Tình hình dồn điền đổi thửa tại một số tỉnh của Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và ảnh hưởng của công tác dồn điền đổi thửa đến sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện chương mỹ, thành phố hà nội (Trang 28 - 36)

PHẦN 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.3. TÌNH HÌNH DỒN ĐIỀN ĐỔI THỬA TRÊN THẾ GIỚI VÀ Ở VIỆT

2.3.2. Tình hình dồn điền đổi thửa tại một số tỉnh của Việt Nam

2.3.2.1. Thực trạng ruộng đất nông nghiệp ở Việt Nam

nhỏ vị trí riêng lẻ xa rời nhau (từ 3 thửa đất trở lên). Ở miền Bắc nước ta, theo con số ước tính, toàn quốc có khoảng 75 triệu mảnh ruộng, trung bình một hộ nông dân có khoảng 7 - 8 mảnh. Manh mún đất đai được coi là một trong những rào cản của phát triển sản xuất nông nghiệp nhất là sản xuất trồng trọt, cho nên rất nhiều nước đã và đang thực hiện chính sách khuyến khích tập trung đất đai (Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, 2003). Việt Nam cũng đang thực hiện chính sách này trong mấy năm gần đây. Dưới quan điểm kinh tế nếu manh mún đất đai làm cho lao động và các nguồn lực khác phải chi phí nhiều hơn thì việc giảm mức độ manh mún đất đai sẽ tạo điều kiện để các nguồn lực này được sử dụng có hiệu quả hơn. Như vậy, trên tổng thể nền kinh tế sẽ đạt được lợi ích khi ta giảm mức độ manh mún đất đai. Tuy nhiên, mức độ manh mún đất đai cũng mang lại một số lợi ích nhỏ, trước mắt cho nông dân. Do đó ở nhiều nơi nông dân muốn duy trì một mức độ nào đó của tình trạng này.

* Đồng bằng sông Hồng

Muốn có được những giải pháp triệt để khắc phục tình trạng manh mún ở ĐBSH trước hết phải nghiên cứu những đặc điểm của manh mún ruộng đất và những nguyên nhân gây nên tình trạng này. Manh mún ruộng đất ở ĐBSH là một hiện tượng mang tính lịch sử. Tình trạng manh mún thể hiện trên cả 2 góc độ: manh mún về ô thửa và bình quân quy mô ruộng đất/hộ gia đình nông dân. Vào những năm 30 của thế kỷ trước, ĐBSH đã có đến 16,0 triệu thửa ruộng to nhỏ khác nhau. Diện tích trung bình mỗi thửa ở tỉnh Bắc Ninh lúc bấy giờ là 680 m2. Nếu tính riêng diện tích phải giành ra làm bờ vùng, bờ thửa thì ĐBSH đã mất đi trên 3% diện tích đất canh tác. Đến năm 1997, tình trạng manh mún ruộng đất ở ĐBSH vẫn đứng ở vị trí thứ 2 trong 7 vùng sinh thái cả nước, chỉ sau miền núi phía Bắc (Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2003).

Ở đồng bằng sông Hồng hiện nay sự manh mún ruộng đất cấp nông hộ thể hiện ở các đặc điểm sau:

- Diện tích canh tác bình quân trên hộ hay trên lao động rất thấp (chỉ khoảng 0,25 ha/hộ.

- Số lượng các hộ có diện tích từ 1ha trở lên không đáng kể (chưa đầy 15%) đa số có diện tích nhỏ hơn 0,50 ha.

- Bình quân diện tích canh tác trên hộ và trên khẩu có xu thế giảm do mất đất nông nghiệp và sự gia tăng của dân số nông thôn.

