Chỉ tiêu
Loại hình tổ chức
Hộ gia đình Hợp tác xã Doanh nghiệp Số lượng CC (%) Số lượng CC (%) Số lượng CC (%) Tổng số lao động 371 100 178 100 210 100 1. Vai trò - Nghệ nhân 14 3,77 5 2,80 5 2,38 - Lao động kỹ thuật 145 39,08 55 30,90 87 41,43 - Lao động thợ chính 117 31,54 76 42,70 61 29,05 - Lao động thợ phụ 95 25,61 42 23,60 57 27,14 2. Trình độ văn hóa - Cấp 1 101 27,2 32 18 9 4,3 - Cấp 2 165 44,5 50 28,1 47 22,4 - Cấp 3 71 19,1 51 28,7 83 39,5 - Trung cấp trở lên 34 9,2 45 25,2 71 33,8
Nguồn: Tổng hợp từ các mẫu phiếu điều tra (2015)
Qua bảng 4.12 cho thấy, năm 2014 các loại hình sản xuất có xu hướng sử dụng lao động kỹ thuật và lao động thợ chính chiếm tỷ lệ đáng kể trong tổng số lao động. Trong đó tỷ lệ số lao động kỹ thuật và lao động thợ chính của loại hình sản xuất hộ gia đình là 39,08% và 31,54%, tỷ lệ này ở loại hình hợp tác xã là 30,90% và 42,70%, ở doanh nghiệp là 41,43% và 29,05%. Điều này cho thấy, ở các loại hình sản xuất đã cho thấy tầm quan trọng của lao động kỹ thuật và lao động thợ chính, từ đó có phương hướng trong đào tạo tay nghề cho lực lượng lao động này. Tỷ lệ lao động phụ ở các loại hình sản xuất: hộ gia đình, hợp tác xã, doanh nghiệp lần lượt là 25,61%, 23,60% và 27,14 % tổng số lao động trong các cơ sở.
Ngược lại, số lượng nghệ nhân trong các loại hình sản xuất có xu hướng giảm, tỷ lệ nghệ nhân hộ gia đình, hợp tác xã và doanh nghiệp lần lượt là 3,77%, 2,80% và 2,38% trong tổng số lao động của các cơ sở sản xuất. Nghệ nhân là lực lượng lao động quan trọng tạo nên nét đặc sắc, độc đáo của sản phẩm làng nghề, vậy mà lực lượng lao động này chiếm tỷ lệ quá nhỏ trong tổng số lao động của các cơ sở. Mà trong điều kiện cạnh tranh ngày nay sự khác biệt hóa về sản phẩm luôn có ưu thế lớn, làm cho đối thủ cạnh tranh khó có thể bắt trước sản phẩm của làng nghề. Nhưng nhìn vào những con số về số lượng nghệ nhân của làng nghề chúng ta chắc hẳn đều thấy được đây là một hạn chế rất lớn. Hạn chế này nếu không có hướng giải
quyết sẽ làm giảm lợi thế cạnh tranh của làng nghề, khi mà làng nghề không thể cạnh tranh bằng chiến lược dẫn đầu về chi phí từ khoa học công nghệ hiện đại với lượng vốn rất lớn.
Hình 4.3. Các nghệ nhân của làng nghề nay đã cao tuổi
Hình 4.4. Hình thức truyền nghề “cha truyền con nối”
Như vậy, chất lượng lao động tại làng nghề vàng bạc truyền thống huyện Bình Giang hiện nay còn thấp, số lượng nghệ nhân trong các cơ sở sản xuất còn ít. Việc đào tạo đội ngũ lao động kỹ thuật chưa được đầu tư đúng mức và bài bản. Thực tế này cho thấy sự cần thiết phải nâng cao chất lượng của lao động làng nghề, nhằm phát huy sự sáng tạo và năng suất lao động của làng nghề, hướng tới mục đích cao hơn là phát triển làng nghề trong thời gian tới.
d. Thực trạng về thị trường tiêu thụ