6. Cấu trúc luận văn
3.1. Đặc điểm mối quan hệ
EU là một nhân tố vô cùng quan trọng đối với chính sách đối ngoại của Na Uy. Hiệp định EEA và các hiệp định khác được ký kết giữa Na Uy và EU đã cung cấp một khuôn khổ cho các lợi ích to lớn của Na Uy, đồng thời Na Uy cũng sẽ tìm hiểu và tạo dựng các cơ hội và lý do cho sự hoạt động của mình ở bên ngoài EU71.
Mối liên kết giữa Na Uy với EU được tiến hành thông qua một tập hợp các thỏa thuận. Đây không phải là một tập hợp cố kết của các hiệp định thiết lập một khuôn khổ hợp tác mà nó bao trùm lên tất cả mọi thứ. Hiệp định EEA là thỏa thuận lớn nhất và quan trọng nhất, và có thể được coi là mộ trụ cột chính, bao gồm hầu hết các hợp tác và ảnh hưởng đến toàn bộ mô hình liên kết. Nhưng về mặt chính thức không có kết nối giữa Hiệp định EEA và Hiệp định Schengen, Hiệp định Dublin, hoặc nhiều thỏa thuận khác giữa Na Uy và EU như chính sách Tư pháp, an ninh, thủy sản, nông nghiệp,… Phần lớn các vấn đề mở rộng trong các thỏa thuận của Na Uy với EU trong những năm gần đây đã phát triển ở các lĩnh vực nằm ngoài của EEA. Do đó khi EU phát triển hợp tác trong lĩnh vực mà chính quyền Na Uy cũng muốn liên kết thì những hợp tác này thường không được thực hiện thông qua các Hiệp định EEA mà thông qua các thỏa thuận bổ sung.
Do đó để hiểu mô hình của quan hệ giữa Na Uy với EU, người ta không nên chỉ nhìn vào các Hiêp định EEA, mà cần nhìn và phân tích toàn bộ cấu trúc của tất cả các hiệp định khác. Chỉ như vậy mới có được cái nhìn tổng quát và toàn diện. Hơn thế nữa, các hiệp định được ký kết ngày một nhiều, đa dạng và chặt chẽ hơn là minh chứng xác thực cho mối quan hệ giữa Na Uy và
71 Interest, Responsibilites and Opportunities – The main features of Norwegian foreign policy, Report No.15 (2008 – 2009) to the Storing, Norwegian Ministry of Foreign Affairs, p.11
EU ngày càng trở nên sâu rộng hơn, tức là mối quan hệ đó được tăng cường phát triển cả về chiều rộng và chiều sâu.
Thông qua các hiệp định và khuôn khổ hợp tác giữa Na Uy và EU từ trước tới nay chúng ta có thể thấy nội dung hợp tác và quan hệ giữa Na Uy và EU không chỉ dừng lại là quan hệ giữa một quốc gia với một tổ chức khu vực mà hơn thế nữa nó còn là cầu nối giúp cho quan hệ hợp tác giữa Na Uy và 27 quốc gia thành viên trong EU cũng trở nên gắn bó và phát triển hơn. Lĩnh vực hợp tác giữa Na Uy với EU nói riêng và với các quốc gia thành viên của EU nói chung được diễn ra trên nhiều lĩnh vực khác nhau từ quan hệ chính trị, kinh tế, năng lượng, cho tới các vấn đề về môi trường, văn hóa…
Đặc biệt thông qua các hiệp định ký kết với EU mà cụ thể là Hiệp ước EEA và Hiệp ước Schengen mà mối quan hệ giữa Na Uy và các quốc gia trong khu vực Bắc Âu cũng ngày càng đạt được những bước phát triển nhất định. Thông qua những ràng buộc này mà mối liên hệ của với các quốc gia Bắc Âu cũng trở nên gắn kết hơn so với những hợp tác riêng biệt giữa Na Uy và các quốc gia này.
