Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển làng nghề vàng bạc truyền thống ở huyện bình giang, tỉnh hải dương (Trang 50)

3.2.1. Nguồn số liệu

3.2.1.1. Nguồn số liệu thứ cấp

Các số liệu chung về tình hình làng nghề vàng bạc truyền thống tại huyện Bình Giang được thu thập qua các báo cáo kinh tế, văn hóa - xã hội ... hàng năm do ban thống kê của các xã và của huyện Bình Giang cung cấp trong 3 năm từ 2012-2014.

Các báo cáo qua các năm từ các phòng, ban chức năng của xã Thúc Kháng, xã Thái Học, xã Hưng Thịnh và của huyện Bình Giang.

Các tài liệu công bố trên các phương tiện truyền thông đại chúng như: internet, sách, báo, tạp chí,... nói về làng nghề nói chung và làng nghề vàng bạc truyền thống huyện Bình Giang nói riêng.

Thông qua nguồn số liệu thứ cấp nhằm cho tôi thấy được một cách bao quát tình hình của làng nghề vàng bạc truyền thống huyện Bình Giang.

3.2.1.2. Nguồn số liệu sơ cấp

Số liệu sơ cấp bao gồm toàn bộ số liệu điều tra khảo sát 95 mẫu trong tổng số 1041 cơ sở trên địa bàn huyện Bình Giang theo bảng hỏi. Số hộ điều tra bao gồm: 82 hộ gia đình; 7 hợp tác xã và 6 doanh nghiệp. Thời gian điều tra từ tháng 4 năm 2015 đến tháng 10 năm 2015.

* Điều tra bằng bảng hỏi tại các hộ làng nghề vàng bạc truyền thống

- Họ và tên, tuổi (thời gian làm nghề), Tổng nhân khẩu, lao động, trình độ văn hóa (chuyên môn),có chuyên sản xuất không...

- Tổng diện tích đất (nhà xưởng, kho hàng, đất khác) - Nguồn nguyên vật liệu

- Kết quả sản xuất của năm 2014: Sản phẩm bằng bạc, Sản phẩm bằng vàng, sản phẩm gắn đá quý.

- Tỷ lệ tồn đọng lại năm sau...

Mục đích điều tra bằng bảng hỏi là để thu thập thông tin về thực trạng phát triển làng nghề vàng bạc truyền thống ở huyện Bình Giang.

Bảng 3.4. Cơ cấu mẫu điều tra thông tin sơ cấp

Đối tượng Số mẫu Thông tin thu thập Phương pháp thu thập 1. Hộ gia đình 82 hộ

Vấn đề về số lượng cơ sở qua các năm; tình hình sử dụng lao động…

Điều tra phỏng vấn trực tiếp thông qua bảng hỏi đã thiết kế 2. Hợp tác xã 7 đơn vị Vấn đề về số lượng cơ sở qua các năm; tình hình sử dụng lao động… Điều tra phỏng vấn trực tiếp thông qua bảng hỏi đã thiết kế

3. Doanh nghiệp 6 đơn vị

Vấn đề về số lượng cơ sở qua các năm; tình hình sử dụng lao động…

Điều tra phỏng vấn trực tiếp thông qua bảng hỏi đã thiết kế

Nguồn: Điều tra thực tế tại huyện Bình Giang năm (2015)

3.2.2. Phương pháp xử lý số liệu

a. Phương pháp thống kê mô tả

Nêu lên mức độ của hiện tượng nhằm mô tả, đánh giá các chỉ tiêu tính toán như: số tuyệt đối, số bình quân liên quan đến bảo tồn và phát triển làng nghề vàng bạc truyền thống huyện Bình Giang, từ đó phân tích xu hướng, nguyên nhân các vấn đề nảy sinh và đánh giá được tình hình sản xuất, kinh doanh ở xã nói chung và làng nghề nói riêng.

b. Phương pháp so sánh

Trên cơ sở các chỉ tiêu đã được tính toán cho hộ sản xuất và kinh doanh, đề tài tiến hành so sánh các chỉ tiêu tương ứng. Từ đó, thấy được những thuận lợi, khó khăn để đề xuất giải pháp phát triển làng nghề vàng bạc truyền thống Huyện Bình Giang.

