3.1.1. Vị trí địa lý
Huyện Bình Giang nằm về phía tây nam của tỉnh Hải Dương ; phía đông- đông nam giáp huyện Gia Lộc, được ngăn cách bới sông Đĩnh Đào; phía tây- tây nam giáp huyện Ân Thi tỉnh Hưng Yên, ngăn cách bởi sông Cửu An; phía nam giáp huyện Thanh Miện; phía bắc- đông bắc giáp huyện Cẩm Giàng và huyện Mỹ Hào tỉnh Hưng Yên. Trung tâm huyện là thị trấn Kẻ Sặt, cách thành phố Hải Dương 18 km về phía tây (Niên giám thống kê tỉnh Hải Dương).
3.1.2. Tình hình phân bổ và sử dụng đất của huyện
Qua bảng 3.1, cho thấy tình hình sử dụng đất của huyện qua 3 năm không có sự thay đổi nhiều. Diện tích dất nông nghiệp chiếm 72,5% năm 2012, năm 2013 là 71,8%, năm 2014 là 71,2% có sự giảm dần qua 3 năm nhưng giảm không đáng kể. Trong diện tích đất nông nghiệp thì diện tích đất nông nghiệp sản xuất chiếm 85,6% năm 2012, qua 3 năm có sự tăng lên nhưng mức tăng không nhiều. Trong đất nông nghiệp sản xuất thì chủ yếu là đất trồng lúa và tăng từ 5.797 ha năm 2012, năm 2013 là 5.768 ha. Diện tích cây hàng năm không nhiều 702 ha năm 2012, năm 2013 là 691 ha, năm 2014 là 673 ha và chiếm hơn 10% diện tích đất nông nghiệp sản xuất.
Diện tích đất trồng cây lâu năm giảm, năm 2012 là 1.093 ha, năm 2013 là 1.060 ha và năm 2014 là 1.044 ha. Thông qua cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp thì đất trồng lúa vẫn là chủ yếu. Ngoài cây lúa thì xã chưa có thế mạnh nào khác trong sản xuất nông nghiệp.
Diện tích đất phi nông nghiệp ngày càng được mở rộng chứng tỏ tình hình khai thác và sử dụng đất ngày càng cao. Loại hình đất phi nông nghiệp cũng có sự tăng lên qua các năm. Đời sống nông dân ngày càng được nâng cao và kinh tế phát triển thì đất chuyên dùng ngày càng tăng qua 3 năm, năm 2012 là 1.783 ha, năm 2013 là 1.843 ha, năm 2014 là 1.915 ha. Nhiều công trình mọc lên nhằm phục vụ sản xuất cho người dân trong huyện .
Bảng 3.1. Tình hình phân bổ và sử dụng đất của huyện qua 3 năm 2012-2014 Chỉ tiêu 2012 2013 2014 So sánh(%) Diện tích (ha) Cơ cấu (%) Diện tích (ha) Cơ cấu (%) Diện
tích (ha) Cơ cấu (%) 13/12 14/13 Bình quân
Tổng diện tích đất tự nhiên 10.472 100 10.472 100 10.472 100 100 100 100 1. Đất nông nghiệp 7.592 72,5 7.519 71,8 7.456 71,2 99,0 99,2 99,1 1.1 Đất nông nghiệp SX 6.499 85,6 6.459 85,9 6.412 86,0 99,4 99,3 99,35
- Đất lúa 5.797 89,2 5.768 89,4 5.739 89,5 99,5 99,4 99,45
- Đất cây hàng năm khác 702 10,8 691 10,7 673 10,5 98,4 97,4 97,9 1.2 Đất cây lâu năm 1.093 14,4 1.060 14,1 1.044 14,0 97,0 98,5 97,75
2. Đất phi nông nghiệp 2.880 27,5 2.953 28,2 3.016 28,8 102,5 102,1 102,3 - Đất chuyên dùng 1.783 61,9 1.843 62,4 1.915 63,5 103,4 103,9 103,65
- Đất thổ cư 668 23,2 668 22,6 668 22,1 100,0 100,0 100,0
- Đất chưa sử dụng 429 14,9 442 15,0 433 14,4 103,0 98,0 100,5
Nguồn: Uỷ ban nhân dân huyện Bình Giang (2015)
3.1.3. Khí hậu, thủy văn
Bình Giang là huyện nằm gọn trong đồng bằng châu thổ sông Hồng, do phù sa của hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình bồi đắp. Khí hậu mang đặc điểm chung của vùng đồng bằng Bắc Bộ, có đủ 4 mùa khá rõ rệt: xuân, hạ, thu, đông. Nhiệt độ trung bình hàng năm 240C, các ngày nóng nhiệt độ có thể lên tới 380C, ngày lạnh nhiệt độ thấp đến 60C. Lượng mưa bình quân hàng năm 1.664mm. Độ ẩm bình quân dao động từ 70 - 80% (Niên giám thống kê tỉnh Hải Dương).
