Điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và ảnh hưởng của công tác dồn điền đổi thửa đến sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện chương mỹ, thành phố hà nội (Trang 51 - 55)

PHẦN 4 KÊT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. ĐÁNH GIÁ KHÁI QUÁT ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ-XÃ

4.1.1. Điều kiện tự nhiên

4.1.1.1. Vị trí địa lý

Hình 2.1: Bản đồ hành chính huyện Chương Mỹ năm 2012

Hình 4.1. Sơ đồ hành chính huyện Chương Mỹ

Chương Mỹ là huyện ngoại thành nằm ở phía Tây Nam Hà Nội, cách trung tâm thủ đô Hà Nội 20 km. Huyện có vị trí địa lý như sau: Phía Bắc giáp huyện Quốc Oai; Phía Đông giáp quận Hà Đông, huyện Thanh Oai; Phía Nam giáp huyện Ứng Hoà, Mỹ Đức; Phía Tây giáp huyện Lương Sơn (tỉnh Hoà Bình). Trên địa bàn huyện có quốc lộ 6A đi các tỉnh phía Tây Bắc dài 18km, đường tỉnh lộ 419, có chuỗi đô thị Xuân Mai - Hòa Lạc – Sơn Tây; có tuyến đường Hồ

Chí Minh chạy qua huyện với chiều dài 16,5km. Với những ưu đãi về vị trí địa lý, Chương Mỹ trở thành trung tâm giao thương kinh tế giữa các tỉnh vùng Tây Bắc với vùng Đông Bắc.

Huyện gồm 32 đơn vị hành chính (30 xã và 2 thị trấn) với tổng diện tích tự nhiên là 23.294,92 ha.

4.1.1.2. Đặc điểm địa hình, địa mạo

Địa hình của huyện được chia làm 3 vùng rõ rệt: Vùng Đồi gò, vùng “Núi sót” và vùng Đồng bằng với hệ thống sông Bùi - sông Tích phía Tây, sông Đáy bao bọc phía Đông huyện đã tạo tiền đề cho sự phát triển nông nghiệp trồng lúa nước ở vùng này từ rất sớm. Đồng thời kết hợp với hệ thống đồi núi, sông hồ, đồng ruộng tạo nên những cảnh quan thiên nhiên kỳ thú, thơ mộng và đầy ắp những huyền thoại nhưng cũng vừa là tuyến phòng thủ tự nhiên vững chắc về phía Tây Nam của Thủ đô.

4.1.1.3. Đặc điểm khí hậu, thời tiết

Chương Mỹ cùng chung chế độ khí hậu của thành phố Hà Nội với đặc điểm là khí hậu nhiệt đới gió mùa. Rõ nét nhất là sự thay đổi và khác biệt của hai mùa nóng, lạnh: Từ tháng 5 đến tháng 9 là mùa nóng và mưa; từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau là mùa đông thời tiết khô ráo. Giữa hai mùa đó lại có hai thời kỳ chuyển tiếp (tháng 4 và tháng 10).

- Mùa nóng (từ tháng 5 đến tháng 10): khí hậu ẩm ướt, mưa nhiều, hướng gió chủ đạo là Đông Nam, nhiệt độ trung bình là 27-290C, mùa mưa tháng 7-9, lượng mưa trung bình là 1.676mm.

- Mùa lạnh (từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau): thời kỳ đầu khô lạnh, nhưng cuối mùa lại mưa ẩm ướt, hướng gió chủ đạo là Đông Bắc, nhiệt độ trung bình là 230C tháng thấp nhất là 6-80C, độ ẩm thấp nhất 84%, cao nhất 95 %.

4.1.1.4. Đặc điểm thủy văn

Hệ thống thủy lợi cung cấp nước tưới cho sản xuất nông nghiệp của huyện chủ yếu lấy từ nguồn nước ở những con sông và hồ chứa nước.

