Chính sách đối ngoại của NaUy đối với Liên minh châu Âu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan hệ giữa na uy và liên minh châu âu từ năm 1992 tới nay (Trang 35 - 37)

6. Cấu trúc luận văn

1.3. Chính sách đối ngoại của NaUy đối với Liên minh châu Âu

Ta có thể thấy, chính sách đối ngoại của Na Uy với EU từ trước tới nay vẫn luôn nhất quán và theo quan điểm hợp tác cùng có lợi. Mọi chính sách đưa ra đều phải đảm bảo lợi ích quốc gia trên hết.

Từ khi thiết lâp quan hệ với EU vào năm 1992 cho tới nay, Na Uy đã và đang hợp tác trên nhiều lĩnh vực với tổ chức siêu quốc gia này. Đặc biệt kể từ sau thời điểm hai nước láng giềng ở khu vực Bắc Âu là Thụy Điển và Phần Lan trở thành thành viên chính thức của EU (ngày 1 tháng 1 năm 1993), mối quan hệ giữa Na Uy và EU ngày càng chặt chẽ và sâu rộng hơn. Trong đó phải kể tới việc 80% hàng hóa và dịch vụ của Na Uy là xuất khẩu sang thị trường các quốc gia EU.

Na Uy và EU cùng hợp tác trên nhiều lĩnh vực quan trọng trong quan hệ đối ngoại như chính sách đối ngoại và an ninh, kinh tế, thương mại, năng lượng,… Kể từ khi EU mở rộng về phía đông cùng sự phát triển và lớn mạnh của EU trong nền kinh tế và chính trị thế giới, những chính sách đối ngoại của Na Uy có nhiều thay đổi nhất định, những thay đổi này sẽ được làm rõ trong chương 2 của luân văn.

38

Trong khả năng nghiên cứu có hạn của khóa luận, tác giả muốn thống kê một số văn bản thể hiện của thể đường lối và chính sách đối ngoại của Na Uy đối với EU như sau:

- Trước hết có thể kể tới đó là văn bản “Norway in Europe – The Norwegian Gorvernment’s Strategy for Cooperation with the EU 2014 – 2017”39

nhằm thể hiện “Chiến lược của Chính phủ Na Uy trong hợp tác với EU giai đoạn 2014 – 2017”. Trong đó Na Uy có đề cập tới một số vấn đề chính trong quan hệ với EU như vấn đề tăng cường an ninh, di cư, chính sách năng lượng và môi trường,… và đây cũng là những hợp tác chính từ trước tới nay trong quan hệ Na Uy – EU.

- Tiếp đó ta có thể kể tới văn bản “Norway in Europe – The Government’s work programme for cooperation with the EU 2015” nhằm thể hiện “Chương trình hoạt động của Chính phủ Na Uy đối với việc hợp tác với EU năm 2015”40

. Trong đó ta cũng có thể thấy rõ những vấn đề đối thoại quan trọng trong năm 2015 được Na Uy đề cập tới bao gồm các vấn đề về kinh tế mà cụ thể là vấn đề EEA, thị trường thủy sản, buôn bán nông sản, khí hậu cũng như tăng cường hợp tác trong các lĩnh vực về môi trường, an ninh, năng lượng, di cư, giáo dục,… Như vậy có thể thấy các chương trình hợp tác, chính sách đối ngoại của Na Uy đối với EU năm 2015 cũng chủ yếu tập trung vào các lĩnh vực mũi nhọn và chúng ta sẽ phân tích quan hệ hợp tác trong từng lĩnh vực này ở phần sau.

Để rõ hơn về chính sách đối ngoại của Na Uy đối với EU, tác giả xin được dẫn lời phát biểu sau đây của Bộ trường, Tham mưu trường Văn phòng Thủ tưởng Vidar Helgesen, người chịu trách nhiệm về vấn đề EEA và đối ngoại với EU của Bộ Ngoại giao Na Uy như sau: Chúng tôi hợp tác chặt chẽ với EU và tham gia tích cực vào các quá trình chính trị đang diễn ra ở châu

39https://www.regjeringen.no/globalassets/upload/ud/vedlegg/europa/norway_in_europe.pdf

40

Âu là vì lợi ích quốc gia của chúng tôi. Muốn có được những tác động thành công và hiệu quả tới các quyết định quan trọng của EU, Na Uy phải rõ ràng và quyết đoán hơn nữa, chủ động hơn trong các giai đoạn đầu của các cuộc tranh luận về các vấn đề chính sách của châu Âu. Mục tiêu của chính sách châu Âu của Chính phủ Na Uy hiện nay nhằm thúc đẩy các lợi ích của chính Na Uy và đóng góp vào sự phát triển tích của của Na Uy ở cả trong và ngoài nước. Hợp tác với EU là điều rất quan trọng trong việc bảo vệ các lợi ích của Na Uy trong các lĩnh vực ưu tiên của quốc gia này41

.

Như vậy có thể thấy trong quan hệ với EU, Na Uy luôn coi trọng đối tác đặc biệt này của mình và chính sách đối ngoại của Na Uy luôn dành vị trí quan trọng cho EU nhất là trong các lĩnh vực mũi nhọn và then chốt nhất.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan hệ giữa na uy và liên minh châu âu từ năm 1992 tới nay (Trang 35 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)