6. Cấu trúc luận văn
2.2. Quan hệ kinh tế
2.2.1. Cơ chế hợp tác kinh tế
Cơ chế hợp tác kinh tế trong quan hệ giữa Na Uy và EU từ năm 1992 cho tới nay được thông qua hai hiệp định lớn là Hiệp định EFTA và Hiệp định EEA. Để hiểu rõ hơn về những cơ chế hợp tác này, những nội dung dưới đây sẽ giới thiệu cặn kẽ về từng hiệp định.
Hiệp hội thương mại tự do châu Âu (European Free Trade Association – EFTA)
Hiệp hội thương mại tự do châu Âu (gọi tắt là EFTA) ra đời vào năm 1960 bởi 7 nước thành viên sáng lập là Áo, Đan Mạch, Na Uy, Bồ Đào Nha, Thụy Điển, Thụy Sĩ và Vương quốc Anh. Lý do ra đời của tổ chức này bởi lẽ các quốc gia này hoặc không có đủ khả năng hoặc không muốn gia nhập Cộng đồng kinh tế châu Âu (EEC) khi đó và nay là EU (EU) và họ vẫn muốn tạo ra khu vực kinh tế cho riêng mình, vì vậy EFTA đã được ra đời.
Hiệp ước EFTA được ký kết vào năm 1960 cho phép các quốc gia thành viên được tự do buôn bán với nhau, thúc đẩy kinh tế các quốc gia trong hiệp hội cùng phát triển.
Tuy nhiên sau một thời gian, cơ cấu thành viên của EFTA đã có sự biến đổi, cụ thể là:
- Năm 1961, Phần Lan trở thành hội viên hợp tác và sau đó vào năm 1986 trở thành thành viên chính thức của EFTA, trở thành thành viên thứ 8 của hiệp hội.
- Năm 1970, Iceland gia nhập EFTA và trở thành thành viên thứ 9 của hiệp hội.
- Năm 1973, Vương quốc Anh và Đan Mạch rời khỏi EFTA để trở thành thành viên của EC do đó EFTA chỉ còn lại 7 thành viên.
- Năm 1986 tới lượt Bồ Đào Nha cũng từ bỏ EFTA để trở thành một thành viên chính thức của Cộng đồng châu Âu khiến số thành viên của hiệp hội giảm xuống chỉ còn 6 thành viên.
- Năm 1991, Liechtenstein chính thức ra nhập EFTA nâng số thành viên của hiệp hội trở lại với con số 7.
- Tuy nhiên vào năm 1995, tiếp tục 3 quốc gia là Áo, Thụy Điển và Phần Làn cùng nhau từ bỏ EFTA để gia nhập EU khiến số thành viên của hiệp hội chỉ còn lại 4. Con số này vẫn duy trì cho tới tận bây giờ.
Mặc dù mục tiêu ban đầu của EFTA là tạo ra khu vực tự do kinh tế của riêng mình, khác với khu vực tự do kinh tế của EU, tuy nhiên các quốc gia thành viên của EFTA vẫn có những mối quan hệ nhất định đối với EU cũng như các quốc gia khác trên thế giới. Đặc biệt nhất là cho tới nay, ngoại trừ Thụy Sĩ, 3 quốc gia còn lại của EFTA đều đã trở thành thành viên của Khu vực kinh tế châu Âu (EEA), trong đó có Na Uy.
Như vậy có thể thấy các chính sách đối ngoại của Na Uy đối với EU vẫn có những sợi dây ràng buộc thông qua EFTA kể cả trên phương diện song phương giữa Na Uy và EU hay giữa Na Uy với từng thành viên của EU. Đặc biệt với mối quan hệ lịch sử từng có giữa Na Uy và các “cựu” thành viên của EFTA sẽ góp phần thúc đẩy mối quan hệ giữa Na Uy và EU trên lĩnh vực ngày càng bền chặt và sâu rộng.
Chính bởi những lý do trên cho nên trong chính sách đối ngoại của Na Uy với EU không thể bỏ qua vấn đề với EFTA cũng như ngược lại, chính sách đối ngoại của EU dành riêng cho Na Uy cũng luôn được áp dụng thông qua các chính sách đối với Hiệp hội thương mại tự do châu Âu EFTA.
