anh, Gia Lâm, Từ Liêm, Thanh Trì, gồm 98 xã, thị trấn. Kể từ ngày 01-8-2008, Hà Nội có tổng số 18 huyện ngoại thành, chủ yếu là cư dân nơng thơn. Q trình đơ thị hóa tại các huyện ngoại thành diễn ra mạnh mẽ với sự hình thành các dự án khu dân cư, các trường học và các khu công nghiệp. Việc chuyển đổi đất nơng nghiệp sang mục đích sử dụng khác là nhân tố ảnh hưởng lớn đến điều kiện sống và lao động của những người dân bị thu hồi đất. Những nông dân khơng cịn đất để sản xuất phải chuyển đổi nghề nghiệp, chuyển sang làm các nghề phi nông nghiệp như buôn bán nhỏ, kinh doanh dịch vụ, nếp sống đơ thị dần hình thành. Nhiều hộ nông dân sau khi bị thu hồi đất sản xuất, nhận được

tiền đền bù giải phóng mặt bằng và hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp đã cố gắng vươn lên làm giàu. Bên cạnh đó có những hộ khơng thích ứng được với điều kiện chuyển đổi nghề nghiệp, sau khi tiêu hết tiền đền bù đã trở thành nông dân khơng cịn đất để sản xuất, trở thành nghèo khó. Đơ thị hóa đã tác động tiêu cực tới một bộ phận dân cư, song nhìn chung sẽ mở rộng mơi trường hoạt động và sinh sống cho đại bộ phận dân cư, buộc họ và thúc đẩy họ phải vươn lên để thay đổi cuộc sống của mình. Tình hình nghèo tại các huyện ngoại thành Hà Nội tính đến đầu năm 2009 được thể hiện qua Phụ lục số 5.

Tháng 01-2009, tồn Thành phố có 117.825 hộ nghèo với 406.232 nhân khẩu, chiếm 8,43 tổng số hộ của tồn Thành phố. Trong đó hơn 50% số hộ có thu nhập bình qn đầu người/tháng thấp nhất trong tổng số hộ nghèo, 1.500 hộ thuộc diện chính sách người có cơng, 3.500 hộ có nhà ở dột nát, hư hỏng mà khơng có khả năng tự xây dựng, sửa chữa. Có 12/29 quận, huyện có tỷ lệ hộ nghèo cao trên 10%, trong đó cao nhất là Mỹ Đức 22,65%, Ba Vì 19,64%, Sóc Sơn 17,7%, Ứng Hịa 16,6%, Chương Mỹ 16,3%. Có 43/577 xã, phường có tỷ lệ hộ nghèo từ 25% trở lên, tập trung ở 9 huyện Ba Vì, Mỹ Đức, Sóc Sơn, Chương Mỹ, Thạch Thất, Ứng Hòa, Phú Xuyên, Quốc Oai, Thanh Oai. Đặc biệt có xã An Phú (huyện Mỹ Đức) và 5 thơn (thuộc huyện Ba Vì, Thạch Thất, Quốc Oai) là những đơn vị khó khăn thuộc Chương trình 135 [84, tr.2].

Về tệ nạn xã hội: Thủ đơ Hà Nội là thành phố có tốc độ đơ thị hóa nhanh,

thu hút nhiều thành phần dân cư từ các tỉnh, thành phố trên cả nước đến làm ăn sinh sống. Sau khi mở rộng địa giới hành chính, số lượng các địa bàn phức tạp về tệ nạn xã hội và số người vi phạm tệ nạn xã hội trên địa bàn tăng lên.

Từ năm 1998 đến 2006, Hà Nội nổi lên 3 địa bàn trọng điểm về hoạt động tội phạm ma túy, nhức nhối nhất là "chợ" ma túy Thanh Nhàn (quận Hai Bà Trưng); Phúc Tân (Hoàn Kiếm); Khâm Thiên – Trung Phụng (Đống Đa). Sau khi mở rộng địa giới, cơng tác phịng chống tệ nạn ma túy trở nên khó khăn, phức tạp, ngày càng khó lường do phương thức hoạt động, thủ

đoạn của tội phạm ngày càng tinh vi và liều lĩnh hơn trên địa bàn rộng lớn hơn trước rất nhiều.

Tính đến 2009, trên địa bàn thành phố có 30.688 cơ sở kinh doanh dịch vụ có điều kiện về an ninh trật tự theo quy định tại Nghị định 72/2009/NĐ-CP

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đảng bộ thành phố Hà Nội lãnh đạo thực hiện chính sách xã hội từ năm 2001 đến năm 2011 (Trang 60 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(145 trang)