Bảng 2.4. Thay đổi quy mô đất nông nghiệp ở nông hộ (%)

Loại quy mô hộ 2005 1994 So sánh

2005/1994 1. Hộ không sử dụng đất 4,16 1,15 3,01 2. Hộ có dưới 0,2 ha 25,15 26,59 - 1,44 3. Hộ có từ 0,2 ha đến dưới 0,5 ha 39,19 43,96 - 4,77 4. Hộ có từ 0,5 ha đến dưới 1 ha 16,42 16,23 0,19 5. Hộ có từ 1 ha đến dưới 3 ha 13,06 10,52 2,54 6. Hộ có từ 3 ha đến dưới 5 ha 1,57 0,98 0,59 7. Hộ có từ 5 ha đến dưới 10 ha 0,40 0,19 0,21 8. Hộ có từ 10 ha trở lên 0,05 0,02 0,03

Nguồn: Chu Mạnh Tuấn, (2007)

+ Tình trạng manh mún về số ô thửa

Tại thời điểm chia ruộng năm 1993 để đảm bảo công bằng, các hộ nông dân được chia ruộng cao-thấp, xa - gần, tốt - xấu khiến ruộng đất bị phân chia thành rất nhiều thửa loại, hạng đất khác nhau và manh mún rất cao. Tình trạng mang mún ở ĐBSH cũng như các vùng kinh tế khác trong cả nước tập trung chủ yếu trên các loại đất trồng cây hàng năm và mức độ manh mún thể hiện ở 2 mặt (Chu Mạnh Tuấn, 2007):

Bảng 2.5. Mức độ manh mún ruộng đất ở các vùng trong cả nước TTT Vùng sinh thái TTT Vùng sinh thái Tổng số thửa trên/ hộ Diện tích bình quân (m2)/thửa Trung

bình biệt Cá Đất lúa Đất rau

1 Trung du miền núi Bắc bộ 10 – 20 150 150 - 300 100 – 150

2 Đồng bằng sông Hồng 7 25 300 - 400 100 – 150

3 Duyên hải Bắc Trung bộ 7 – 10 30 300 - 500 200 – 300 4 Duyên hải Nam Trung bộ 5 – 10 30 300- 1000 200 – 1000

5 Tây Nguyên 5 25 200 - 500 1000 – 5000

6 Đông Nam bộ 4 15 1000 - 3000 1000 – 5000

7 Đồng bằng sông Cửu Long 3 10 3000 - 5000 500 – 1000 Nguồn: Tổng cục Địa chính, (1997)

Diện tích/thửa: Với cây lúa, diện tích/thửa biến động từ 200 đến 400 m2, với cây màu nhỏ hơn từ 100-200 m2 đặc biệt, với cây rau thì rất nhỏ chỉ từ 20 – 50 m2, tỷ lệ thửa có diện tích < 100 m2 chiếm đến 5 - 10% tổng số thửa.

Số thửa/hộ: Số hộ có từ 7 đến 10 thửa là phổ biến, thậm chí có nơi lên tới 25 thửa, cá biệt có hộ có 47 thửa (Vĩnh Phúc). Về số thửa/hộ giữa các vùng cũng có sự khác nhau. Ví dụ: ở Nam Định là 5,7 thửa, ở Tỉnh Hà Nam là 8,3 thửa, trong đó ở Hải Dương là 11 thửa.

Kết quả điều tra của Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp năm 2003 cũng phản ánh rõ mức độ manh mún đất nông nghiệp ở 5 tỉnh thuộc vùng ĐBSH, kết quả cụ thể được tổng hợp ở bảng 2.6.

Bảng 2.6. Mức độ manh mún ruộng đất ở một số tỉnh vùng ĐBSH

TT Tỉnh

Tổng số thửa/hộ Diện tích bình quân/thửa (m2)

Ít nhất Nhiều nhất Trung bình Nhỏ nhất Lớn nhất Trung bình 1 Hải Phòng 18 6 - 8 20 - - 2 Hải Dương 9,0 17 11,0 10 - - 3 Vĩnh Phúc 7,1 47 9,0 10 5968 228 4 Nam Định 3,1 19 5,7 10 1000 288 5 Ninh Bình 3,3 24 8,0 5 3224 -

Nguồn: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, (2003) Kết quả ở bảng 2.6 cho thấy mức độ manh mún ruộng đất thuộc một số tỉnh đồng bằng sông Hồng rất khác nhau; ở các tỉnh đông dân, diện tích đất nông nghiệp ít thì mức độ manh mún càng cao và đây cũng là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến sản lượng các loại cây trồng.