Từ mối quan hệ này ta cũng có thể thấy, Na Uy luôn muốn tạo ra những cân bằng nhất định trong quan hệ với EU trong bất cứ lĩnh vực nào và việc gia nhập EFTA là một minh chứng điển hình cho điều đó.
Thông qua EFTA, mối quan hệ kinh tế nói riêng và trong các lĩnh vực khác EU, Na Uy sẽ luôn đảm bảo vị thế chủ động, tự chủ của mình trước người anh em khổng lồ.
Khu vực kinh tế châu Âu (European Economic Area – EEA)
Bên cạnh EFTA, Hiệp định về Khu vực kinh tế châu Âu (EEA) là nền tảng cho mối quan hệ giữa Na Uy và EU. EEA đã giúp mở rộng thị trường nội địa đối với Na Uy, Iceland và Liechtenstein, với bốn quyền tự do được quy định trong đó. Thêm vào đó hiệp định đã thiết lập một hệ thống nhằm đảm bảo tình trạng cạnh tranh bình đẳng.
- Một vài nét cơ bản về Khu vực kinh tế châu Âu - EEA
Khu vực kinh tế châu Âu bao gồm 27 quốc gia thành viên của EU và 3 quốc gia EEA EFTA (đó là Na Uy, Iceland và Liechtenstein) trong thị trường nội địa được quản lý, chi phối bởi những luật lệ, quy định cơ bản giống nhau. Mục đích của Hiệp định EEA là thúc đẩy thương mại và quan hệ kinh tế giữa 30 quốc gia EEA. Điều này đảm bảo việc dịch chuyển tự do của hàng hóa, lao động, dịch vụ và vốn đầu tư cũng như những quy định về cạnh tranh công bằng và không có sự phân biệt thông qua Khu vực kinh tế châu Âu.
Việc di chuyển tự do hàng hóa sẽ đảm bảo các sản phẩm, hàng hóa có nguồn gốc từ một quốc gia trong EEA có thể lưu thông một cách tự do trong phạm vị thị trường nội bộ. Việc đánh thuế hải quan và hạn chế số lượng trong buôn bán những mặt hàng này là bị cấm đối với khu vực EEA.
Thông qua việc dịch chuyển tự do nguồn lao động, tất cả công dân các quốc gia EEA có quyền làm việc tại bất cứ quốc gia nào trong tổ chức này. Học sinh, sinh viên, những người được hưởng trợ cấp và những người thất nghiệp cũng được quyền cư trú tại quốc gia khác trong EEA.
Hiệp định EEA cho phép các cá nhân và các công ty có quyền tự do xây dựng, thành lập và có quyền cung cấp các dịch vụ giữa các thành viên trong EEA theo những giới hạn bình đẳng. Thông tin và những thủ tục cấp phép đều có sẵn và có thể tìm được thông qua “the Point of Single Contact” cho những người cung cấp dịch vụ tại trang web www.altinn.no.
Việc dịch chuyển tự do của dòng vốn cho phép đầu tư xuyên biên giới của các công dân và các công ty ở EEA, không phân biệt quốc gia, nguồn gốc hay nơi thành lập. Công dân và các công ty có quyền chuyển tiền giữa các quốc gia EEA, mở các tài khoản ngân hàng, đầu tư cổ phiếu và tài chính hoặc vay tiền ở các quốc gia EEA khác.
Nguyên tắc trọng yếu của Hiệp định EEA đó là sự đồng đều, tính đồng nhất, điều đó có nghĩa là những luật lệ tương đương và tình trạng cạnh trang sẽ áp dụng cho tất cả những nhà kinh tế trong khuôn khổ EEA. Để duy trì sự đồng đều, Hiệp định EEA tiếp tục được bổ sung, cập nhật và sửa đổi để đảm bảo thể chế của thị trường nội địa EU được thực hiện trong thể chế quốc gia của các nước thành viên EEA EFTA.
Hiệp định EEA cung cấp sự hợp tác về các “vấn đề bên lề và bình đẳng cho mọi thành viên” chẳng hạn như nghiên cứu và phát triển, giáo dục, chính sách xã hội, môi trường, bảo vệ người tiêu dùng, du lịch và văn hóa và cung cấp những cơ hội tham gia vào nhiều chương trình đa dạng của EU.
