Diện tích đất giao thông, thuỷ lợi trước và sau DĐĐT

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và ảnh hưởng của công tác dồn điền đổi thửa đến sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện chương mỹ, thành phố hà nội (Trang 80 - 85)

Đơn vị tính:Ha Loại đất Tên xã Trước chuyển đổi (2013) Sau chuyển đổi (2016) Tăng (+)/giảm (-) Tỷ lệ (%) Giao thông Đại Yên 51,10 72,43 + 21,33 + 29,4 Tân Tiến 52,51 57,71 + 5,20 + 9,0 Văn Võ 86,67 103,47 + 16,80 + 16,2 Thuỷ lợi Đại Yên 66,93 81,77 + 14,84 + 18,2 Tân Tiến 30,49 31,34 + 0,85 + 2,7 Văn Võ 54,09 80,34 + 26,25 + 32,7

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra, (2017) Kết quả ở bảng 4.14 cho thấy: Dồn điền đổi thửa đất nông nghiệp đã làm tăng diện tích đất giao thông từ 9,0% (xã Tân Tiến) đến 29,4% (xã Đại Yên), thuỷ lợi nội đồng từ 2,7% (xã Tân Tiến) đến 32,7% (xã Văn Võ).

Diện tích giao thông tăng là do: Trước DĐĐT ruộng đất manh mún, giao thông nội đồng chủ yếu có chiều rộng mặt đường vừa và nhỏ, phục vụ cho người đi bộ, phương tiện thô sơ và gia súc. Thực hiện DĐĐT đã kết hợp với công tác quy hoạch lại đồng ruộng, giao thông nội đồng theo chuẩn xây dựng NTM, chiều rồng mặt đường từ 3,5 – 5 m, đảm bảo xe cơ giới lưu thông phục vụ sản xuất theo hướng CNH - HĐH.

Diện tích đất thủy lợi tăng là do: sau khi DĐĐT hệ thống thủy lợi nội đồng được quy hoạch, bố trí hợp lý, được đầu tư cứng hóa nên diện tích chiếm đất tương đối lớn, lòng kênh được nạo vét, tu bổ, đảm bảo chủ động tưới tiêu đạt trên 80% diện tích canh tác (lúa nước đạt 100%).

Việc quy hoạch lại hệ thống giao thông, thuỷ lợi nội đồng đã góp phần tích cực trong cải tạo đất, nâng cao hiệu quả kinh tế trên một đơn vị diện tích của nông hộ. Với việc tu bổ, mở rộng các tuyến kênh, mương tưới, tiêu góp phần chủ động tưới trong mùa khô hạn, tiêu trong mùa lụt đã làm cho diện tích canh tác được tưới tiêu chủ động tăng lên, nhiều cánh đồng trước kia chỉ cấy một vụ hay trồng màu nay nhờ có hệ thống tưới tiêu tương đối hoàn thiện đã được cải tạo tăng vụ hoặc chuyển đổi sang trồng lúa. Đối với việc mở rộng đất giao thông nội đồng góp phần giảm công lao động khi thu hoạch cũng như công chăm sóc, thăm đồng của nông hộ góp phần làm giảm chi phí trong sản xuất và nâng cao hiệu quả kinh tế trên một đơn vị diện tích.

4.4.4. Dồn điền đổi thửa đã làm tăng diện tích đất nông nghiệp bình quân trên khẩu trên khẩu

Về nguyên tắc ruộng đất của các xã là không thay đổi, nhưng với việc rà soát lại quỹ đất, phân bổ lại diện tích đất công ích và việc giảm số lượng các bờ vùng, bờ thửa đã làm tăng diện tích đất sản xuất nông nghiệp bình quân trên khẩu so với trước khi thực hiện chuyển đổi ruộng đất. Tại địa bàn 3 xã nghiên cứu thấy xã Đại Yên tăng diện tích bình quân diện tích đất sản xuất đất nông nghiệp ít nhất (91 m2/khẩu), xã Tân Tiến tăng nhiều nhất (189 m2/khẩu), xã Văn Võ có mức tăng là 178 m2/khẩu.

Việc tăng diện tích đất sản xuất nông nghiệp bình quân trên khẩu sau quá trình chuyển đổi ruộng đất do một số nguyên nhân chủ yếu sau đây:

- Do giảm vùng, bờ thửa của các thửa đất.

- Do rà soát lại quỹ đất, các diện tích trước đây các thôn, xóm dấu hoặc đất khai hoang của các hộ gia đình chưa kê khai nay được đưa vào để quản lý.

phần diện tích gần bờ khoảng 50cm không tính vào diện tích giao cho hộ, khi chuyển đổi phần diện tích này được đưa vào tính toán và giao đất cho hộ gia đình cá nhân.