Thổ nhưỡng, thực vật
Đất của huyện chủ yếu là đất phù sa thuận lợi cho trồng lúa và rau màu. Đất có thành phần cơ giới thịt trung bình và nặng. Thảm thực vật tự nhiên của huyện rất nghèo nàn. Các loại cây chủ yếu là cây trồng như lúa, hoa màu, cây ăn quả phân bổ chủ yếu ở khu vực miền đồng và miền bãi, một phần ít rải rác trong khu dân cư. Những năm gần đây, cùng với việc đô thị hóa nông thôn, cây xanh cũng dần biến mất. Thiếu vắng vai trò điều hòa của thảm thực vật càng làm tăng thêm những ảnh hưởng của việc ô nhiễm môi trường.
3.1.4. Tình hình dân số và lao động
Việc xem xét và đánh giá tình hình dân số lao động là vô cùng quan trọng trong mọi quá trình sản xuất của tất cả các ngành nghề. Tình hình dân số và lao động của huyện Bình Giang trong 3 năm 2012-2014 được thể hiện qua bảng 3.2. Qua bảng ta thấy, qua 3 năm tổng nhân khẩu của huyện tăng bình quân 2,64%. Số nhân khẩu Nam năm 2012 là chiếm 50,12%, năm 2013 chiếm 50,21%, năm 2014 chiếm 50,24%. Như vậy, số khẩu nam của xã tăng qua từng năm nhưng không nhiều. Bên cạnh đó, số nhân khẩu nữ có xu hướng giảm từ 49,88% xuống 49,76% năm 2014.
Tổng số hộ của huyện trong 3 năm tăng lên, bình quân tăng 1,03%. Số hộ thuần nông chiếm tỷ lệ cao trong tổng số hộ của huyện chiếm bình quân 68,5% năm 2012 và có xu hướng giảm dần qua các năm. Hộ nông nghiệp- kiêm thì có xu hướng tăng trung binh 4,45%/năm. Điều này cho thấy các ngành nghề phụ đang có xu hướng tăng. Tuy nhiên, thời gian gần đây, địa phương đã bắt đầu gặp phải khó khăn về nhân lực, lao động trong các làng nghề. Thói quen chỉ làm nghề theo mùa vụ hoặc trong những lúc nông nhàn của người dân đã có từ xưa, tuy nhiên khi các làng nghề đang cố gắng để chuyên nghiệp hơn trong các khâu sản xuất, thì câu chuyện thiếu lao động đang ngày trở thành vấn đề tạo ra không ít khó khăn cho các doanh nghiệp.