Hiệp định EEA không bao gồm những chính sách chung về nông nghiệp và ngư nghiệp, hiệp định chung về thuế quan, chính sách chung về
thương mại, chính sách ngoại giao và an ninh chung, vấn đề luật pháp và nội bộ hay liên minh tiền tệ53.
- Quan hệ của Na Uy với EU thông qua EEA
Các chính sách đối ngoại của Na Uy đối với khu vực EU trong vấn đề kinh tế được thể hiện khá rõ trong hợp tác, hoạt động của quốc gia này tại Khu vực kinh tế châu Âu – EEA. Trong đó ta có thể thấy:
Na Uy đã cam kết đóng góp gần 1,79 tỉ Euro để giảm thiếu sự chênh lệch về xã hội và kinh tế giữa các quốc gia EEA từ năm 2009 tới năm 2014. Những lĩnh vực được ưu tiên bao gồm bảo vệ môi trường và biến đổi khí hậu, bảo tồn di sản văn hóa, việc làm bền vững, ổn định, vấn đề pháp luật và nội bộ, củng cố, phát triển vững mạnh xã hội dân sự. Quỹ tài trợ của EEA và Na Uy cung cấp cơ hội duy nhất là thúc đẩy hợp tác và quan hội đối tác giữa Na Uy và 15 quốc gia được hưởng lợi.
Các thành viên của EEA là Na Uy, Iceland và Liechtenstein đã xây dựng nên quỹ tài trợ của EEA và Na Uy cùng với sự mở rộng của EU và EEA vào năm 2004. Na Uy đã và đang gây dựng quỹ để giảm sự mất cân bằng, chênh lệch về xã hội và kinh tế thông qua nhiều cơ chế, hình thức kể từ khi EEA lần đầu tiên thành lập năm 1994.
Toàn bộ số tiền 1,79 tỉ Euro đã được chuẩn bị sẵn sàng cho giai đoạn 5 năm từ 2009 tới 2014, thêm vào số tiền 1,3 tỉ Euro đã sử dụng theo cơ chế của giai đoạn 2004 – 2009. Na Uy đã đóng góp tới khoảng 97% số lượng đã cam kết.
Phần lớn các cơ quan công quyền và thể chế, các tổ chức và doanh nghiệp có thể xin tài trợ. Hỗ trợ được cấp cho các ứng viên thông qua các chương trình được quản lý ở cấp quốc gia và chủ yếu được chuẩn bị sẵn thông qua các yêu cầu công khai ở các quốc gia hưởng lợi. Các cuộc đàm phán về những ưu tiên và các chương trình tại các quốc gia được hưởng lợi cho giai
53
đoạn 2009 – 2014 đã được tiến hành. Trong giai đoạn này một phương pháp tiếp cận có kế hoạch đang được ưa chuộng để bảo đảm và đạt được những hợp tác mang tính chiến lược hơn giữa các thể chế, các tổ chức có liên quan ở Na Uy và các quốc gia hưởng lợi.
Bảng 1: Đóng góp hàng năm giai đoạn 2009 – 2014 (đơn vị triệu Euro)54
Nước được hưởng lợi Số tiền hưởng lợi Nước được hưởng lợi Số tiền hưởng lợi
Ba Lan 115,6 Bulgari (Bun-ga-ri) 25,3
Hungary 30,7 Hy Lạp 12,7
Cộng hòa Séc 26,4 Estonia 9,7
Romani 61,2 Bồ Đào Nha 11,6
Slovakia 16,2 Slovenia 5,4
Lithuania 16,2 Đảo Síp 7,9
Latvia 14,6 Malta 0,9
Tây Ban Nha* 9,2 Tổng 357,7
Tỉ lệ đóng góp hàng năm của Na Uy là 97%. Như vậy Na Uy đã đóng góp 347 triệu Euro mỗi năm.
* Tây Ban Nha đã nhận hỗ trợ chuyển tiếp vào giai đoạn từ ngày 1 tháng 5 năm 2009 tới 31 tháng 12 năm 2013.
