Các lĩnh vực hợp tác kinh tế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan hệ giữa na uy và liên minh châu âu từ năm 1992 tới nay (Trang 66 - 74)

6. Cấu trúc luận văn

2.2. Quan hệ kinh tế

2.2.2. Các lĩnh vực hợp tác kinh tế

Ở phần này, khóa luận sẽ chỉ tập trung đi vào khai thác các lĩnh vực hợp tác kinh tế mũi nhọn và là thế mạnh của Na Uy bởi thực chất đó chính là những điểm chính trong quan hệ kinh tế giữa quốc gia này với EU.

2.2.2.1. Năng lƣợng

Na Uy hoàn toàn tham gia vào thị trường năng lượng nội địa khu vực EU với tư cách là thành viên của Hiệp định EEA. Là một trong những nhà xuất khẩu dầu và khí đốt, Na Uy đóng vai trò quan trọng trong vấn đề an ninh năng lượng ở châu Âu nói chung và khu vực EU nói riêng.

Xấp xỉ 1/4 lượng gas tự nhiên từ thềm lục địa của Na Uy được xuất khẩu tới EU, đứng ở vị trí thứ hai sau Nga với một lượng lớn khí đốt vô cùng

55

lớn của quốc gia này “vận chuyển” tới các quốc gia châu Âu mỗi năm. Ở một số nước châu Âu khí đốt của Na Uy chiếm hơn 30% lượng gas tiêu thụ56. Việc sản xuất gas của Na Uy có thể tăng cao hơn nữa bởi vì hầu hết khí tự nhiên của Na Uy được xuất khẩu tới các nước thành viên của EU, có lẽ vì thế nên lượng khí nhập khẩu từ Na Uy vào EU sẽ tăng lên.

Na Uy cũng là một trong những nước sản xuất thủy điện lớn nhất thế giới. Giữa Na Uy và các nước láng giềng ở Bắc Âu cũng như các quốc gia ở lục địa châu Âu có sự “trao đổi, buôn bán” năng lượng rộng lớn.

Bên cạnh các hoạt động thương mại trong vấn đề năng lượng, mối quan hệ giữa Na Uy và EU về vấn đề này còn được thiết lập, duy trì và phát triển thông qua một cuộc đối thoại chính trị về các vấn đề năng lượng giữa Na Uy và Ủy ban châu Âu được tổ chức rất tốt. Đó chính là Hội nghị đối thoại năng lượng song phương giữa Ủy viên hội đồng Năng lượng và Bộ trưởng dầu khí và năng lượng Na Uy. Chương trình hội nghị này được tổ chức ít nhất mỗi năm một lần57

. Như vừa đề cập ở trên, Na Uy giữ một vị trí “đặc biệt” trong sản xuất và xuất khẩu dầu mỏ và khí đốt. Na Uy là nguồn cung cấp khí đốt tự nhiên quan trọng thứ hai của Tây Âu sau Nga và là nước xuất khẩu dầu khí lớn thứ ba của thế giới sau Ả Rập Xê Út và Nga. Các lĩnh vực dầu khí chiếm khoảng 25% GDP của Na Uy và 52% xuất khẩu của Na Uy (cao hơn 35 lần giá trị xuất khẩu cá của quốc gia này). Sản lượng dầu hàng năm của Na Uy là gần 3 triệu thùng mỗi ngày (bpd) và sản xuất khí hàng năm là 85 tỷ mét khối. Khoảng 80 nghìn người làm việc trong ngành dầu khí ở Na Uy (2007). Ngày nay, thềm lục địa của Na Uy là khu vực khai thác dầu mỏ năng lượng hiệu quả nhất thế giới với lượng khí thải CO2 ít hơn 1/3 mức trung bình toàn cầu58. Thêm vào đó, thềm lục địa của Na Uy là nơi có diện tích lớn cho việc khai thác và sản xuất dầu khí lớn nhất của châu Âu bên cạnh diện tích khai thác và

56

Norway and the EU – partners for Europe – Norwegian Ministry of Foreign Affairs (PDF), p.21

57

Norway and the EU – partners for Europe – Norwegian Ministry of Foreign Affairs (PDF), p.21

58

sản xuất dầu khí của Nga. Đầu thập kỷ tiếp theo, khí của Na Uy xuất khẩu – hầu như tất cả sang châu Âu – sẽ tăng lên 50% tức khoảng 130 tỷ mét khối, gần với mức xuất khẩu của Nga. Xuất khẩu từ Na Uy sẽ chiếm gần 1/3 số lượng tiêu thụ khí đốt tự nhiên. Lượng khí đốt mà Na Uy xuất khẩu sang thị trường EU hiện đang chiếm khoảng 15% lượng khí đốt tiêu thụ hàng ngày hiện nay của khu vực, và gần 100% lượng khi đốt xuất khẩu của Na Uy sẽ đến EU. Các nhà nhập khẩu chính đối với sản phẩm này của Na Uy là Đức (gần 30%), Pháp (gần 20%), Vương quốc Anh (18%) và Bỉ (8%). Vào năm 2006, giá trị sản lượng nhập khẩu năng lượng từ Na Uy vào EU lên tới 45.960 tỉ USD, tức là 58,2% tổng tổng sản lượng xuất khẩu của quốc gia này tới thị trường rộng lớn của EU. Na Uy có một sản lượng dầu trung bình 3 triệu thùng dầu mỗi ngày (2005) trong khi chỉ tiêu thụ 213 nghìn thùng dầu mỗi ngày. Tuy nhiên vấn đề đặt ra trong giai đoạn này đó là, trên thực tế, năm 2001 là thời kỳ đạt tới đỉnh điểm của việc xuất khẩu dầu mỏ của Na Uy trong khi hiện nay, quôc gia này đang phải trải qua thời kỳ suy giảm khá nhanh chóng khi sản lượng xuất khẩu này chỉ đạt 7% trong năm 2005.59

Biểu đồ 1: Sản lượng sản xuất, tiêu dùng và xuất khẩu dầu của Na Uy60.

59 The European Gas and Oil Market: The role of Norway, Florentina Harbo, October 2008, p.7 - 9 60

(Trong biểu đồ trên đường màu đỏ thể hiện sản lượng tiêu dùng, đường màu xanh biển thể hiện sản lượng xuất khẩu và đường màu vàng thể hiện sản lượng sản xuất)

Na Uy có sản lượng xuất thủy điện trên đầu người lớn nhất thế giới và là nhà sản xuất thủy điện lớn thứ sáu trên thế giới. Trong một năm với lượng mưa bình thường, thủy điện của Na Uy có thể sản xuất ra khoảng 120 TWh, tương ứng với khoảng 99% tổng sản lượng điện của Na Uy. Ngoài thủy điện, Na Uy có các trạm điện gió, nhà máy nhiệt điện, và xây dựng các nhà máy điện đốt khí. Tổng lượng điện trung bình từ hệ thống điện của Na Uy hàng năm ước tính là khoảng 121 TWh.

Các dự án phát triển thủy điện lớn nhất được thực hiện tại Na Uy trong giai đoạn từ năm 1970 đến năm 1985, khi cài đặt công suất tăng 10.730 MWh, tức là trung bình 4,1% mỗi năm. Đến cuối những năm 1980, tốc độ phát triển thủy điện của Na Uy bị chậm lại. Kể từ đầu những năm 1990, việc bổ sung năng lượng sản xuất mới đã được thống nhất. Công suất tăng 800 MWh từ năm 1993 đến năm 2005. Sự gia tăng sản lượng điện được sản xuất ra vào những năm 1990 chủ yếu là do việc tân trang và nâng cấp các trạm điện cũ, cũng như việc sử dụng có hiệu quả sức mạnh của các trạm điện hiện có.

Một điểm hạn chế trong việc sản xuất thủy điện tại Na Uy có thể thay đổi đáng kể từ năm này đến năm khác, tùy thuộc vào lượng mưa và dòng chảy. Lượng mưa có sự khác nhau giữa các vùng, giữa các mùa và giữa các năm. Thông thường lượng mưa thường cao trong quá trình tan băng vào mùa xuân, nhưng thường giảm trong mùa hè và hướng tới mùa đông, khi dòng chảy thường rất thấp.61

61

Thị trường điện của Na Uy

Giá điện của Na Uy chủ yếu được xác định bởi nhu cầu cung cấp điện trong thị trường Bắc Âu bởi lẽ hệ thống điện giữa các quốc gia trong khu vực Bắc Âu là một hệ thống có tính kết nối chặt chẽ và có tính phụ thuộc lẫn nhau. Chính vì vậy dựa vào các điều kiện như chất lượng và tần suất truyền tải điện, sản lượng điện tiêu thụ trong toàn khu vực Bắc Âu mà giá cả của thị trường điện của Na Uy tại khu vực này có những thay đổi tùy vào các khoảng thời gian khác nhau. Tại Na Uy, nhu cầu tiêu thụ điện có cao hơn một chút so với tổng sản lượng điện mà quốc gia này sản xuất ra, đặc biệt là vào những năm có điều kiện về thời tiết và lượng mưa ở mức trung bình. Chính vì thế mà dòng điện sử dụng tại Na Uy có một phần khá lớn phụ thuộc vào nguồn điện nhập khẩu từ các quốc gia khác trong đó có cả các quốc gia khu vực Bắc Âu cũng như một số quốc gia trong Liên mình châu Âu.62

Sự tham gia của Na Uy trong thị trường khí đốt và dầu mỏ của châu Âu

Đối với Na Uy việc xem xét chính sách năng lượng của EU là điều vô cùng quan trọng và cần thiết. Những nội dung chính sách này có thể được tham khảo từ: Chiến lược châu Âu xanh bền vững, cạnh tranh và an toàn năng lượng năm 2006 và sửa đổi chiến lược vì an ninh chính sách năng lượng cho châu Âu vào tháng 1 năm 2007, “luật năng lượng” 2008 – 2009. Tất cả những nội dung chính sách trên đều có những ảnh hưởng nhất định tới lợi ích của Na Uy cũng như từ việc thấu hiểu chính sách của EU mà Na Uy tìm ra cách phải phản ứng thích hợp để phát triển chính sách đối ngoại với EU trong lĩnh vực dầu khí.

Khoảng 80% lượng dầu sản xuất tại Na Uy được phân phối vào thị trường EU và gần như tất cả các khí do Na Uy sản xuất ra được phân phối cho châu Âu thông qua các đường ống dẫn khí63