Bảng 3.2. Tình hình dân số và lao động của huyện qua 3 năm 2012-2014 Chỉ tiêu ĐVT 2012 2013 2014 So sánh (%) Số lượng Cơ cấu (%) Số lượng Cơ cấu (%) Số lượng Cơ cấu (%) 13/12 14/13 BQ 1. Tổng số nhân khẩu Khẩu 105.535 100 107.909 100 111.178 100 102,25 103,03 102,64
- Nam Khẩu 52.894 50,12 54.181 50,21 55.856 50,24 102,43 103,09 102,76 - Nữ Khẩu 52.641 49,88 53.728 49,79 53.322 49,76 102,06 99,24 100,65
2. Tổng số hộ Hộ 3.768 100 3.812 100 3.846 100 101,17 100,89 101,03
- Hộ thuần nông Hộ 2.581 68,50 2.456 64,42 2.337 60,76 95,16 95,15 95,15 - Hộ nông nghiệp - kiêm Hộ 439 11,65 389 10,21 468 12,17 88,61 120,30 104,45 - Hộ làm vàng bạc Hộ 748 19,85 967 25,37 1041 27,07 129,28 107,65 1118,46
3. Tổng số lao động Người 7.484 100 7.756 100 8.106 100 104.20 105.18 104,69
- Lao động nông nghiệp- kiêm Người 3.532 47,2 3.592 46,31 3.636 44,85 101,70 101,22 1101,46 - Lao động phi nông nghiệp Người 1.307 17,46 1.182 15,24 1.211 14,95 90,44 102,45 96,44 - Lao động làm vàng bạc Người 2.645 35,34 2.982 38,45 3.259 40,20 112,74 109,29 111,01
Nguồn: Uỷ ban nhân dân huyện Bình Giang năm (2015)
Lao động chia làm 3 loại hình đó là lao động nông nghiệp, lao động phi nông nghiệp và lao động làm vàng bạc. Trong đó, lao động nông nghiệp có xu hướng giảm, năm 2012 là 47,2% xuống còn 44,85% vào năm 2014. Như vậy, cho ta thấy hoạt động sản xuất nông nghiệp vẫn là phổ biến. Do trong huyện có nhiều ngành nghề phụ có từ lâu đời nên mặc dù làm trong lĩnh vực nông nghiệp hộ thường nhận các mặt hàng làm thêm để có thể tăng thêm thu nhập. Ngược lại, lao động làm vàng bạc ngày càng tăng, chiếm từ 35,34% năm 2012 lên 40,2% năm 2014. Điều này cho thấy, những năm qua nghề làm vàng bạc trong huyện đang có xu hướng tăng lên về quy mô. Như vậy, sự chuyển dịch về cơ cấu hộ và cơ cấu lao động của huyện theo chiều hướng tích cực, xu hướng tách dần khỏi nông nghiệp.
Tuy nguồn lao động dồi dào, nhưng phần lớn là lao động phổ thông, tỷ lệ lao động qua đào tạo thấp. Số lao động trong huyện tăng mỗi năm, cộng với số lao động thiếu việc làm đã tạo áp lực trong giải quyết việc làm của địa phương và tăng thu nhập cho người lao động (Niên giám thống kê tỉnh Hải Dương).
3.1.5. Tình hình cơ sở vật chất kỹ thuật
Nhằm thúc đẩy công cuộc xây dựng huyện công nghiệp, tỉnh và huyện đã đầu tư xây dựng nhiều công trình trọng điểm như mở rộng tuyến đường trung tâm hành chính huyện và các tuyến đường giao thông đường huyện, xã, các trường học với quy mô tầng hóa, các thiết chế văn hóa như đài tưởng niệm, nhà văn hóa và các công trình phục vụ dân sinh. Tổng vốn đầu tư phát triển xã hội trên địa bàn huyện năm 2014 đạt 920,14 tỷ đồng, tăng 8,62% so với năm 2012.
* Hệ thống đường giao thông
Huyện có các tuyến đường huyện phục vụ nhu cầu đi lại cho người dân trong huyện và các địa phương khác. Đường làng, ngõ xóm được bê tông hóa, rải nhựa. Tuy nhiên, do các làng được hình thành lâu đời nên hệ thống đường ngõ còn rất nhỏ, lại vòng vèo và xuống cấp rất khó cho việc đi lại của người dân và vận chuyển hàng hóa, giao thông khó khăn làm tăng chi phí sản xuất.