- Những lĩnh vực chính trong quan hệ hợp tác của Na Uy và EU trong khuôn khổ của quỹ tài trợ EEA và Na Uy
Bên cạnh quan hệ kinh tế, chính sách đối ngoại của Na Uy với EU trong nhiều lĩnh vực khác cũng đã được tiến hành thông qua khuôn khổ của EEA cũng như các hoạt động hỗ trợ của quỹ tài trợ, trong đó có thể kể tới như:
54
Bảo vệ và phát triển môi trường bền vững đang là một trong những lĩnh vực ưu tiên trong chính sách đối ngoại của Na Uy và EU, do đó các hoạt động trong lĩnh vực này nhận được nhiều kinh phí nhất. 30% kinh phí của mỗi quốc gia – tổng cộng khoảng 450 triệu Euro – sẽ được dành cho các vấn đề, lĩnh vực bảo vệ và quản lý môi trường, biến đổi khí hậu và năng lượng tái tạo, thu giữ và tích lũy carbon (carbon capture and storage) và đổi mới công nghiệp xanh.
Tăng cường xã hội dân sự và tăng cường năng lực của các tổ chức phi chính phủ (NGOs) đang là mối quan tâm đặc biệt của Quỹ hộ trợ của EEA và Na Uy. Tối thiểu 10% số quỹ/ ngân sách của mỗi quốc gia sẽ được dành cho các lĩnh vực như xây dựng nền dân chủ, bảo vệ quyền con người và thúc đẩy hòa nhập xã hội.
Bảo vệ di sản văn hóa châu Âu là một vấn đề được ưu tiên. Các dự án bao gồm việc khôi phục các tòa nhà lịch sử, các di tích tôn giáo và các lâu đài.
Một quỹ cho vấn đề bền vững và đối thoại xã hội sẽ được thành lập với mục đích thúc đẩy hợp tác trong các chính sách lao động giữa người lao động, nhà sử dụng lao động và các tổ chức chính phủ. Các chiến lược để đạt được tiêu chuẩn làm việc tốt và các sáng kiến để thúc đẩy sự cân bằng công việc – cuộc sống, cuộc sống lao động tại nơi làm việc, cũng như các tiêu chuẩn về sức khỏe, an toàn và môi trường tốt hơn sẽ được ưu tiên. Cân bằng giới tính thường đươc xem như chìa khóa cho sự phát triển kinh tế và sẽ là mối quan tâm trong tất cả các chương trình.
Nghiên cứu, hoc bổng và phát triển con người và xã hội là những vấn đề chính của quỹ hỗ trợ. Các chương trình hòa nhập xã hội bao gồm các biện pháp nhằm tăng cường các dịch vụ y tế công cộng và giải quyết các vấn
đề như là đói nghèo, thiếu các cơ hội bình đẳng, phân biệt đối xử hoặc bị loại khỏi thị trường lao động55.
Như vậy có thể thấy thông qua những hợp tác và đóng góp cho việc thúc đẩy hợp tác, bình đẳng giữa các nước thành viên trong EEA, Na Uy dần dần khẳng định mối quan hệ bền chặt giữa mình với EU. Với những hình thức hợp tác đa dạng, sự hỗ trợ về cả kinh tế và thể chế cho thấy Na Uy mong muốn đem tới những ảnh hưởng nhất định trong mối quan hệ với EU nói chung và với từng quốc gia thành viên tham gia vào các hoạt động đó nói riêng. Đây có thể coi là “đối sách” thông minh của một quốc gia như Na Uy khi đứng bên cạnh “anh bạn khổng lồ” là EU. Không phải là một thành viên chính thức của EU nhưng những gì mà Na Uy đã và đang thực hiện trong quan hệ kinh tế với khu vực này cho thấy quyền lợi và trách nhiệm giữa hai bên ngày càng bền chặt hơn, nhiều ràng buộc hơn. Nhưng không vì những ràng buộc đó mà Na Uy mất đi tính tự chủ của mình. Ngược lại Na Uy dần dần khẳng định “vị thế” của một đối tác đáng tin cậy cũng như vai trò của mình trong những hoạt động kinh tế, xã hội và đời sống của EU.