Mặt khác, các hiệp định với EU ngày càng ảnh hưởng đến phần lớn các chính sách trong nước của Na Uy. Mặc dù đây là những thỏa thuận điều chỉnh bởi luật pháp quốc tế, tuy nhiên chúng vẫn có những tác động không nhỏ tới việc hoạch định các chính sách quan trọng trong nước. Các quy tắc đặt ra trong EEA, Schengen…được thực hiện thông qua luật pháp quốc gia, được quản lý bởi chính quyền quốc gia. Dần dần, quy định của EU đã trở thành một phần tự nhiên của chính sách quốc gia của Na Uy.
Như vậy có thể thấy, trong xã hội Na Uy hiện nay có sự gắn kết, đan xen chặt chẽ với những gì đang diễn ra tại các quốc gia châu Âu khác. 4/5 tổng sản lượng nhập khẩu và xuất khẩu của Na Uy đều đến hoặc đi từ các nước EU. Do đó, sự phát triển ở châu Âu là yếu tố quan trong đối với lợi ích
của Na Uy và là một điểm tham khảo cần thiết cho việc xây dựng, thiết lập các chính sách đối nội và đối ngoại của Na Uy.
Do đó muốn đảm bảo các lợi ích của Na Uy thì cần phải có một hình thức liên kết với EU, liên kết này phải hoạt động tốt và đảm bảo các hợp tác giữa Na Uy với các thể chế của EU cũng như với các quốc gia thành viên được duy trì hiệu quả. Na Uy không phải là một thành viên của EU, tuy nhiên các chính sác của Chính phủ vẫn luôn được xây dựng dựa trên mối quan hê giữa Na Uy và EU và các cơ chế, thể chể hiện nay.
Hiệp định EEA là nền tảng của mối quan hệ giữa Na Uy và EU. Nó đảm bảo sự tham gia của Na Uy vào thị trường nội khối của EU với việc được di chuyển tự do hàng hóa, người lao động và dòng vốn đầu tư, cũng như tạo ra cơ sở cho một số hợp tác trên các lĩnh vực liên quan. Iceland, Lichtenstein và Na Uy là các quốc gia thành viên EFTA tham gia vào hợp tác EEA. Hiệp định EEA đã mang tới những hợp tác chặt chẽ giữa Na Uy và khu vực này trong nhiều năm qua.
Na Uy cũng đã phát triển một số thỏa thuận hợp tác với EU sang các lĩnh vực mới. Trong đó vấn đề hợp tác sâu rộng nhất hiện nay là lĩnh vực tư pháp và nội bộ (theo Hiệp ước Schengen) và các vấn đề liên quan tới chính sách đối ngoại và quốc phòng của EU. Na Uy và EU cũng hợp tác về vấn đề quản lý thủy sản.
Thông qua Hiệp định EEA, Na Uy tham gia vào hợp tác nghiên cứu của EU, trong đó các doanh nghiệp và các nhà nghiên cứu của Na Uy có đầy đủ quyền tham gia vào các chương trình và hoạt động nghiên cứu. Thông qua cơ chế tài chính EEA được vận hành, điều chỉnh bởi các thỏa thuận giữa các quốc gia thành viên, đặc biệt Na Uy đã có những đóng góp đáng kể trong việc thúc đẩy sự gắn kết kinh tế xã hội72
.
72 Interest, Responsibilites and Opportunities – The main features of Norwegian foreign policy, Report No.15 (2008 – 2009) to the Storing, Norwegian Ministry of Foreign Affairs, p.57 - 58
Tóm lại ta có thể thấy mối quan hệ giữa Na Uy với EU được thể hiện thông qua các điểm sau:
Thứ nhất, mối quan hệ Na Uy với EU từ năm 1992 cho tới nay vẫn luôn là mối quan hệ của một đối tác đặc biệt với tổ chức “siêu quốc gia” EU. Nói như vậy là bởi lẽ trên pháp lý Na Uy không phải là thành viên của EU tuy nhiên quốc gia này lại tham gia vào rất nhiều hoạt động của EU như một thành viên thực thụ. Điều này xảy ra có lẽ bởi những thất bại trong các cuộc trưng cầu dân ý tại Na Uy trước đây khi lựa chọn có trở thành một thành viên của EU hay không thì đa phần người dân Na Uy đều không tán thành. Tuy nhiên chính điều đó đã tạo nên cơ sở cho mối quan hệ đặc biệt này duy trì suốt hơn 20 năm qua.