4.4.5. Đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp của 3 xã nghiên cứu trước và sau DĐĐT cứu trước và sau DĐĐT

Chương Mỹ cơ bản là một huyện thuần nông của thành phố Hà Nội, công thức luân canh cây trồng trước chuyển đổi ruộng đất trên địa bàn huyện tương đối đơn giản, chủ yếu là trồng 2 vụ lúa đông xuân và hè thu, ngô, khoai lang, lạc, cà chua, hành và các các loại rau,... với trình độ thâm canh chưa cao. Hiệu quả kinh tế của 1ha đất sản xuất nông nghiệp phụ thuộc rất nhiều yếu tố tác động như yếu tố về giống, kỹ thuật canh tác, phân bón, thị trường, công tác quy hoạch, ... Vì thế, sự tác động của chính sách DĐĐT đối với hiệu quả kinh tế sử dụng đất chỉ là một trong những yếu tố mang lại hiệu quả sử dụng đất. Vì vậy, việc đánh giá tác động của chính sách DĐĐT đến hiệu quả kinh tế sử dụng đất nông nghiệp của hộ nông dân ở đây chỉ mang tính chất tương đối.

Để làm rõ hơn tác động của chính sách DĐĐT đến hiệu quả sử dụng đất, đề tài chỉ tập trung đánh giá hiệu quả kinh tế của 1ha đất sản xuất nông nghiệp tại địa bàn 3 xã nghiên cứu đại diện của huyện Chương Mỹ, tại hai thời điểm là trước chuyển đổi ruộng đất năm (2013) và sau chuyển đổi ruộng đất (năm 2016) và đều được quy về mức giá hiện hành.

Số liệu tổng hợp để đánh giá hiệu quả kinh tế sử dụng đất trên một ha đất nông nghiệp của 3 xã nghiên cứu được thể hiện tại Bảng 4.15.

Bảng 4.15. So sánh hiệu quả kinh tế sử dụng đất nông nghiệp trên một ha/năm tại các xã nghiên cứu đại diện

Đơn vị tính: triệu đồng/ha/năm

Chỉ tiêu Đơn vị tính

Bình quân chung Các xã điều tra, nghiên cứu

Văn Võ Đại Yên Tân Tiến

Trước DĐĐT Năm 2013 Sau DĐĐT Năm 2016 So sánh Trước DĐĐT Năm 2013 Sau DĐĐT Năm 2016 So sánh Trước DĐĐT Năm 2013 Sau DĐĐT Năm 2016 So sánh Trước DĐĐT Năm 2013 Sau DĐĐT Năm 2016 So sánh Giá trị sản xuất (GO) Triệu đồng 45,35 75,26 29,91 38,25 70,15 31,90 50,45 79,50 29,05 47,35 76,14 28,79 Chi phí trung

gian (IC) Triệu đồng 21,32 28,01 6,93 19,00 28,06 9,06 22,70 27,81 5,11 22,25 28,17 5,92 Giá trị gia tăng

(VA) Triệu đồng 24,03 47,25 23,22 19,25 42,09 22,84 27,75 51,69 23,94 25,10 47,97 22,87 Thu nhập hỗn hợp (MI) Triệu đồng 18,72 34,66 15,94 14,54 31,57 17,03 21,69 38,16 16,47 18,94 34,26 15,32 Tỷ lệ GO/IC Lần 2,11 2,69 0,57 2,01 2,50 0,49 2,22 2,86 0,64 2,13 2,70 0,57 Tỷ lệ VA/IC Lần 1,12 1,69 0,57 1,01 1,50 0,49 1,22 1,86 0,64 1,13 1,70 0,57 Tỷ lệ MI/IC Lần 0,86 1,24 0,38 0,77 1,13 0,36 0,96 1,37 0,41 0,85 1,22 0,37 Tổng số công lao động Công 790 685 -105 822 737 -85 792 682 -110 757 635 -122 GO/ một công lao động 1000 đồng 57,59 110,55 52,96 46,53 95,18 48,65 63,70 116,57 52,87 62,55 119,91 57,36 VA/ một công lao động 1000 đồng 58,39 115,76 57,37 67,32 121,25 53,93 57,61 126,44 68,83 50,24 99,60 49,36 MI/ một công lao động 1000 đồng 23,37 51,33 27,96 17,69 42,83 25,14 27,39 57,20 29,81 25,02 53,95 28,93 Nguồn: UBND huyện Chương Mỹ và tác giả tổng hợp, (2017)

Từ số liệu tại Bảng 4.15 cho thấy kết quả sản xuất 1ha đất nông nghiệp năm 2013 tại các xã điều tra có sự khác biệt tương đối lớn, giá trị sản xuất của 1 héc ta tại xã Văn Võ là 38,25 triệu đồng, xã Tân Tiến là 47,35 triệu đồng và cao nhất là xã Đại Yên là 50,45 triệu đồng. Sự chênh lệch về giá cũng như các chỉ tiêu khác có thể được giải thích do có sự khác nhau về độ phì nhiêu của đất đai, địa hình, khả năng đầu tư, trình độ canh tác, loại cây trồng ...