Bình Giang có hệ thống giao thông rất thuận lợi. Tất cả các xã đều có đường ô tô đến tận trung tâm. Trên địa bàn có ba tuyến quốc lộ chạy qua là quốc lộ số 5 chạy qua xã Hưng Thịnh; quốc lộ 38A chạy qua các xã Hưng Thịnh, Tráng Liệt, Thúc Kháng và thị trấn Kẻ Sặt và quốc lộ 5B đang thi công chạy qua các xã Thúc Kháng, Thái Học và xã Cổ Bi; hai tuyến đường đường nhựa do tỉnh quản lý là đường 194 nối các xã trong huyện: Long Xuyên, Tân Việt, Hồng Khê,
Thái Học, Bình Minh, Thúc Kháng, Thái Dươn và đi Hưng Yên với tổng chiều dài 12 km; tuyến đường 20A từ thị trấn Kẻ Sặt, qua các xã Tráng Liệt, Tân Hồng, Bình Minh, Thái Học, Nhân Quyền và đi Thanh Miện.
* Hệ thống thủy lợi
Hệ thống cống rãnh thoát nước chưa được xây dựng một cách có quy hoạch và đồng bộ nên nước thải vẫn tràn trên mặt đường tạo ra những mùi khó chịu, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của người dân. Đặc biệt vào mùa mưa, có những ngõ ngập trong nước bẩn, rất lâu thoát nước.
* Công nghệ
Trong hoạt động sản xuất còn lạc hậu, máy móc kỹ thuật thô sơ, thủ công, đã ứng dụng máy móc thiết bị hiện đại nhưng với số lượng không đáng kể.
Các cơ sở sản xuất chưa có quy hoạch tổ chức sản xuất, tiêu thụ và quản lý. Các cơ sở sản xuất vừa là nơi sản xuất, kinh doanh và sinh hoạt của các gia đình. Vì vậy vừa không đảm bảo chất lượng cuộc sống và vừa không đảm bảo không gian làm việc.
* Hệ thống thông tin liên lạc
Hệ thống thông tin liên lạc của huyện tương đối phát triển, hầu hết các hộ gia đình đều có điện thoại cả di động và điện thoại cố định. Người dân đã lắp đặt khá nhiều dịch vụ truy cập internet.
* Y tế- văn hóa và giáo dục
Huyện hiện nay, có 1 bệnh viện đa khoa, 1 trung tâm y tế của huyện, và hệ thống trạm y tế tại các xã. Ngoài ra, trong địa bàn huyện có rất nhiều các phòng khác chuyên khoa do tư nhân mở và một hệ thống các của hiệu thuốc tân dược.
Trên địa bàn huyện, có hệ thống các trường Tiểu học, trung học và trung học hướng nghiệp..
Chợ nằm ở trung tâm các xã và trung tâm huyện là nơi trao đổi hàng hóa. Địa phương có khá nhiều các cửa hàng dân doanh phục vụ nhu cầu sinh hoạt và sản xuất của người dân.
3.1.6. Kết quả sản xuất kinh doanh của huyện qua 3 năm 2012-2014
Với những nguồn lực của địa phương, cùng với sự lãnh đạo của Đảng, chính quyền địa phương, trong những năm qua huyện đã đạt được những bước tiến đáng kể góp phần vào quá trình công nghiệp hóa- hiện đại hóa của đất nước.
Qua bảng 3.3 cho thấy, tổng giá trị sản xuất các ngành của huyện tăng đều qua các năm, bình quân mỗi năm tăng 2,6%. Trong đó, giá trị sản xuất ngành
nông nghiệp là ngành chiếm tỷ trọng cao nhất, năm 2012 giá trị sản xuất của ngành này là 46.758 triệu đồng chiếm 47,2 % tổng giá trị sản xuất của cả huyện, đến năm 2014 tăng lên là 57.268 triệu đồng chiếm 47,7 %, bình quân mỗi năm tăng 11,6%. Trong cơ cấu ngành nông nghiệp thì tỷ trọng ngành trồng trọt và chăn nuôi đều có xu hướng tăng dần nhưng tăng không đáng kể.
Ngành công nghiệp- tiểu thủ công nghiệp có xu hướng tăng, năm 2012 giá trị của ngành là 35.961 triệu đồng chiến 36,3 % tổng giá trị sản xuất đến năm 2014 giá trị của ngành là 44.182 triệu đồng chiếm 36,8 % tổng giá trị sản xuất.
