Chỉ tiêu
Loại hình tổ chức
Hộ gia đình Hợp tác xã Doanh nghiệp Số lượng CC (%) Số lượng CC (%) Số lượng CC (%) Tổng số cơ sở sản xuất 82 100 7 100 6 100 1. Tổng số vốn - Dưới 100 triệu đồng 31 37,8 - - - - - Từ 100-500 triệu đồng 36 43,9 - - - - - Từ 500-1000 triệu đồng 14 17,1 4 57,1 2 33,3 - Trên 1000 triệu đồng 1 12,2 3 42,9 4 66,7 2. Tỷ lệ huy động vốn - Vốn tự có: + Trên 50% 62 75,6 6 85,7 6 100 + Dưới 50% 20 24,4 1 14,3 - - - Vốn vay: + Trên 50% 19 23,2 1 - - - + Dưới 50% 63 76,8 6 - 6 100
3. Nguồn gốc của vốn vay
- Ngân hàng và tổ chức tín
dụng 56 68,3 7 100 6 100 - Anh em, bạn bè 26 31,7 - - - - - Khác - - 2 28,6 3 50
4. Khó khăn khi huy động vốn
- Lai cao 64 78 5 71,4 5 83,3 - Thủ tục 66 80,5 4 57,1 6 100 - Tài sản thế chấp 75 91,5 6 85,7 5 83,3 Nguồn: Tổng hợp từ các mẫu phiếu điều tra (2015)
Việc đầu tư của làng nghề tập trung ở các mảng sau:
- Nguyên liệu: nguyên liệu sử dụng không nhiều về chủng loại nhưng cực kỳ quý hiếm. Nguyên liệu chính, chiếm khối lượng lớn, là vàng và bạc, rồi đến kim cương và các loại đá quý. Vàng và bạc dùng làm nguyên liệu sản xuất, chế tác bao gồm: vàng bạc nguyên chất và vàng bạc tái chế. Vàng bạc nguyên chất là vàng bạc khai thác từ các mỏ, đã qua công đoạn tinh chế. Vàng bạc tái chế là các đồ vàng, bạc cũ được nấu lại, đánh lại thành các vật phẩm mới. Hình thức vàng bạc dưới nguyên liệu thoi, khối, lá. Các loại vàng bạc này có tuổi khác nhau, được sản xuất trong nước hoặc nhập khẩu của nước ngoài. Nhiên liệu dùng để chế tác vàng bạc chủ yếu là than hoa, đá dầu ta, thời kỳ hiện đại có dùng thêm xăng, số lượng nhiên liệu dùng cho nghề này không lớn, nhưng cần phải tinh chất.
- Các công cụ của nghề vàng bạc rất phức tạp, tinh vi với số lượng vô cùng nhiều bao gồm: bàn làm việc; bễ và đèn thổi; đe gồm 4 loại: đe nhất, đe chìm, đe đồng, đe sừng; búa; kìm, khéo và nỉa; nuội; ve; bàn kéo; bàn chám xi..
Qua bảng 4. 14. Cho thấy, các cơ sở sản xuất của làng nghề đang khó khăn trong việc huy động vốn, tỷ trọng vốn vay thấp hơn so với vốn tự có. Những khó khăn xuất phát từ thủ tục vay vốn còn phiền hà, lãi suất còn cao, việc thế chấp tài sản khó khăn.
f. Thực trạng tiêu thụ sản phẩm của các cơ sở sản xuất
* Thực trạng tiêu thụ sản phẩm của làng nghề
Thị trường tiêu thụ hiện nay của làng nghề vàng bạc truyền thống huyện Bình Giang rộng khắp cả nước và xâm nhập vào một số thị trường quốc tế. Trong đó, thị trường trong nước chiếm trên 90% tổng lượng tiêu thụ. Nhưng sản phẩm của hộ sản xuất và hợp tác xã từ việc nhận gia công, bán buôn thông qua các cửa hàng, đại lý mà chưa trực tiếp tiếp cận được người tiêu dùng. Hoạt động xuất khẩu chủ yếu là của các doanh nghiệp trong làng nghề vàng bạc, nhưng họ phải thông qua các trung gian thương mại.
Bảng 4.15. Tình hình tiêu thụ sản phẩm ở các đơn vị được điều tra
Sản phẩm Tổng doanh thu (tr.đ) Tổng giá trị sản phẩm tồn đọng (tr.đ) Tỷ lệ tồn đọng/ doanh thu (%) Sản phẩm bằng bạc 36.922 7456 20,2 Sản phẩm bằng vàng 86.820 10484 12,1 Sản phẩm gắn đá quý 65.200 4138 6,3 Tổng 188942 22078 11,7
Qua bảng 4.15. cho thấy số lượng sản phẩm tăng mạnh về số lượng qua các năm và số lượng sản phẩm tiêu thụ trung bình hàng năm đạt trên 80%. Nếu như 2012 số sản phẩm sản xuất ra là 452.650 chiếc, thì số tiêu thụ là 381.132 chiếc (chiếm tỷ lệ 84,2% trong tổng số sản phẩm sản xuất ra), thì đến năm 2014 số sản phẩm sản xuất ra là 721.815 chiếc, thì số tiêu thụ là 615.708 chiếc (chiếm tỷ lệ 85,3 % trong tổng số sản phẩm sản xuất ra).
g. Thực trạng kết quả và hiệu quả sản xuất kinh doanh của các loại hình sản xuất
* Kết quả sản xuất kinh doanh