Cũng từ số liệu Bảng 4.15 cho thấy, các thửa ruộng đã gọn vùng, gọn thửa, diện tích các ô thửa lớn đã làm thay đổi mức chi phí trong sản xuất và khuyến khích các hộ nông dân đầu tư thâm canh nên kết quả sản xuất nông nghiệp của 3 xã điều tra (năm 2016) đều tăng so với trước dồn đổi (năm 2013): giá trị sản xuất (GO) trên một héc ta đất của cả 3 xã đều tăng, cao nhất là xã Đại Yên giá trị sản xuất đạt 79,50 triệu đồng, tăng 29,05 triệu đồng so với trước chuyển đổi; giá trị sản xuất của xã Tân Tiến là 76,14 triệu đồng, tăng 28,79 triệu đồng; xã Văn Võ đạt 70,15 triệu đồng, tăng 31,90 triệu đồng so với năm 2013, lý do: sau chuyển đổi nông dân tập trung đầu tư canh tác một số loại cây trồng cho giá trị cao như hành tăm, cà chua trên vùng đất trước đây chỉ trồng 1 vụ lúa năng suất thấp. Cùng với việc giá trị sản xuất tăng thì giá trị gia tăng (VA) trên một héc ta đất sản xuất nông nghiệp của 3 xã cũng tăng mạnh: thu nhập hỗn hợp (MI) của xã Văn Võ năm 2016 đạt 31,57 triệu đồng, tăng 17,03 triệu đồng so với năm 2013; xã Tân Tiến đạt 34,26 triệu đồng, tăng 15,32 triệu đồng; xã và Đại Yên đạt 38,16 triệu đồng, tăng 16,47 triệu đồng so với trước DĐĐT.

Do giá trị sản xuất (GO) và thu nhập hỗn hợp (MI) tăng, tổng số ngày công của nông hộ trên 1 ha sau chuyển đổi ruộng đất đều giảm (chủ yếu do có máy móc thiết bị tham gia vào quá trình làm đất và thu hoạch) nên giá trị ngày công lao động của người dân cũng đã được tăng lên rõ rệt: xã Tân Tiến đạt 99,60 nghìn đồng/1 công lao động (tăng 49,36 nghìn đồng), xã Văn Võ đạt 121,25 nghìn đồng (tăng 53,93 nghìn đồng) và xã Đại Yên đạt 126,44 nghìn đồng (tăng 68,83 nghìn đồng). Hiệu quả đồng vốn đầu tư cho sản xuất của nông hộ nhìn chung tăng: sau chuyển đổi, giá trị sản xuất (GO)/chi phí trung gian (IC) bình quân chung đạt 2,69 lần, tăng 0,57 lần so với trước chuyển đổi; giá trị gia tăng (VA)/chi phí trung gian (IC) đạt 1,69 lần, tăng 0,57 lần và thu nhập hỗn hợp (MI)/chi phí trung gian (IC) đạt 1,24 lần, tăng 0,38 lần so với trước DĐĐT..

Từ những số liệu phân tích trên có thể thấy tác dụng và vai trò to lớn của chính sách chuyển đổi ruộng đất trong việc nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông

nghiệp trên một đơn vị diện tích.

4.4.6. Ảnh hưởng của công tác dồn điền đổi thửa đất nông nghiệp đến công tác quản lý về đất đai tác quản lý về đất đai

- Công tác dồn điền đổi thửa là dịp để tổng kiểm kê lại quỹ đất nông nghiệp và việc cấp giấy chứng nhận QSDĐ cho hộ nông dân được nhanh chóng, khách quan và chính xác, tạo điều kiện cho nông hộ thực hiện các quyền sử dụng đất theo luật định. Đồng thời, việc quản lý theo dõi biến động đất đai cũng được thực hiện chặt chẽ hơn, hạn chế được những tiêu cực xảy ra trong công tác quản lý Nhà nước về đất đai.

- Việc dồn điền đổi thửa tạo ra những thửa ruộng lớn nhằm tiết kiệm được diện tích bờ vùng, bờ thửa, phát hiện được việc giao đất thiếu khách quan, công bằng trước đây. Vì vậy, có một số cơ sở diện tích đất nông nghiệp tăng lên sau khi tiến hành đo đạc lập bản đồ và hoàn thiện hồ sơ địa chính sau dồn điền đổi thửa.

- Việc dồn điền đổi thửa đã làm tăng cường công tác quản lý và sử dụng ngân sách đối với nguồn thu từ đất có hiệu quả hơn, qua đó đã thúc đẩy sự phát triển nền kinh tế chung của địa phương.

- Dồn điền đổi thửa đã tao điều kiện cho các HTX kiểu mới hình thành, có điều kiện làm tốt các dịch vụ nông nghiệp, phân rõ trách nhiệm của HTX và nông hộ, hình thành những quy mô trang trại, thúc đẩy nền sản xuất hàng hoá phát triển mạnh hơn.

Số liệu tổng hợp về hồ sơ địa chính được thể hiện ở bảng 4.16.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và ảnh hưởng của công tác dồn điền đổi thửa đến sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện chương mỹ, thành phố hà nội (Trang 80 - 85)