Cùng với sự đi lên của kinh tế và đời sống của người dân kéo theo sự phát triển của ngành thương mại dịch vụ. Trong 3 năm ngành này phát triển khá mạnh, bình quân mỗi năm tăng 13,4%.
Bảng 3.3. Kết quả sản xuất kinh doanh của huyện qua 3 năm 2012-2014
Chỉ tiêu 2012 2013 2014 So sánh (%) SL (tr. đ) CC (%) SL (tr. đ) CC (%) SL (tr. đ) CC (%) 13/12 14/13 BQ Tổng giá trị sản xuất 99.064 100 110.655 100 120.060 100 102,2 103,0 102,6 1. Nông nghiệp 46.758 47,2 52.563 47,5 57.268 47,7 112,4 110,9 111,6 - Trồng trọt 27.681 59,2 30.854 58,7 33.273 58,1 111,5 107,8 109,6 - Chăn nuôi 19.077 40,8 21.709 41,3 23.995 41,9 113,8 110,5 112,1 2. CN- TTCN 35.961 36,3 40.390 36,5 44.182 36,8 112,3 109,4 110,8 3. T.mại- DV 16.345 16,5 18.812 17 21.010 17,5 115,1 111,7 113,4
Nguồn: Uỷ ban nhân dân huyện Bình Giang năm(2015)
3.1.4. Những thuận lợi, khó khăn của huyện Bình Giang trong phát triển làng nghề vàng bạc truyền thống làng nghề vàng bạc truyền thống
* Thuận lợi
- Vị trí địa lý tạo điều kiện thuận lợi cho huyện phát triển làng nghề vàng bạc truyền thống do khả năng mở rộng giao thương.
- Do lịch sử phát triển làng nghề cũng như sự hội tụ của nhiều làng nghề trong huyện cho phép huyện Bình Giang phát triển làng nghề gắn với du lịch.
- Dân số, lao động trong huyện trẻ và khéo léo là cơ sở quan trọng để phát triển làng nghề vàng bạc truyền thống.
- An ninh, chính trị, văn hóa- xã hội và chính quyền là yếu tố thuận lợi cho huyện phát triển làng nghề vàng bạc truyền thống…
* Khó khăn
- Trong điều kiện công nghiệp hóa thế hệ trẻ không còn mặn mà với nghề truyền thống mà chuyển sang làm ngành nghề mới, nên đây là khó khăn trong việc truyền nghề và phát triển nghề.
- Những hạn chế về vốn nên làng nghề khó tiếp cận với khoa học công nghệ hiện đại trong sản xuất sản phẩm…
3.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.2.1. Nguồn số liệu 3.2.1. Nguồn số liệu
3.2.1.1. Nguồn số liệu thứ cấp
Các số liệu chung về tình hình làng nghề vàng bạc truyền thống tại huyện Bình Giang được thu thập qua các báo cáo kinh tế, văn hóa - xã hội ... hàng năm do ban thống kê của các xã và của huyện Bình Giang cung cấp trong 3 năm từ 2012-2014.
Các báo cáo qua các năm từ các phòng, ban chức năng của xã Thúc Kháng, xã Thái Học, xã Hưng Thịnh và của huyện Bình Giang.
Các tài liệu công bố trên các phương tiện truyền thông đại chúng như: internet, sách, báo, tạp chí,... nói về làng nghề nói chung và làng nghề vàng bạc truyền thống huyện Bình Giang nói riêng.
Thông qua nguồn số liệu thứ cấp nhằm cho tôi thấy được một cách bao quát tình hình của làng nghề vàng bạc truyền thống huyện Bình Giang.
3.2.1.2. Nguồn số liệu sơ cấp
Số liệu sơ cấp bao gồm toàn bộ số liệu điều tra khảo sát 95 mẫu trong tổng số 1041 cơ sở trên địa bàn huyện Bình Giang theo bảng hỏi. Số hộ điều tra bao gồm: 82 hộ gia đình; 7 hợp tác xã và 6 doanh nghiệp. Thời gian điều tra từ tháng