2.3.2.2. Tình hình thực hiện dồn đổi ruộng đất ở một số tỉnh ở nước ta

Dồn điền đổi thửa không phải là một tiêu chí trong xây dựng NTM, song với những địa phương có diện tích đất nông nghiệp manh mún, nhỏ lẻ, phân tán, bình quân mỗi hộ dân sở hữu nhiều ô, thửa ruộng phân tán trên nhiều cánh đồng như hầu hết các xã của thành phố Nam Định thì việc làm này hết sức cần thiết. Nếu tiến hành thành công DĐĐT sẽ có tác động tích cực tới hầu hết 19 tiêu chí trong xây dựng NTM. Chính vì vậy, để triển khai thắng lợi Chương trình 02-CTr/TU, Ban chỉ đạo thành phố Nam Định đã xác định một trong những khâu đột phá là tập trung chỉ đạo thực hiện công tác DĐĐT diện tích đất nông nghiệp không nằm trong quy hoạch công nghiệp và quy hoạch đô thị. Ngay sau khi UBND thành phố Nam Định có kế hoạch và Hướng dẫn, các Huyện, xã, thị trấn đã nhanh chóng xây dựng kế hoạch và ban hành nghị quyết về công tác DĐĐT, đồng thời giao chỉ tiêu

kế hoạch cụ thể để các xã căn cứ phấn đấu thực hiện. Các xã đã bám sát hướng dẫn của Sở NN-PTNT tiến hành xây dựng phương án DĐĐT trình duyệt, đồng thời rà soát nhân khẩu, hộ khẩu, diện tích đất nông nghiệp giao theo Nghị định số 64/CP, một số xã đã và đang tiến hành đo đạc, quy hoạch giao thông, thủy lợi nội đồng.

Tại các địa phương trình tự, phương pháp đã cơ bản thực hiện theo hướng dẫn của tỉnh. Nhiều huyện, thị xã đã coi nhiệm vụ DĐĐT là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong năm 2013.

Với những kết quả tích cực cũng đồng nghĩa với năng lực tổ chức thực hiện các nội dung Chương trình xây dựng NTM nói chung và công tác DĐĐT nói riêng của cán bộ từ huyện đến xã, thị trấn đã được nâng lên rõ rệt, củng cố lòng tin của nhân dân vào chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, tạo công bằng, dân chủ trong cộng đồng nông thôn.

Tuy nhiên, công tác DĐĐT là một việc làm rất khó, bởi nó đụng chạm tới quyền lợi của hầu hết các hộ dân, phải tiến hành một khối lượng công việc rất lớn từ xây dựng phương án, kế hoạch triển khai, đến tổ chức tuyên truyền, họp ở nhiều cấp, đo đạc, lên bản đồ, gắp thăm, chia đất, cấp hồ sơ giấy tờ... chính vì vậy cán bộ địa phương ở một số nơi ngại, không muốn làm. Công tác tuyên truyền, vận động nhân dân ở một số nơi hạn chế, chưa làm cho người dân thấy được ích lợi trước mắt và lâu dài của công tác DĐĐT. Những nguyên nhân đó đã dẫn đến một số hạn chế, khó khăn trong công tác DĐĐT trong thời gian qua tại các địa phương và rất cần phải khắc phục.

* Huyện Trực Ninh, thành phố Nam Định:

Tại huyện Trực Ninh, thành phố Nam Định là một trong những huyện đi đầu và làm tốt công tác chuyển đổi đất nông nghiệp để thực hiện cùng một lúc nhiều mục tiêu, đó là: khắc phục tình trạng đất manh mún, giảm thiểu số thửa ruộng trên mỗi hộ; kết hợp quy hoạch lại đồng ruộng phù hợp với yêu cầu sản xuất hàng hoá; tập trung lại đất công của từng xã lâu nay nằm tản mạn trong các hộ, việc quản lý và sử dụng diện tích đất này không hiệu quả. Trong năm 2003 có 19 xã, thị trấn đã hoàn thành kế hoạch công tác dồn điền đổi thửa. Còn xã Liêm Hải hoàn thành 26/33 đội (7 đội chưa thực hiện là các đội 1, 2, 10, 18 HTXNN Trực Liêm và các đội 5, 6, 10 HTXNN Trực Hải); xã Phương Định hoàn thành 8/10 đội của HTXNN Trực Phương, (2 đội chưa thực hiện là đội ông Hưng và đội ông Bộ thôn Cự Trữ); HTXNN Trực Định 14/14 đội chưa

triển khai. Đến năm 2016 HTXNN Trực Định đã thực hiện tại 5 đội là Hoà Lạc, Hoà Bình, Đại Thắng 1, Đại Thắng 2 và An Trong.

Qua tổng hợp, công tác dồn điền đổi thửa đã đạt được một số mục đích, yêu cầu đề ra đó là:

+ Số thửa đất nông nghiệp bình quân/hộ đã giảm trên 34%: Từ 4,80 thửa/hộ xuống còn 3,16 thửa/hộ.

+ Đất công ích và đất dành cho quy hoạch đã được dồn đổi cơ bản tập trung theo vùng và theo quy hoạch; số thửa đất công ích giảm 2.627 thửa (= 44,7%) số thửa, từ 5.868 thửa xuống còn 3.241 thửa.

+ Bước đầu đã hình thành các vùng sản xuất tập trung, vùng chuyển đổi cơ cấu cây trồng, diện tích đất trồng lúa có năng suất thấp được chuyển sang nuôi trồng thủy sản, diện tích đất sản xuất cây vụ đông được tăng lên.

+ Hiệu quả cho thuê đất công ích và đất nông nghiệp dành cho quy hoạch tăng lên rõ rệt.

+ Song song với công tác dồn điền đổi thửa, việc lập hồ sơ cấp đổi GCN QSDĐ nông nghiệp đã được triển khai, đến nay đã lập xong hồ sơ cấp đổi GCN sau dồn điền đổi thửa tại 11 xã với 21.005 hộ đạt 47,55%. Trong đó đã có quyết định cấp GCN của UBND huyện và ký, trao GCN tới hộ nông dân là 11.048 hộ.

Tỉnh Phú Thọ chọn 4 xã: Lương Lỗ (Thanh Ba), Nga Sơn (Sông Thao), Bản Tuyên (Phong Châu) và xã Trung Vương (TP Việt Trì) tổ chức làm thí điểm và sau khi sơ kết, tỉnh đã quyết định mở rộng thí điểm 60 xã ở các vùng khác nhau.

* Tỉnh Thanh Hóa:

Thực hiện chủ trương của Đảng, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thanh Hóa đã ban hành chỉ thị 07-CT/TU ngày 25/11/1992, đồng thời Uỷ ban nhân dân Tỉnh cũng ra Quyết định số 117-NN/UBTH ngày 29/01/1993 về việc giao ruộng đất ổn định lâu dài và cấp GCN quyền sử dụng đất đến hộ nông dân. Theo đó, diện tích đất nông nghiệp giao cho hộ được căn cứ vào số khẩu nông nghiệp hiện có (có xem xét thêm một số đối tượng khác) và mức đất nông nghiệp bình quân theo khẩu của từng thôn, từng hợp tác xã nông nghiệp; vị trí, diện tích đất giao trên cơ sở ổn định diện tích đất nông nghiệp mà các hợp tác xã nông nghiệp đã giao khoán cho các hộ theo Nghị quyết số 10 của Bộ Chính trị.

Việc giao đất lâu dài đã được thực hiện trên 637 xã (100% số xã) với 206.126 ha giao cho 631.016 hộ, đạt tỷ lệ 100%. Sau giao đất lâu dài, các xã đã

đo đạc, chỉnh lý bản đồ địa chính, lập hồ sơ địa chính, đã cấp được 629.973 GCN quyền sử dụng đất cho hộ gia đình, cá nhân, đạt tỷ lệ 99% số GCN quyền sử dụng đất phải cấp. Tại nhiều địa phương trong tỉnh, đất ở, đất nông nghiệp được cấp trong cùng một GCN. Với việc giao đất này, mỗi hộ bình quân có khoảng 10 thửa đất, mỗi thửa có diện tích trung bình 330m2.

