Phần 2 Tổng quan tài liệu
2.2. Cơ sở thực tiễn của đề tài
2.2.3. Những bài học rút ra cho phát triển làng nghề truyền thống vận dụng vào
vào huyện Bình Giang
Từ thực tế thành công của các mô hình phát triển làng trong nước và quốc tế, một số bài học được rút ra như sau:
- Các cấp ủy đảng, chính quyền phải có định hướng, chương trình mục tiêu về phát triển làng nghề gắn với du lịch nông thôn; từ đó, quan tâm chỉ đạo và ban hành các chủ trương, chính sách thiết thực, phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương để khai thác tốt các nguồn lực.
- Chú trọng công tác đào tạo nghề cho người lao động, tập trung vào truyền nghề, dạy nghề truyền thống; khuyến khích tư nhân và các tổ chức xã hội mở cơ sở đào tạo nghề cho nông dân. Thông qua các tổ chức chính trị, xã hội phát động các phong trào phát triển làng nghề truyền thống
- Phải xây dựng quy hoạch phát triển làng nghề và tổ chức tốt công tác triển khai thực hiện quy hoạch.
- Tranh thủ nguồn hỗ trợ, tài trợ từ Trung ương và các tổ chức nước ngoài, huy động nguồn đóng góp của các tổ chức kinh tế trong nước hỗ trợ các chương trình, dự án phát triển làng nghề truyền thống.
- Giữ gìn kỹ thuật thủ công truyền thống trong quy trình sản xuất để phục vụ nhu cầu tìm hiểu, học hỏi và tham gia vào một số khâu trong quy trình sản xuất. Đồng thời, quan tâm, hỗ trợ các làng nghề đổi mới thiết bị kỹ thuật, công nghệ sản xuất hiện đại góp phần bảo vệ môi trường, xây dựng môi trường làng nghề thân thiện.
- Thành lập và tạo điều kiện cho các Hội, Hiệp hội nghề nghiệp trong mỗi làng nghề, tạo sự liên kết giữa các doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất với nhau; giữa người cung ứng nguyên, nhiên vật liệu với người sản xuất, tiêu thụ hàng hóa; giữa người dân làng nghề, các cơ sở sản xuất với các … từ đó có sự thống nhất trong sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, tránh cạnh tranh không lành mạnh. Đồng thời, các hiệp hội đại diện cho mỗi làng nghề trong việc quảng bá hình ảnh, sản phẩm làng nghề trong nước và quốc tế.
- Sản phẩm làng nghề cần đổi mới, tập trung vào các sản phẩm phục vụ thị hiếu của khách hàng.
- Phát triển làng nghề không làm mất đi những giá trị truyền thống vốn có về văn hóa, lối sống, lịch sử làng và lịch sử nghề. Bởi đây một trong những yếu tố cạnh tranh của làng nghề truyền thống.
- Các cơ quan nhà nước cần hỗ trợ, tư vấn cho các doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất làng nghề trong các lĩnh vực: đào tạo, xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm, tìm kiếm thị trường xuất khẩu…