Dồn điền đổi thửa đã làm thay đổi diện tích đất giao thông thuỷ lợi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và ảnh hưởng của công tác dồn điền đổi thửa đến sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện chương mỹ, thành phố hà nội (Trang 80 - 81)

PHẦN 4 KÊT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.4.3.Dồn điền đổi thửa đã làm thay đổi diện tích đất giao thông thuỷ lợi

Công tác chuyển đổi ruộng đất đã làm giảm tình trạng manh mún ruộng đất, tăng quy mô diện tích các thửa ruộng. Nhưng đi kèm theo đó là sự tăng nhu cầu dịch vụ sản xuất, đặc biệt là nhu cầu đảm bảo tưới tiêu, vận chuyển sản phẩm và cơ giới hoa sản xuất trong tương lai. Vì vậy, trong triển khai dồn điền đổi thửa việc mở rộng hệ thống đường giao thông, thủy lợi nội đồng cũng là một trong những mục tiêu quan trọng mà các xã điều tra đã đạt được.

Kết quả điều tra về diện tích giao thông, thuỷ lợi ở 3 xã đại diện nghiên cứu đều tăng được thể hiện ở Bảng 4.14.

Bảng 4.14. Diện tích đất giao thông, thuỷ lợi trước và sau DĐĐT

Đơn vị tính:Ha Loại đất Tên xã Trước chuyển đổi (2013) Sau chuyển đổi (2016) Tăng (+)/giảm (-) Tỷ lệ (%) Giao thông Đại Yên 51,10 72,43 + 21,33 + 29,4 Tân Tiến 52,51 57,71 + 5,20 + 9,0 Văn Võ 86,67 103,47 + 16,80 + 16,2 Thuỷ lợi Đại Yên 66,93 81,77 + 14,84 + 18,2 Tân Tiến 30,49 31,34 + 0,85 + 2,7 Văn Võ 54,09 80,34 + 26,25 + 32,7

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra, (2017) Kết quả ở bảng 4.14 cho thấy: Dồn điền đổi thửa đất nông nghiệp đã làm tăng diện tích đất giao thông từ 9,0% (xã Tân Tiến) đến 29,4% (xã Đại Yên), thuỷ lợi nội đồng từ 2,7% (xã Tân Tiến) đến 32,7% (xã Văn Võ).

Diện tích giao thông tăng là do: Trước DĐĐT ruộng đất manh mún, giao thông nội đồng chủ yếu có chiều rộng mặt đường vừa và nhỏ, phục vụ cho người đi bộ, phương tiện thô sơ và gia súc. Thực hiện DĐĐT đã kết hợp với công tác quy hoạch lại đồng ruộng, giao thông nội đồng theo chuẩn xây dựng NTM, chiều rồng mặt đường từ 3,5 – 5 m, đảm bảo xe cơ giới lưu thông phục vụ sản xuất theo hướng CNH - HĐH.

Diện tích đất thủy lợi tăng là do: sau khi DĐĐT hệ thống thủy lợi nội đồng được quy hoạch, bố trí hợp lý, được đầu tư cứng hóa nên diện tích chiếm đất tương đối lớn, lòng kênh được nạo vét, tu bổ, đảm bảo chủ động tưới tiêu đạt trên 80% diện tích canh tác (lúa nước đạt 100%).

Việc quy hoạch lại hệ thống giao thông, thuỷ lợi nội đồng đã góp phần tích cực trong cải tạo đất, nâng cao hiệu quả kinh tế trên một đơn vị diện tích của nông hộ. Với việc tu bổ, mở rộng các tuyến kênh, mương tưới, tiêu góp phần chủ động tưới trong mùa khô hạn, tiêu trong mùa lụt đã làm cho diện tích canh tác được tưới tiêu chủ động tăng lên, nhiều cánh đồng trước kia chỉ cấy một vụ hay trồng màu nay nhờ có hệ thống tưới tiêu tương đối hoàn thiện đã được cải tạo tăng vụ hoặc chuyển đổi sang trồng lúa. Đối với việc mở rộng đất giao thông nội đồng góp phần giảm công lao động khi thu hoạch cũng như công chăm sóc, thăm đồng của nông hộ góp phần làm giảm chi phí trong sản xuất và nâng cao hiệu quả kinh tế trên một đơn vị diện tích.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và ảnh hưởng của công tác dồn điền đổi thửa đến sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện chương mỹ, thành phố hà nội (Trang 80 - 81)