Mặc dù việc giao đất đã tạo động lực thúc đẩy sản xuất nông nghiệp trong tỉnh phát triển, đời sống nhân dân từng bước được cải thiện. Tuy nhiên, sau một thời gian sản xuất, việc chia nhỏ ruộng đất đã bộc lộ nhiều hạn chế như cản trở việc ứng dụng các thành tựu khoa học – kỹ thuật vào sản xuất, khó khăn trong thực hiện cơ giới hóa sản xuất, gây lãng phí công lao động và tài nguyên đất, hiệu quả sử dụng đất không cao, khó hình thành các vùng sản xuất lớn, tập trung, cản trở quá trình đưa nền nông nghiệp từ tự cấp, tự túc lên sản xuất hàng hóa lớn.

Đứng trước tình hình đó, Đảng đã đưa ra chủ trương DĐĐT nhằm khắc phục tình trạng manh mún, nhỏ lẻ rộng đất, nâng cao hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp. Thực hiện chủ trương này, Ban thường vụ Tỉnh ủy Thanh Hóa ban hành Chỉ thị số 13-CT/TU, ngày 03/9/1998 về “Cuộc vận động thực hiện đổi điền, dồn thửa tạo điều kiện cho nông dân phát triển nông nghiệp”. Căn cứ vào chỉ thị và điều kiện thực tiễn, các địa phương từ huyện đến xã đều xây dựng nghị quyết lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ này.

Theo Báo cáo của Sở Tài nguyên và Môi trường, tính đến tháng 5 năm 2012 toàn tỉnh có 411/540 xã thuộc 20 huyện, thị xã, thành phố thực hiện việc DĐĐT, với tổng diện tích đã thực hiện là 105.123 ha. Cụ thể, diện tích bình quân một thửa tăng từ 330m2 lên 1.500 m2, mỗi hộ giảm xuống còn trung bình khoảng 2 thửa đất, trong đó có nhiều huyện đã thực hiện rất tốt chủ trương này, như: Đông Sơn bình quân 1,35 thửa/hộ; Như Thanh 1,56 thửa/hộ; Yên Định và Thạch Thành 1,6 thửa/hộ, Triệu Sơn 1,74 thửa/hộ… Sau thực hiện DĐĐT đã cấp được 252.406 GCN quyền sử dụng đất cho 148.221 hộ với tổng diện tích 24.768 ha.

Việc thực hiện DĐĐT đã tạo điều kiện cho các địa phương thực hiện quy hoạch sắp xếp lại đồng ruộng, thực hiện kiên cố hoá kênh mương, giao thông nội đồng để từng bước tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn, huy động sức dân đào đắp làm mới, tu sửa hệ thống thuỷ lợi (kênh mương, cầu cống), giao thông nội đồng. Đến nay, hệ thống thuỷ lợi, giao thông nội đồng cơ bản được kiên cố hóa, bảo đảm cho sản xuất nông nghiệp. Việc cơ giới hóa

trong sản xuất và thu hoạch ở các địa phương được đẩy nhanh hơn, các thành tựu khoa học, kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp từng bước được đưa vào áp dụng thuận lợi hơn. Tiêu biểu có các huyện Đông Sơn, Yên Định, Triệu Sơn… đã đưa nhiều máy móc vào quá trình sản xuất lúa gạo như máy cày, máy cấy, máy gặt đập liên hợp. Đặc biệt, trong sản xuất lúa, nông dân các huyện này không phải cất công gieo mạ mà đã chuyển sang sử dụng mạ khay, cấy bằng máy, vừa tiết

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và ảnh hưởng của công tác dồn điền đổi thửa đến sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện chương mỹ, thành phố hà nội (Trang 28 - 36)