Thứ hai, quan hệ Na Uy và EU được xây dựng chủ yếu dựa trên hai trụ cột chính là Hiêp định EEA và Hiệp ước Schengen, dĩ nhiên vẫn còn nhiều hiệp ước khác nữa nhưng đây được coi là hai trụ cột quan trọng nhất trong mối quan hệ này. Gia nhập vào hai bản hiệp ước trên cho phép Na Uy được tham gia vào nhiều hoạt động của EU, được phép có ý kiến về các vấn đề mà EU đưa ra cũng như đươc phép tự do di chuyển hàng hóa, nguồn nhân lực cũng như vốn đầu tư qua lại các quốc gia Schengen khác. Chính điều này góp phần khẳng định mạnh mẽ vị trí của Na Uy trong mối quan hệ với EU, dù không phải là một thành viên EU chính thức nhưng Na Uy không khác gì một thành viên trong đại gia đình đặc biệt này.
Thứ ba, Na Uy luôn muốn duy trì vị trí độc lập của mình trong quan hệ với EU, do vậy không phải lúc nào những chính sách của EU đưa ra cũng được Na Uy chấp nhận. Đó cũng là mong muốn và lý do vì sao cho tới tận bây giờ, dù có mối quan hệ chặt chẽ và sâu rộng với EU thế nào đi chăng nữa, Na Uy vẫn quyết định đứng ngoài tổ chức này.
Thứ tư, mặc dù luôn được coi là bình đẳng, nhưng xét trên khía cạnh nào đó, Na Uy vẫn đang bị coi là “phải trả giá đắt” để có thể tham gia sâu
rộng vào các hoạt động và lĩnh vực hợp tác với EU. Na Uy không thể đưa ra tiếng nói quyết định của mình trong các chính sách mà EU đưa ra, thậm chí ngay cả những chính sách có liên quan tới chính quốc gia này.
Thứ năm, mối quan hệ Na Uy và EU luôn có những thuận lợi và thách thức nhất định. Đặc biệt trong tình hình quốc tế và đặc biệt là tình hình châu Âu phức tạp như hiện nay thì việc Na Uy xây dựng các chính sách đối ngoại phù hợp là điều không đơn giản và dễ dàng. Đó là bài toán đang đặt ra cho quốc gia này.
Thứ sáu, dù nói thế nào đi chăng nữa, dù có những khó khăn, thách thức hay có những “thiệt thòi” mà Na Uy phải chịu đựng thì mối quan hệ với EU vẫn là mối quan hệ phát triển nhanh chóng nhất so với tất cả những quan hê quốc tế khác mà Na Uy hiện có.
Thứ bảy, là bài học mà Việt Nam rút ra được từ mối quan hệ Na Uy – EU hiện nay cũng như mong muốn phát triển mối quan hệ Việt Nam – Na Uy ngày một phát triển, làm bàn đáp vững chắc giúp Việt Nam tiến sâu hơn nữa vào thị trường châu Âu cũng như có được quan hệ tốt đẹp hơn với EU. Mặc dù mọi so sánh đều là khập khiễng nhưng việc nhìn trực diện vào mối quan hệ giữa Na Uy và EU chúng ta có thể rút ra được những đặc trưng cơ bản của từng chủ thể trong quan hệ quốc tế để từ đó có những chính sách phù hợp trong quan hệ với Việt Nam cũng như học hỏi Na Uy để có thêm những kinh nghiệm cho chính mình khi tham gia vào Cộng đồng ASEAN đang được hình thành và hoàn thiện.