3.2.3. Hệ thống chỉ tiêu phân tích và xử lý số liệu

3.2.3.1. Các chỉ tiêu thể hiện sự phát triển theo chiều rộng

- Số cơ sở sản xuất tham gia sản xuất vàng bạc qua các năm - Số lao động tham gia sản xuất vàng bạc qua các năm - Số lượng sản phẩm sản xuất qua các năm

3.2.3.2. Các chỉ tiêu thể hiện sự phát triển về chất lượng

- Chỉ tiêu phản ánh thực trạng phát triển của làng nghề - Sự đầu tư cho sản xuất của các cơ sở qua các năm

- Giá trị sản xuất (GO- Gross output): là toàn bộ giá trị của các sản phẩm vật chất và dịch vụ hữu ích do lao động làm ra trong một thời kỳ nhất định (thường là 1 năm). ∑ = = n i i ixP Q GO 1 ) (

Trong đó: GO: Giá trị sản xuất Qi: Sản lượng sản phẩm i

Pi: Đơn giá sản xuất bình quân của sản phẩm i (ở đây, đơn giá không bao gồm thuế sản phẩm nhưng bao gồm trợ cấp sản xuất)

n: Số lượng sản phẩm i: Sản phẩm thứ i

- Chi phí trung gian (IC-Intermediate Cost): Chi phí trung gian là một bộ phận cấu thành của GO, bao gồm toàn bộ chi phí về sản phẩm vật chất và dịch vụ cho sản xuất được hạch toán vào giá thành sản phẩm, Chi phí trung gian phải là kết quả sản xuất do các ngành sản xuất ra

hoặc nhập khẩu từ nước ngoài. Công thức:

Trong đó: IC: chi phí trung gian Ci: khoản chi phí thứ i

- Thu nhập hỗn hợp (MI): chỉ tiêu này chỉ xuất hiện đối với trường hợp hộ kinh doanh cá thể do trong thực tế khó phân tách tiền lương, tiền công của chủ hộ và lao động là thành viên của hộ với giá trị thặng dư. Công thức:

MI = GO – IC – Tsx – C1

Trong đó: Tsx : thuế sản xuất

∑ = = n i Ci IC 1

C1 : khấu hao tài sản cố định

- Thị phần các sản phẩm là phần thị trường mà các sản phẩm chiếm lĩnh. Công thức:

Thị phần = Số sản phẩm bán ra/ Tổng sản phẩm tiêu thụ của thị trường - Năng suất lao động: Năng suất lao động là chỉ tiêu đo lường hiệu quả sử dụng lao động, đặc trưng bởi quan hệ so sánh giữa một chỉ tiêu đầu ra (kết quả sản xuất) với lao động để sản xuất ra nó.

- Giá trị sản xuất bình quân/đầu người:

- Giá trị sản xuất bình quân/đầu người = GO/đầu người qua các năm - Thu nhập hỗn hợp bình quân/đầu người = MI/đầu người qua các năm

PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ VÀNG BẠC TRUYỀN THỐNG Ở HUYỆN BÌNH GIANG TRUYỀN THỐNG Ở HUYỆN BÌNH GIANG

4.1.1. Tổng quan về làng nghề vàng bạc truyền thống ở huyện Bình Giang

Bình Giang là một trong 12 huyện thuộc tỉnh Hải Dương. Toàn huyện có 17 xã, trong đó có 6 xã làm nghề vàng bạc truyền thống. Xuất phát điểm của nghề vàng bạc truyền thống của huyện là Làng nghề vàng bạc Châu Khê xã Thúc Kháng là một làng cổ thuộc vùng châu thổ Sông Hồng. Nơi đây là quê hương của những nghệ nhân vàng bạc có từ rất sớm ( Thế kỷ XV- Thời Lê Thánh Tông 1460-1497) do Thượng thư bộ lại Lưu Xuân Tín khởi dựng. Dân làng đã suy tôn người là: “Tổ nghề Kim hoàn mỹ nghệ Châu Khê”.