. Hiện nay, Na Uy đang cung cấp

62 The European Gas and Oil Market: The role of Norway, Florentina Harbo, October 2008, p.22 - 23 63

khí đốt tự nhiên đến các quốc gia ở EU như: Đức, Pháp, Hà Lan, Bỉ, Tây Ban Nha, Áo, Cộng hòa Séc, Ý, Ba Lan, Đan Mạch và Anh. Mặc dù có một số người vẫn cho rằng với nguồn tài nguyên về dầu và khí đốt Na Uy không cần tới mối quan hệ với các quốc gia khác trên thế giới nhưng đây là một suy nghĩ sai lầm bởi thực tế hiện tại, Na Uy có mối quan hệ rất chặt chẽ với các quốc gia khác ở châu Âu và trên thế giới, chẳng hạn như EU. Na Uy là một phần của thị trường năng lượng chung thông qua Hiệp định EEA và những hợp tác tực tiếp với EU trong các chính sách về lĩnh vực năng lượng. Cả hai quyết định về khí và điện được thực hiện ở Na Uy đều dựa trên cơ sở của Hiệp định EEA. Quyết định của thị trường gas đã đưa ra các quy tắc chung cho việc vận chuyển, phân phối, giao hàng và lưu trữ khí tự nhiên. Các quyết định điện bao gồm các quy tắc chung cho thị trường điện nội bộ, và sản xuất, truyền tải và phân phối điện thông qua các phương tiện cung cấp điện. Na Uy cũng thực hiện pháp luật EU về việc sử dụng năng lượng một cách có hiệu quả và năng lượng tái tạo. Việc khám phá và thăm dò ra nguồn năng lượng ở khu vực Bắc Cực và biển Barent là một trong những nội dung nằm trong khuôn khổ Cuộc đối thoại năng lượng giữa Na Uy và EU. Với sự phát triển chính sách khu vực phía bắc của EU thì khu vực này có vẻ hướng tới vùng biển Baltics khá nhiều. Đặc biệt khi mà nguồn tài nguyên ở khu vực này và khu vực Bắc Cực là vô cùng quan trọng không chỉ với EU mà còn với Nga và các đối tác quan trọng khác. Tuy vậy mối quan hệ, hợp tác của EU với Na Uy ở khu vực này cũng được xem là rất đáng kể, bởi lẽ từ xưa tới nay, nguồn năng lượng khu vực thềm lục địa của Na Uy là một trong những nguồn cung cấp quan trọng cho khu vực Liên mình châu Âu. Không những vậy, Na Uy còn là một thành viên của thị trường năng lượng Bắc Âu cũng như thông qua Hiệp định EEA, Na Uy là một phần trong chương trình khung nghiên cứu của EU về việc phát triển và sử dụng các công nghệ mới. Mối quan hệ giữa hai chủ thể này trong

lĩnh vực năng lượng còn được thắt chặt hơn nữa khi cả hai đồng thời cùng tham gia vào các tổ chức, chương trình về năng lượng như:

- Chương trình năng lượng thông minh cho châu Âu (Intelligent Energy for Europe) chuyên nghiên cứu về các nguồn năng lượng tái tạo (ALTENER) và tiết kiệm năng lượng (SAVE).

- Nhóm chuyên trách về vấn đề năng lượng của EFTA, nơi mà Na Uy có thể tham gia vào các cuộc trao đổi và tranh luận với Ủy ban châu Âu.

- Na Uy là thành viên của chương trình hợp tác năng lượng khu vực biển Baltic (BASREC) ra đời vào năm 1999 và nằm trong khuôn khổ chính sách khu vực phía bắc của EU. Các thành viên khác cùng tham gia chương trình này bao gồm: EU, Thụy Điển, Đan Mạch, Phần Lan, Iceland, Đức, Estonia, Latvia, Lithuania, Ba Lan và Nga. Các vấn đề thảo luận bao gồm an ninh cung cấp năng lượng trong bối cảnh ngày càng phụ thuộc vào Nga, các tuyến đường vận chuyển khí đốt trong khu vực, và tiến bộ trong mối quan hệ, liên kết về điện và khí đốt. Vấn đề môi trường được đưa vào trong chương trình nghị sự bao gồm việc sử dụng năng lượng hiệu quả, biến đổi khí hậu, và năng lượng tái tạo, chẳng hạn như năng lượng sinh học.

- Na Uy cũng là một thành viên của chương trình nghị sự năng lượng Bắc Cực. Một chương trình nghị sự bàn tròn của những người đưa ra các quyết định chính trị và công nghiệp đến từ Na Uy, Nga, Mỹ và EU đã được khởi xướng vào ngày 7 tháng 7 năm 2005. Khu vực Bắc Cực được đánh giá là một trong những khu vực dầu khí quan trọng nhất, với môi trường biển đang trở thành vấn đề thách thức đặc biệt cho sự phát triển của các hoạt động công nghiệp ở khu vực Bắc Cực. Na Uy có một chiến lược Bắc Cực đặc biệt với mục đích tăng cường hợp tác xuyên quốc gia và giúp đỡ để tăng cường việc chuyển giao chuyên môn giữa các quốc gia. Một nỗ lực dài hạn tập trung ở Bắc Cực cũng sