Điều kiện kinh tế-xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và ảnh hưởng của công tác dồn điền đổi thửa đến sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện chương mỹ, thành phố hà nội (Trang 55 - 60)

PHẦN 4 KÊT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. ĐÁNH GIÁ KHÁI QUÁT ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ-XÃ

4.1.2. Điều kiện kinh tế-xã hội

4.1.2.1. Tăng trưởng kinh tế

Trong những năm qua, nền kinh tế của huyện đã vượt qua nhiều khó khăn và có những bước phát triển mới, đã tạo được tăng trưởng khá, tạo tiền đề cho phát triển tương lai.

Huyện Chương Mỹ đang có bước tăng trưởng đột phá nhờ đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, nên giá trị sản lượng tăng hàng năm. Xét về cơ cấu chung toàn huyện thì nông lâm nghiệp vẫn giảm. Qua bảng 4.2 cho thấy cơ cấu sản xuất ngành nông nghiệp - lâm nghiệp – thủy sản có xu hướng giảm dần từ 25% năm 2014 xuống còn 24,24% năm 2015 và đến năm 2016 còn 23,15%, giảm 1,85% so

với năm 2014. Về ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và xây dựng có có tốc độ tăng lớn nhất từ 66,11% năm 2014 lên 67,19% năm 2016, tăng 1,08%.

Bảng 4.2. Cơ cấu giá trị sản xuất các ngành kinh tế của huyện Chương Mỹ từ năm 2014 - 2016

Đơn vị tính: %

Chỉ tiêu Năm Chênh lệch (+ -)

2014 2015 2016 15/14 16/15

Cộng 100,00 100,00 100,00 - -

1. Ngành Nông - Lâm nghiệp –

Thủy sản 25 24,24 23,15 -0,76 -1,09

2. Ngành CN- TTCN - XD 66,11 66,74 67,19 0,63 0,45

3. Ngành Thương mại - DV 8,89 9,02 9,66 0,13 0,64

Nguồn: Phòng Thống kê huyện Chương Mỹ, (2014-2016) Hiện nay toàn huyện có 160 làng nghề trên tổng số 214 làng trong toàn huyện, đạt 74,77%; Trong đó: làng nghề Mây tre đan là phổ biến nhất: 27 làng, chiếm 87,09 %; còn lại là các làng nghề chế biến nông, lâm sản, làm nón lá, thêu may xuất khẩu, mộc.... Nghề mây tre đan là nghề cổ truyền của huyện, hiện nay có 32/32 xã, thị trấn có nghề này. Đã thu hút trên 50.000 hộ, trên 120.000 lao động; trong 150 doanh nghiệp có 75 doanh nghiệp tư nhân, Công ty TNHH sản xuất nghề mây tre giang đan. Về ngành thương mại dịch vụ tăng không đáng kể từ 8,89% năm 2014 lên 9,66% năm 2016, tăng 0,77%.

4.1.2.2. Sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp – xây dựng cơ bản

Giá trị sản xuất (theo giá so sánh năm 2010) ước đạt 9.535 tỷ đồng, bằng 99,2% so kế hoạch và bằng 111,7% so cùng kỳ.

Năm 2016 các doanh nghiệp công nghiệp, xây dựng trên địa bàn sản xuất ổn định, chiều hướng phát triển tích cực, hầu hết hoạt động có hiệu quả. Toàn huyện có 461 doanh nghiệp, trên 10 nghìn cơ sở sản xuất kinh doanh cá thể đang hoạt động, thu hút và tạo việc làm cho hàng vạn lao động.

Đã triển khai lập quy hoạch chi tiết 1/500 mở rộng cụm công nghiệp Đông Phương Yên; cụm công nghiệp làng nghề xã Thụy Hương. Tổ chức 21 lớp dạy nghề cho 735 lao động sử dụng kinh phí từ nguồn ngân sách huyện là 1,2 tỷ đồng; 04 lớp nghề cho 140 học viên với kinh phí 200 triệu đồng từ nguồn kinh phí khuyến công của thành phố.

4.1.2.3. Thương mại - dịch vụ

Giá trị sản xuất (theo giá so sánh năm 2010) ước đạt 3.655 tỷ đồng, bằng 100,1% so kế hoạch và bằng 119,6% so cùng kỳ; toàn huyện có 529 doanh nghiệp, trên 8 nghìn cơ sở cá thể kinh doanh thương nghiệp và dịch vụ đang hoạt động. Ngành thương mại – dịch vụ hoạt động có hiệu quả; công tác khuyến thương, xúc tiến thương mại, dịch vụ và quản lý thị trường tiếp tục được quan tâm; nguồn hàng hóa đa dạng, phong phú đáp ứng nhu cầu tiêu dùng cùa thị trường.

4.1.2.4. Sản xuất nông nghiệp – lâm nghiệp - thủy sản

Giá trị sản xuất (theo giá so sánh năm 2010) ước đạt 3.540 tỷ đồng, tăng 6,5% so cùng kỳ. Trong đó:

- Giá trị sản xuất ngành nông nghiệp đạt 3.285 tỷ đồng, tăng 6,8% so với cùng kỳ: ngành trồng trọt đạt 1.090 tỷ đồng, giảm 3,6% so với cùng kỳ; ngành chăn nuôi đạt 2.195 tỷ đồng, tăng 12,8% so với cùng kỳ.

- Giá trị ngành lâm nghiệp ước tính đạt 10 tỷ đồng

- Giá trị sản xuất ngành thủy sản ước tính đạt 245 tỷ đồng, tăng 3,4% so với cùng kỳ.

Giá trị sản xuất (theo giá hiện hành) ước đạt 4.444 tỷ đồng, tăng 7,7% so cùng kỳ.

a. Trồng trọt:

- Diện tích gieo trồng toàn huyện đạt 24.580 ha bằng 95,9% so kế hoạch và bằng 93,9% so cùng kỳ (giảm 1.588 ha). Chia ra theo vụ: vụ Đông 3.427 ha, bằng 85,7% so với kế hoạch và bằng 72,7% so với cùng kỳ; vụ Xuân 10.862 ha, bằng 96,6% so với kế hoạch và bằng 98,5% so với cùng kỳ; vụ Mùa 10.921 ha, bằng 99% so với kế hoạch và bằng 98,7.% so với cùng kỳ.

- Diện tích lúa đạt 18.123 ha, bằng 97,7% so cùng kỳ. Cơ cấu giống có sự chuyển biến tích cực (giống lúa Q5, khang dân giảm 10,8% so với cùng kỳ; giống lúa nếp thơm và giống lúa năng suất cao, chất lượng cao tăng 11% so với cùng kỳ); ngô 1.733 ha, bằng 112,5% so cùng kỳ; khoai lang 618 ha, bằng 121,2% so với cùng kỳ; lạc 489 ha, bằng 101,5 % so với cùng kỳ; đậu tương 834 ha, bằng 35,7% so với cùng kỳ.

- Năng suất lúa đạt 62,6 tạ/ha (vụ xuân 66,1 tạ/ha; vụ mùa 59,1 tạ/ha); ngô 58,6 tạ/ha; khoai lang 88 tạ/ha; đậu tương 14 tạ/ha; lạc 30 tạ/ha.

- Tổng sản lượng lương thực đạt 123.576 tấn, bằng 112,3% so kế hoạch và bằng 96,8% so cùng kỳ.

b. Về chăn nuôi:

Chăn nuôi trên địa bàn tiếp tục phát triển tích cực, chăn nuôi nhỏ lẻ giảm, mô hình trang trại phát triển mạnh. Có 403 trang trại chăn nuôi tăng 21 trang trại so cùng kỳ; đàn lợn 176 nghìn con, tăng 34,6% so cùng ký; bò 15 nghìn con giảm 11,8% so cùng kỳ; đàn gia cầm 3.850 nghìn con tăng 20,3% so cùng kỳ. Trọng lượng thịt hơi trâu, bò xuất chuồng đạt 1.840 tấn tăng 5,3% so cùng kỳ; thịt lợn hơi xuất chuồng đạt 35.670 tấn, tăng 8% so cùng kỳ; thịt hơi gia cầm xuất chuồng đạt 18.390 tấn, tăng 15% so cùng kỳ.

c. Về thủy sản, lâm nghiệp:

Giá trị sản xuất ngành lâm nghiệp (theo giá so sánh năm 2010) ước đạt 10 tỷ đồng. Công tác quản lý, bảo vệ rừng được coi trọng, năm 2016 không có vụ cháy, chặt phá rừng nào xảy ra.

Giá trị sản xuất ngành thủy sản (theo giá so sánh năm 2010) đạt 245 tỷ bằng 84,8% so kế hoạch và bằng 103,4% so cùng kỳ. Nuôi trồng thủy sản trên địa bàn huyện tiếp tục phát triển. Diện tích nuôi trồng thủy sản đạt 1.946 ha tăng 82 ha so cùng kỳ; sản lượng thủy sản ước đạt 8.500 tấn tăng 3,5% so cùng kỳ.

d. Về chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi:

Tổng diện tích đã chuyển đổi là 1.343,98 ha. Diện tích chuyển đổi cây trồng vật nuôi sau dồn điền đổi thửa là 408,1 ha; UBND huyện đã có quyết định phê duyệt 79,7 ha. Các mô hình mang lại hiệu quả kinh tế cao nhiều mô hình cho thu nhập từ 500 triệu đến 2 tỷ đồng/năm; tăng gấp nhiều lần so với trồng lúa.

4.1.2.5. Dân số và lao động

Tổng dân số tự nhiên tính đến ngày 31/12/2016 là 306.545 người. Qua bảng 4.3 tình hình dân số trong độ tuổi lao động từ 15 - 25 chiếm 18,72%, độ tuổi từ 26 - 35 chiếm 12,31%, độ tuổi từ 36 - 60 chiếm 24,66%, số người trong độ tuổi lao động chiếm khoảng 55,70%, còn lại số người chưa đến tuổi lao động và hết tuổi lao động chiếm khoảng 44,30%. Từ đó có thể khẳng định lực lượng lao động trọng độ thanh niên tuổi từ 15 - 30 của huyện Chương Mỹ rất dồi dào chiếm khoảng 23,8% đây là lực lượng lao động có sức khoẻ và trí tuệ, góp phần tính cực vào tham gia phát triển kinh tế xã hội ở địa phương.

Bảng 4.3. Phân loại độ tuổi dân số của huyện Chương Mỹ năm 2016 Đơn vị tính: Người Đơn vị tính: Người

Độ tuổi Số người Nữ Nam Tỷ lệ (%)

Tổng số 306.545 171.445 143.100 100,00 0 – 14 104.211 53.668 50.543 33,99 15 – 25 57.409 28.032 29.377 18,72 26 – 35 37.679 27.306 18.373 12,31 36 – 60 75.613 45.041 30.572 24,66 61 trở lên 31.633 17.398 14.235 10,32

Nguồn: Phòng thống kê và Trung tâm Dân số kế hoạch hóa gia đình huyện, (2016) Dân số và lao động của huyện Chương Mỹ tập trung chủ yếu vào nông nghiệp và chủ yếu là trồng trọt và chăn nuôi. Do vậy nông nghiệp vẫn là ngành quan trọng nhất của huyện, nên việc phát triển kinh tế phải được bắt đầu từ những vấn đề liên quan đến nông nghiệp, nông dân và nông thôn.

Huyện Chương Mỹ là một trong những huyện có nhiều ngành nghề phát triển như mây tre đan trong các xã Phú Nghĩa, xã Trường Yên, Đông Phương Yên, Trung Hoà, Tiên Phương... Nghề trồng dâu nuôi tằm, trồng hoa ở xã Thụy Hương, xã Lam Điền, nghề mộc nề ở xã Trường Yên...nhưng đây là những nghề tận dụng sức lao động nhàn rỗi dư thừa trong nông nghiệp lúc nông nhàn chưa phát triển thành ngành nghề chuyên sản xuất hàng hoá lớn.

Tình hình dân số, lao động của huyện Chương Mỹ thời kỳ 2014 - 2016 được thể hiện qua bảng 4.4.Table 1

Bảng 4.4. Tình hình dân số và lao động của huyện Chương Mỹ thời kỳ 2015 – 2016

Chỉ tiêu ĐVT Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016

1. Tổng số hộ Hộ 55.048 55.235 55.346

Trong đó hộ nông nghiệp Hộ 51.117 52.065 52.137

2. Tổng số khẩu Khẩu 303.265 305.152 306.545

Trong đó: khẩu nông nghiệp Khẩu 249.364 248.018 250.214

3. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên % 1,18 1,20 1,17

4. Tổng số lao động Lao động 152,005 152.578 153.835 Trong đó: Lao động NN Lao động 100.139 100.655 101.328

5. Số khẩu NN bình quân/ hộ Khẩu 4,69 4,70 4,65

6. Số lao động NN bình quân/ hộ Lao động 2,04 2,13 2,22 Nguồn: Chi cục Thống kê huyện Chương Mỹ, (2016)

Về dân số và tỷ lệ tăng dân số, dưới sự chỉ đạo của UBND huyện Chương Mỹ, trực tiếp là ban dân số kế hoạch hoá gia đình các xã vùng đồi gò đã tích cực vận động nhân dân thực hiện kế hoạch hoá gia đình, nên tỷ lệ tăng dân số tự nhiên của vùng đang được giảm dần, năm 2015 là 1,18%, năm 2016 là 1,20% và năm 2017 là 1,17%.

Khi phân loại hộ, khẩu và lao động cho thấy số lao động nông nghiệp chiếm 85,23% so với tổng số lao động của toàn huyện và cũng tăng dần hàng năm. Năm 2015 có 249.364 nhân khẩu nông nghiệp và đến năm 2017 là 250.214 nhân khẩu, tăng 850 khẩu. Số khẩu nông nghiệp bình quân trên hộ có xu hướng giảm nhưng rất chậm, từ 4,69 người năm 2015 xuống 4,65 người năm 2017. Mặt khác, số lao động nông nghiệp trên hộ lại có xu hướng tăng lên từ 2,04 lao động năm 2015 lên 2,22 lao động năm 2017.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và ảnh hưởng của công tác dồn điền đổi thửa đến sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện chương mỹ, thành phố hà nội (Trang 55 - 60)