Lương Ngọc là làng lớn, giáp ranh với Châu Khê. Thấy được hiệu quả kinh tế của nghề chế tác vàng bạc mang lại và thấm nhuần sâu sắc lời dậy của người xưa "Buôn có bạn, bán có phường", những người làm nghề ở Lương Ngọc đã tập hợp nhau lại, thành lập hợp tác xã để mở rộng kinh doanh. Làng có 800 trong tổng số 962 lao động làm nghề, chiếm tỷ lệ 83,1%, doanh thu 9 tỷ 610 triệu đồng. Những tay thợ giỏi của làng nghề Châu Khê, Lương Ngọc đã đi khắp các tỉnh trong cả nước lập xưởng, mở cửa hiệu buôn bán vàng bạc. Với sức trẻ, tính năng động, dám nghĩ, dám làm, nhiều người đã trở thành giám đốc, xưởng trưởng; nhiều người trở thành tỷ phú. Căn cứ kết quả khôi phục và phát huy nghề chế tác vàng bạc đã có tuổi đời mấy trăm năm, năm 2004, UBND tỉnh Hải Dương đã công nhận Châu Khê và năm 2010 công nhận Lương Ngọc là làng nghề truyền thống.

Nghề vàng bạc truyền thống phát triển đã mở rộng ngoài phạm vi của xã Thúc Kháng sang các xã lân cận là: Tráng Liệt, Tân Việt, Hưng Thịnh, Thái Học, Vĩnh Tuy. Những người thợ kim hoàn thời nay đã làm rạng rỡ thêm nghiệp tổ tông không chỉ bởi các sản phẩm do họ chế tác đã có mặt khắp các địa phương trong cả nước và trên thế giới; mà còn vinh dự là 1 trong 5 làng nghề truyền thống trong cả nước được tham gia Lễ rước Tổ nghề tại Đại lễ 1000 năm Thăng Long-Hà Nội vào ngày 17-9-2010.

Làng nghề lâu đời, đang trên đà phát triển về sản xuất kinh doanh ngành nghề, đóng góp quan trọng vào giá trị sản xuất của toàn huyện.Tốc độ tăng

trưởng kinh tế một số ngành chủ yếu tăng 9,9% so với năm 2013 (KH tăng 9,5%). Cơ cấu kinh tế nông nghiệp, công nghiệp - xây dựng, thương mại - dịch vụ đạt 22,4% - 42,5% - 35,1% (KH 22,3 - 42,3 - 35,4). Thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn huyện ước đạt 127 tỷ đồng, vượt 43,1% kế hoạch tỉnh giao; thu nhập bình quân đầu người ước đạt 27 triệu đ/người/năm.

Giá trị sản xuất nông nghiệp toàn huyện năm 2014 đạt 1.027 tỷ đồng, tăng 4% so với năm 2013. Tổng diện tích gieo trồng cả năm đạt 13.513ha; diện tích cấy lúa đạt 12.690ha, bằng 100% KH, năng suất lúa đạt khoảng 61,4 tạ/ha, tổng sản lượng lương thực ước đạt 78 nghìn tấn. Sản xuất công nghiệp trong điều kiện có nhiều khó khăn do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế toàn cầu, thị trường tiêu thụ sản phẩm khó khăn, chi phí sản xuất cao, nhưng nhìn chung các DN, cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn ổn định, sản xuất được duy trì tạo việc làm cho người lao động. Giá trị công nghiệp - xây dựng năm 2014 ước đạt 1.949 tỷ đồng, tăng 13,3% so với năm 2013. Trong đó giá trị sản xuất CN-TTCN ước đạt 1.670 tỷ đồng, tăng 13,2%; giá trị ngành giao thông - xây dựng ước đạt 278 tỷ đồng, tăng 13,5% so với năm 2013. Hoạt động các làng nghề, cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp được duy trì và có những bước phát triển hơn so với năm 2013.