Sông Bùi chảy từ phía Tây về phía Đông của huyện qua 13 xã, trong đó có 10 xã thuộc vùng phía Tây huyện; Sông Đáy chảy từ Bắc xuống Nam, chảy qua địa phận 9 xã. Hai con sông trên vừa là nguồn nước tưới quan trọng, vừa là hai trục tiêu tự chảy chính cho các vùng đất đai của huyện khi có mưa lũ; ngoài ra

huyện Chương Mỹ có rất nhiều hồ chứa nước lớn nhỏ khác nhau, trong đó hồ lớn nhất là hồ Đồng Sương có diện tích là 206ha nằm ở địa phận của xã Trần Phú, sau đó đến hồ Văn Sơn diện tích là 175ha nằm ở địa phận xã Hoàng Văn Thụ, hồ Miễn diện tích 75ha nằm ở địa phận xã Nam Phương Tiến. Ngoài ra còn có 4 hồ trữ nước vừa và các đầm nhỏ nằm rải rác ở các xã khác nhau trong địa bàn huyện. Tổng trữ lượng nước của các hồ khoảng 17,3 triệu m3.

Huyện Chương Mỹ chịu ảnh hưởng chế độ thủy văn của sông Đáy và sông Bùi. Lưu lượng trung bình nhiều năm là 2.710m3/s. Mực nước mùa khô thường từ 2,5-3,5m; vào mùa lũ thường lên cao 9-12m.

Bên cạnh nguồn nước mặt huyện Chương Mỹ còn có nguồn nước mưa và nước ngầm khá phong phú để phục vụ cho sản xuất nông nghiệp. Nguồn nước ngầm là nguồn tài nguyên vô cùng quan trọng, nó không những cung cấp nước cho sản xuất mà còn là nguồn nước sinh hoạt chủ yếu của đời sống nhân dân trong huyện, đặc biệt là đối với vùng đồi gò.

Nhìn chung các nguồn nước dự trữ tương đối dồi dào, đảm bảo cơ bản phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, đời sống dân sinh và phát triển nuôi trồng thuỷ sản của huyện Chương Mỹ nói chung và phía Tây của huyện nói riêng hiện nay. Do lượng mưa phân bố không đều các tháng trong năm, nên hàng năm vẫn có tình trạng nhiều diện tích bị ngập úng cục bộ khi gặp mưa lớn kéo dài, hoặc gặp hạn khi mùa khô. Nếu về lâu dài lượng nước của các nguồn trên sẽ không đủ để đáp ứng cho sự phát triển công nghiệp hoá và hiện đại hoá.

4.1.1.5. Tài nguyên khoáng sản, môi trường

Chương Mỹ có nguồn núi đá để sản xuất vật liệu xây dựng cho giao thông và đá ốp lát phục vụ trang trí, xuất khẩu. Ngoài ra còn có cao lanh ở Xuân Mai, than bùn ở Phụng Châu... đất làm gạch công nghiệp.

Các nguồn tài nguyên trên góp phần phát triển kinh tế, chuyển dịch cơ cấu cây trồng, phát triển du lịch. Tuy có điều kiện thuận lợi về quy mô khai thác công nghiệp, song việc sử dụng, khai thác còn chậm, trình độ tiếp thị còn yếu, đầu ra tiêu thụ chậm, ảnh hưởng đến sản xuất. Nhìn chung tiềm năng vùng này còn rất lớn, nhưng còn thiếu vốn, thiếu kinh nghiệm, chưa có quy hoạch tổng thể nên chưa thu hút được các nhà đầu tư trong và ngoài nước vào huyện

4.1.1.6. Đặc điểm thổ nhưỡng

trường và phòng Nông nghiệp huyện, Chương Mỹ có các nhóm đất được thể hiện trong bảng 4.1:

Bảng 4.1. Bảng thống kê các nhóm đất của huyện Chương Mỹ năm 2012

Nhóm đất Ký hiệu Đặc điểm Diện tích

(ha) Tỷ lệ (%) 1. Đất xám feralit phát triển trên đất phù sa cổ

Xfp TP cơ giới nhẹ, đất chua,

Đạm, lân, kali tổng số nghèo 4.317,40 34,65 2. Đất nâu đỏ trên phiến sét Fd Hàm lượng mùn khá, lân và Kali tổng số rất nghèo 232,00 1,90 3. Đất nâu vàng trên phù sa cổ FX

Hàm lượng mùn TB, lân lân dễ tiêu thấp, kali tổng số và Kali trao đổi thấp

1378,50 11,06

4. Đất phù sa biến đổi

glây nông Flc.gl

TPCG thịt nhẹ đến thịt nặng, chua đến rất chua, mùn đạm, kali tổng số khá, lân và Kali dễ tiêu nghèo

2.077,60 16,66

5. Đất phù sa biến đổi

cơ giới nhẹ Flc-a

Tầng mặt kết von sắt và Mangan, mùn đạm, kali tổng số TB, lân và Kali dễ tiêu trung bình

1.676,00 13,45

6. Đất phù sa biến đổi

kết vón nông FLc-el

TP cơ giới đất cát pha, đất

thịt trung bình 2.775,00 22,28

Tổng 12.456,20 100,00

Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Chương Mỹ, (2012) Qua bảng 4.1 cho thấy, đất đai của huyện chủ yếu là đất feralit phát triển trên phù sa cổ (4.317,4 ha). Đá cấu tạo nên đất của vùng là loại đá vôi và đá phiến thạch, thuộc nhóm đá trầm tích. Đất đai của huyện được chia làm 02 nhóm:

* Nhóm đất đồi núi với các loại đất chính:

- Đất nâu vàng trên phù sa cổ: loại này phân bố chủ yếu ở xã Tiên Phương. Có độ cao từ 50-100m so với mặt biển, có độ dốc từ 15-25O. Thành phần cơ giới chủ yếu là đất thịt nhẹ.

- Đất nâu đỏ trên phiến sét: loại này phân bố trên các khu vực có núi đá vôi của xã Nam Phương Tiến, xã Trần Phú. Thành phần cơ giới là đất cát pha, đất thịt nhẹ, tầng đất canh tác dày 10-15cm, độ dốc từ 15-25O.

* Nhóm đất ruộng với các loại đất chính sau:

- Đất feralit biến đổi, do trồng lúa: loại này tập trung chủ yếu quanh các khu vực có núi đá vôi, ở các xã thuộc phía Tây huyện Chương Mỹ. Thành phần cơ giới chủ yếu là đất cát pha, đất thịt trung bình. Đất ở các xã phía Tây của huyện ở khu vực dọc theo đường quốc lộ 21 do bị rửa trôi nhiều kim loại kiềm, kiềm thổ (Ca, Mg), tích lũy nhiều sắt, nhôm, nên đất bị kết vón nặng, do đó những vùng này thường có nhiều đá ong, có nơi tầng đất mặt chỉ sâu 40cm là đến đá ong, như ở xã Trần Phú, xã Nam Phương Tiến, gây nhiều khó khăn cho quá trình sản xuất nông nghiệp.

- Đất phù sa biến đổi glây nông: loại này phân bố ở các xã thuộc khu vực ruộng trũng giữa huyện. Thành phần cơ giới chủ yếu là đất thịt trung bình và thịt nặng. Tầng đất canh tác từ 18-20cm. Khu vực này thường xuyên có nước nên đa số đất bị gley.

- Đất phù sa biến đổi cơ giới nhẹ: loại này phân bố chủ yếu vùng ngoài đê dọc bờ hữu sông Đáy. Thành phần cơ giới chủ yếu là đất cát pha, đất thịt trung bình, phù hợp với việc phát triển sản xuất các loại rau màu, cây công nghiệp và cây ăn quả.

- Đất phù sa biến đổi kết von nông: loại này phân bố ở hầu hết các xã phía Tây của huyện Chương Mỹ. Có độ dốc nhẹ từ 5-10O, có độ cao 10-50m so với mặt biển. Thành phần cơ giới chủ yếu là đất cát pha.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và ảnh hưởng của công tác dồn điền đổi thửa đến sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện chương mỹ, thành phố hà nội (Trang 51 - 55)