Chỉ tiêu Năm So sánh (%)
2012 2013 2014 13/12 14/13 BQ
Số nước xuất khẩu 7 9 16 128,57 177,78 153,175 Số tỉnh trong nước 43 52 64 120,93 123,07 122 Số lượng các cửa hàng 412 531 615 128,89 115,82 122,355
Nguồn: Uỷ ban nhân dân huyện Bình Giang (2015)
* Sự phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm của làng nghề
Qua bảng 4.7, trong giai đoạn 2012-2014 thị trường tiêu thụ sản phẩm của các hộ được điều tra liên tục phát triển và mở rộng. Nếu như, năm 2012 sản phẩm được xuất khẩu cho 2 nước trên thế giới thì đến năm 2014 số thị trường xuất khẩu tăng lên là 9 nước, tăng bình quân giai đoạn là 112,50%. Đây là tín hiệu đáng mừng cho thị trường xuất khẩu trong tương lai. Mặt khác, thị trường trong nước cũng phát triển mạnh mẽ, số tỉnh tiêu thụ năm 2012 là 36 tỉnh thì đến năm 2014 là 64 tỉnh, tăng bình quân giai đoạn là 33.36%. Bên cạnh đó, cùng với sự tăng trưởng của thị trường tiêu thụ đã kéo theo sự phát triển mạnh mẽ của số lượng các cửa hàng, tăng từ 187 cửa hàng năm 2012 lên 329 cửa hàng năm 2014, tăng bình quân giai đoạn là 34,09%. Sự tăng trưởng nêu trên cho thấy sản phẩm của các hộ được điều tra đã được thị trường đón nhận và tạo được niềm tin của khách hàng.
Bảng 4.7. Sự phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm giai đoạn 2012- 2014 của các đơn vị được điều tra
Chỉ tiêu Năm So sánh (%)
2012 2013 2014 13/12 14/13 BQ
Số nước xuất khẩu 2 4 9 200,00 225,00 212,50 Số tỉnh trong nước 36 47 64 130,55 136,17 133,36 Số lượng các cửa hàng 187 214 329 114,44 153,74 134,09 Nguồn: Tổng hợp từ các mẫu phiếu điều tra năm 2015
4.1.3.2. Sự phát triển theo chiều sâu
a. Sự thay đổi cơ cấu các loại hình sản xuất
* Sự thay đổi về cơ cấu các loại hình sản xuất của làng nghề
Qua bảng 4.8 cho thấy có sự thay đổi cơ cấu các loại hình sản xuất của làng nghề vàng bạc truyền thống huyện Bình Giang. Cơ cấu loại hình sản xuất hộ gia đình vẫn chiến vị trí chủ đạo trong tổng số cơ cấu loại hình sản xuất. Loại hình sản xuất Doanh nghiệp có sự thay đổi đáng kể, năm 2012 là 2,82% đến năm 2014 là 5,37% trong tổng số cơ cấu các loại hình sản xuất. Bên cạnh đó, cơ cấu loại hình Hợp tác xã cũng thay đổi tuy nhiên tỷ lệ thay đổi không cao 2012 là 0,47% tăng lên năm 2014 là 1,24% trong tổng cơ cấu các loại hình sản xuất. Ngược lại với xu hướng tăng của hai loại hình sản xuất kể trên, thì loại hình sản xuất hộ gia đình lại giảm từ 96,71% năm 2012 xuống còn 93,39% năm 2014 trong tổng cơ cấu các loại hình sản xuất. Nguyên nhân của sự tăng giảm nêu trên là do sự cạnh tranh trên thị trường, đòi hỏi cao hơn về số lượng, chủng loại, mẫu mã, giá cả… buộc người sản xuất phải có sự đầu tư về công nghệ và máy móc trang thiết bị… Trong khi, các hộ gia đình hạn chế về vốn để đầu tư thì hợp tác xã và doanh nghiệp lại mạnh hơn về vốn nên dẫn đến xu hướng mở rộng cơ cấu của loại hình hợp tác xã và doanh nghiệp. Và loại hình tổ chức sản xuất doanh nghiệp sẽ chiếm ưu thế trong tương lai do loại hình này thích ứng tốt khi cạnh tranh trên thị trường ngày càng gay gắt hơn.
Bảng 4.8. Sự thay đổi cơ cấu các loại hình sản xuất của làng nghề vàng bạc truyền thống huyện Bình Giang qua 3 năm 2012-2014
Đơn vị
Năm
2012 2013 2014
Cơ cấu % Cơ cấu % Cơ cấu %
1. Hộ gia đình 97,19 96,79 95,39 2. HTX 0,40 0,52 0,86 3. Doanh nghiệp 2,41 2,69 3,75
Tổng số 100 100 100
Nguồn: Uỷ ban nhân dân huyện Bình Giang năm (2015)
* Sự phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm của các đơn vị được điều tra
Qua bảng 4.9 cho thấy sự thay đổi cơ cấu loại hình sản xuất của các hộ sản xuất được điều tra giai đoạn 2012-2014. Cụ thể, ở loại hình sản xuất hộ gia đình có
sự sụt giảm năm 2012 là 97,19% thì năm 2014 giảm xuống là 95,39%. Ngược lại, loại hình sản xuất hợp tác xã có sự tăng trưởng năm sau cao hơn năm trước nhưng với xu hướng tăng chậm dần, 0,40% năm 2012 thì đến năm 2014 là 0,86%. Đối với loại hình sản xuất doanh nghiệp năm 2012 là 2,41% thì đến 2014 tăng lên là 3,75%. Tuy nhiên, chúng ta nhận thấy rằng loại hình sản xuất hộ gia đình vẫn giữ vị trí chủ đạo trong hoạt động sản xuất. Điều này cho thấy rằng, ở các hộ được điều tra hoạt động sản xuất nhỏ lẻ, manh mún vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng cơ cấu sản xuất. Nếu trong thời gian tới không có những giải pháp để thúc đẩy các loại hình sản xuất khác phát triển thì làng nghề nói chung và các hộ được điều tra nói riêng sẽ rất khó khăn để cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế.