NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và ảnh hưởng của công tác dồn điền đổi thửa đến sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện chương mỹ, thành phố hà nội (Trang 46 - 51)

3.1. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

- Đối tượng nghiên cứu: Đất nông nghiệp và công tác dồn điền đổi thửa trên địa bàn huyện Chương Mỹ. Việc sử dụng đất của hộ gia đình với trước và sau khi dồn điền đổi thửa trên cơ sở đó đánh giá được ảnh hưởng của dồn điền đổi thửa đến quản lý và sử dụng đất.

- Phạm vi nghiên cứu: Phạm vi nghiên cứu được tiến hành tại 3 xã nghiên cứu điển hình cho 3 vùng địa hình chính trên địa bàn huyện Chương Mỹ đã hoàn thành công tác dồn điền đổi thửa từ năm 2013 đến 2016.

3.2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

3.2.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội huyện Chương Mỹ

- Điều kiện tự nhiên: vị trí địa lý, khí hậu, các nguồn tài nguyên. - Tình hình phát triển kinh tế: cơ cấu kinh tế; hạ tầng; văn hoá xã hội.

3.2.2. Thực trạng công tác dồn điền đổi thửa huyện Chương Mỹ

- Cơ sở pháp lý công tác DĐĐT huyện Chương Mỹ; - Quy trình DĐĐT trên địa bàn huyện Chương Mỹ

- Kết quả thực hiện công tác DĐĐT ở huyện Chương Mỹ; - Nguyên nhân, tồn tại, hạn chế.

3.2.3. Ảnh hưởng quá trình DĐĐT đến sản xuất nông nghiệp

- Bố trí, quy hoạch lại đồng ruộng; dành quỹ đất để xây dựng, hoàn thiện cơ sở hạ tầng (giao thông, thủy lợi nội đồng) phục vụ sản xuất; tạo điều kiện thuận lợi cho đầu tư, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, đưa cơ giới hóa vào đồng ruộng,…

- Làm thay đổi cơ cấu sử dụng đất, cơ cấu cây trồng, ngành nghề của hộ nông dân; tăng giá trị sản xuất nông nghiệp; giảm công lao động trên 1 đơn vị diện tích; tạo tiền đề xây dựng phát triển trang trại, gia trại,...

- Tác động tích cực đến công tác quản lý Nhà nước về đất đai; góp phần hạn chế việc tranh chấp đất đai trên địa bàn,...

3.2.4. Đánh giá hiệu quả sử dụng đất sau DĐĐT

3.2.5. Đề xuất các giải pháp đẩy nhanh tiến độ DĐĐT trên địa bàn toàn huyện và nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp sau DĐĐT huyện và nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp sau DĐĐT

3.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU3.3.1. Phương pháp thu thập thông tin 3.3.1. Phương pháp thu thập thông tin

- Thông tin số liệu thứ cấp: Thu thập thông tin, số liệu có liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến quá trình nghiên cứu của đề tài, đã được công bố chính thức ở các cấp, các ngành. Các thông tin chủ yếu gồm: số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội, hiện trạng sử dụng đất qua các năm, bản đồ hiện trạng sử dụng đất, các văn bản về chính sách đất đai, các chính sách về đầu tư sản xuất và các thông tin, số liệu khác có liên quan.

- Thông tin số liệu sơ cấp: Thu thập thông tin chưa được công bố chính thức trong các nông hộ, nó phản ánh đời sống kinh tế, văn hóa xã hội, đặc biệt là các vấn đề về sử dụng đất, công tác DĐĐT và các vấn đề khác có liên quan.

Chọn hộ điều tra: Thu thập thông tin ngẫu nhiên mỗi xã đại diện 50 hộ gia đình phục vụ cho việc nghiên cứu về quá trình trước và sau khi dồn điền đổi thửa đất nông nghiệp như tình hình thu nhập, tình hình ruộng đất (thời điểm hộ thực hiện dồn điền đổi thửa, biến đổi quy mô ruộng đất) và tổ chức sản xuất của hộ (thay đổi cơ cấu sử dụng đất trước và sau dồn điền đổi thửa, lợi ích của chính sách dồn điền đổi thửa chi phí đầu tư).

3.3.2. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu

Chọn điểm nghiên cứu phải thoả mãn các đặc điểm về địa hình, điều điều kiện canh tác ở các vùng mang tính đặc trưng của huyện Chương Mỹ.

Theo quy hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 của huyện Chương Mỹ, TP Hà Nội, phân vùng kinh tế chung của huyện, tiềm năng đất đai, lao động, kinh tế, tập quán canh tác, hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp, loại đất, địa hình, thành phần cơ giới, chế độ tưới, chế độ tiêu, hiện trạng kiểu sử dụng đất nông nghiệp, huyện Chương Mỹ có thế chia thành 3 vùng chính gồm: Vùng bãi; vùng đồng bằng và vùng bán sơn địa.

Vùng bãi gồm 8 xã: Phụng Châu, thị trấn Chúc Sơn, Thụy Hương, Lam Điền, Hoàng Diệu, Thượng Vực, Văn Võ, Phú Nam An. Cây trồng chính của vùng này là lúa, cây rau màu và cây công nghiệp ngắn ngày: lạc, đậu tương.

Vùng đồng bằng gồm 12 xã: Tiên Phương, Hòa Chính, Trường Yên, Ngọc Hòa, Trung Hòa, Tốt Động, Đại Yên, Hợp Đồng, Quảng Bị, Hồng Phong, Đồng Phú và Phú Nghĩa. Vùng này có hệ thống cây trồng gần giống với vùng 1, tuy nhiên có diện tích đất thấp, trũng trồng lúc vụ xuân cho năng suất cao nhưng vụ mùa hay bị ngập nước nên năng suất thấp hơn vùng 1. Do đặc điểm địa hình của vùng nên có thêm mô hình lúa – cá và chuyên cá.

Vùng bán sơn địa gồm 12 xã còn lại của huyện nằm dọc quốc lộ 6 và vùng Hữu Bùi gồm: Thủy Xuân Tiên, Đông Sơn, Hữu Văn, thị trấn Xuân Mai, Mỹ Lương, Trần Phú, Thanh Bình, Hoàng Văn Thụ, Nam Phương Tiến, Đồng Lạc, Tân Tiến, Đông Phương Yên. Đây là vùng bán sơn địa có địa hình phức tạp nhất huyện.

Qua quá trình điều tra nghiên cứu, đã tiến hành lựa chọn 3 điểm nghiên cứu gồm 3 xã với các đặc điểm tự nhiên đặc trưng cho từng vùng:

- Vùng bãi lựa chọn xã Văn Võ là địa bàn nghiên cứu: Xã Văn Võ là xã nằm ở phía Nam của huyện Chương Mỹ, giáp danh với huyện Thanh Oai, toàn xã có diện tích tự nhiên là 451,69 ha. Văn Võ là xã có địa hình đất trũng, phần lớn diện tích đất canh tác của xã đều được gieo trồng 2-3 vụ/năm với công thức chủ yếu là 2 lúa hoặc 2 lúa – 1 màu. Nguồn thu nhập chính của xã là sản xuất nông nghiệp, ngoài ra ngành nghề phụ được phát triển.

- Vùng đồng bằng chọn xã Đại Yên là địa bàn nghiên cứu: Xã Đại Yên có diện tích đất tự nhiên là 435,81ha, trong đó đất nông nghiệp là 288,5ha chiếm 86,19%. Đại Yên là xã thuần nông nghiệp, nằm sát với thị trấn Chúc Sơn, cách trung tâm Huyện 2km, có vị trí địa lý và giao thông thuận lợi cho việc phát triển kinh tế - xã hội và giao lưu hàng hóa.

- Vùng bán sơn địa lựa chọn xã Tân Tiến là địa bàn nghiên cứu: Xã Tân Tiến có diện tích tự nhiên là 1.322,54ha, trong đó đất nông nghiệp 857,54ha chiếm 65,38%. Tân Tiến là xã bán sơn địa, địa hình không bằng phẳng, ngập úng, nắng hạn xảy ra thường xuyên, gây ra những khó khăn, ảnh hưởng nhất định cho sản xuất và đời sống, nhưng cũng tạo điều kiện cho địa phương phát triển một nền sản xuất nông nghiệp đa dạng, phong phú.

3.3.3. Phương pháp điều tra sơ cấp

Để đánh giá công tác DĐĐT và hiệu quả sản xuất nông nghiệp sau DĐĐT, chúng tôi lựa chọn các chỉ tiêu điều tra phỏng vấn trực tiếp các nông hộ tại 03 xã:

Đại Yên (đại diện cho vùng đồng bằng) và xã Tân tiến (đại diện cho vùng bán sơn địa) và vùng bãi chọn xã Văn võ. Mỗi xã điều tra phỏng vấn 50 hộ, các chỉ tiêu điều tra thể hiện ở trong phiếu điều tra nông hộ.

3.3.4. Phương pháp xử lý số liệu, dữ liệu

Tiến hành xử lý số liệu thống kê bằng phần mềm Excel sau khi điều tra, phỏng vấn nông hộ theo phiếu điều tra đã xây dựng. Trên cơ sở đó phân tích, đánh giá về thực trạng công tác dồn điền và ảnh hưởng của nó đến sản xuất nông nghiệp trên phạm vi toàn huyện.

3.3.5. Phương pháp đánh giá hiệu quả sử dụng đất

* Hiệu quả kinh tế

Hiệu quả là một phạm trù kinh tế phản ánh mặt chất lượng của các hoạt động kinh tế. Mục đích của sản xuất và phát triển kinh tế, xã hội là đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về vật chất và tinh thần của toàn xã hội, khi nguồn lực sản xuất của xã hội ngày càng trở nên khan hiếm, việc nâng cao hiệu quả là một đòi hỏi khách quan của mọi nền sản xã hội.

Để đánh giá hiệu quả kinh tế tính trên 1 ha đất nông nghiệp, lựa chọn hệ thống chỉ tiêu kinh tế sau đây:

+ Giá trị sản xuất: (GO: Gross Ouput) GO = ∑ Qi*Pi

Trong đó: Qi: là sản lượng của sản phẩm thứ i được tạo ra Pi: là giá trị của đơn vị sản phẩm thứ i

+ Chi phí trung gian (IC: Intermediate Cost) IC = ∑ Cj

Trong đó: Cj là khoản chi phí thứ j

+ Giá trị gia tăng (VA: Velue Added) VA = GO – IC

+ Thu nhập hỗn hợp (MI: Mixel Income)

MI = VA – KHTS (Khấu hao) - T (Thuế) - L (Thuê lao động)

+ Giá trị ngày công lao động: giá trị ngày công lao động = thu nhập hỗn hợp/số công lao động.

+ Hiệu quả kinh tế / một ngày công lao động (LĐ) quy đổi: GO/LĐ và VA/LĐ.

Các chỉ tiêu phân tích được đánh giá định lượng bằng tiền theo thời giá hiện hành và định tính bằng mức độ cao thấp. Các chỉ tiêu đạt được càng cao thì hiệu quả kinh tế càng lớn.

* Hiệu quả xã hội: là mối tương quan so sánh giữa kết quả xã hội (kết quả xét về mặt xã hội) và tổng chi phí bỏ ra, chủ yếu phản ánh bằng các chỉ tiêu mang tính chất định tính như tạo công ăn việc làm cho lao động, xóa đói giảm nghèo, định canh, định cư, công bằng xã hội, nâng cao mức sống của toàn dân.

Do điều kiện về mặt thời gian và phạm vi nghiên cứu của đề tài nên chúng tôi đánh giá hiệu quả xã hội theo chỉ tiêu thu hút nhiều lao động, giải quyết công ăn việc làm cho người nông dân.

3.3.6. Phương pháp tổng hợp, phân tích

Tổng hợp các số liệu, tài liệu, kết quả điều tra,… từ đó phân tích, đánh giá quá trình thực hiện và hiệu quả của công tác dồn điền đổi thửa; phân tích các chỉ số đánh giá hiệu quả sử dụng đất trước và sau khi thực hiện dồn điền đổi thửa trên địa bàn nghiên cứu. Từ những phân tích, tổng hợp đó làm cơ sở để đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và ảnh hưởng của công tác dồn điền đổi thửa đến sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện chương mỹ, thành phố hà nội (Trang 46 - 51)