Như vậy, qua việc phân tích tốc độ tăng trưởng các ngành CN-TTN của huyện chứng tỏ những tiềm năng to lớn về phát triển làng nghề vàng bạc truyền thống của huyện Bình Giang trong thời gian tới.

4.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển làng nghề vàng bạc truyền thống ở huyện Bình Giang huyện Bình Giang

Nghề kim hoàn ở Bình Giang qua 549 năm, trải bao thăng trầm nhưng ngày càng phát triển. Từ thế kỷ XV, những sản phẩm nổi tiếng của các nghệ nhân trong làng như: cành vàng, trâm ngọc, chén ngọc…đã được tiến vào hoàng cung cho các bậc đế vương sử dụng. Trải qua hơn 500 năm lịch sử với bao thăng trầm khốn khó, cũng có lúc tưởng như làng mất nghề nhưng tình yêu và lòng quyết tâm giữ nghề của người dân nơi đây đã giúp nghề vàng bạc vững vàng.

Ngày nay, tuy làng nghề không còn chế tác những sản phẩm tinh xảo đỉnh cao như trâm vàng, chén ngọc nữa, nhưng những sản phẩm như: lắc, vòng tay, dây chuyền, nhẫn…vẫn nổi tiếng khắp miền. Hơn nữa, với khả năng nắm bắt thị trường nhạy bén, những người dân-người thợ nơi đây còn là những nhà kinh doanh, nhà buôn bán vàng bạc có tiếng. Theo lời ông Phạm Văn Sin, Phó chủ tịch UBND xã Thúc Kháng: “ không kể đâu xa, ở ngay Hà Nội, phố Phúc Tân

hay phố Hàng Bạc, số cơ sở kinh doanh và chế tác vàng bạc do người Châu Khê làm chủ có đến 60 cơ sở. Những nghệ nhân có tiếng như cụ Phạm Đình Hòa, Nguyễn Duy Thích, Lê Xuân Tiệp, Phạm Đình Khách, Phạm Đình Hợp…đã và đang bền bỉ truyền dạy những tinh hoa cốt cách của nghề truyền thống cho thế hệ mai sau.

Bên cạnh đó, nghề chế tác vàng bạc cũng phát triển khá rực rỡ. Ví như thông Châu Khê có 237 hộ gia đình thì có đến hơn 200 hộ làm nghề, 50% số thợ trong làng (400 thợ) đạt tay nghề bậc 4-5/7 và được cấp chứng chỉ của Trung ương Hội Mỹ nghệ Kim hoàn Đá qu ý Việt Nam. Đây thực sự là bước phát triển về chất đáng nể của làng nghề, bàn tay khéo léo của người thợ đã tạo ra những sản phẩm đa dạng về chất liệu, phong phú về kiểu dáng và luôn tạo được sức hấp dẫn đặc biệt với người tiêu dùng.

Sự phát triển mạnh mẽ của nghề chế tác vàng bạc nơi đây được đánh dấu bằng sự hình thành hẳn một phố nghề tại đây. Nếu như người dân trong làng chủ yếu thiên về chế tác thì tại phố nghề hoạt động kinh doanh lại có phần sôi nổi. Sản phẩm chế tác từ đây được chính người dân làng nghề tỏa đi tiêu thụ khắp cả nước. Sự phát triển mạnh mẽ của nghề đã giúp người dân thoát khỏi đói nghèo vươn lên làm giàu trên chính quê hương của mình, mức thu nhập bình quân 25 triệu đồng/người/năm của người dân nơi đây còn là mục tiêu phấn đấu của nhiều làng nghề.

4.1.3. Tình hình phát triển làng nghề vàng bạc truyền thống ở huyện Bình Giang

4.1.3.1. Sự phát triển theo chiều rộng

a. Sự phát triển về loại hình sản xuất

* Sự phát triển về loại hình sản xuất của làng nghề

Đã từ bao đời nay nghề Vàng bạc ở huyện Bình Giang đã tồn tại và phát triển. Ban đầu là những cá thể, dần dần hình thành những đơn vị, hợp tác xã và ngày càng có mang tính chuyên môn hóa cao. Nghề vàng bạc ở huyện Bình Giang trải qua một quá trình hình thành và phát triển khẳng định mình, từ vàng, bạc những nguyên liệu tưởng như khô cứng, nhưng với đôi bàn tay tài hoa của các nghệ nhân, chúng trở thành những sản phẩm trang sức, trang trí đầy tinh tế, có giá trị cao về thẩm mỹ cũng như giá trị.

Trong cơ chế kế hoạch hóa tập trung làng nghề vàng bạc truyền thống huyện Bình Giang tồn tại dưới hình thức các hợp tác xã tiểu thủ công nghiệp, khi đó nông nghiệp là chính còn nghề làm vàng bạc chỉ coi là nghề phụ, vì thế mà lao động làng

nghề chỉ tranh thủ lúc nông nhàn tạo ra các sản phẩm vàng bạc. Khi nền kinh tế của đất nước ta chuyển sang nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, Đảng và Nhà nước có chủ trương, chính sách phát triển kinh tế nhiều thành phần, thì khi đó làng nghề được phát triển, các hình thức tổ chức sản xuất cũng theo đó phát triển, từ hộ gia đình, hợp tác xã đến doanh nghiệp. Từ đó tạo lên một bức tranh sinh động của làng nghề vàng bạc truyền thống huyện Bình Giang và sản phẩm của làng nghề đã vượt xa khỏi biên giới và xâm nhập vào một số thị trường ngoài nước.

Bảng 4.1. Các loại hình tổ chức sản xuất ở làng nghề vàng bạc truyền thống Bình Giang Đơn vị Năm So sánh (%) 2012 2013 2014 13/12 14/13 BQ SL cơ sở SL cơ sở SL cơ sở Hộ gia đình 727 936 993 128,75 106,09 117,42 HTX 3 5 9 166,67 180,0 173,34 Doanh nghiệp 18 26 39 144,44 150,0 147,22 Tổng số 748 967 1041 129,28 107,65 118,46 Nguồn: Uỷ ban nhân dân huyện Bình Giang (2015)

Qua số liệu ở bảng 4.1 cho thấy sự tăng nhanh về loại hình tổ chức sản xuất qua các năm 2012-2014. Trong đó, loại hình tổ chức sản xuất hộ gia đình tăng từ 727 hộ (năm 2012) lên 993 hộ (năm 2014), tăng bình quân cả giai đoạn là 17,42%. Cùng với loại hình tổ chức sản xuất hộ gia đình, loại hình tổ chức sản xuất hợp tác xã có xu hướng tăng mạnh từ 3 HTX (năm 2012) lên 9 HTX (năm 2014), tăng bình quân giai đoạn 73,34%. Và loại hình tổ chức sản xuất doanh nghiệp có xu hướng tăng đáng kể từ 18 doanh nghiệp (năm 2012) lên 39 doanh nghiệp (năm 2014). Như vậy, dựa vào tình hình phát triển loại hình sản xuất trong giai đoạn 2012-2014 cho thấy làng nghề vàng bạc truyền thống huyện Bình Giang tỉnh Hải Dương đang trên đà phát triển và theo hướng mở rộng sản xuất.

Trong suốt quá trình phát triển của mình, làng nghề vàng bạc của huyện ngày càng khẳng định mình, số hộ sản xuất không ngừng tăng. Từ các hộ sản xuất nhỏ lẻ,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển làng nghề vàng bạc truyền thống ở huyện bình giang, tỉnh hải dương (Trang 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)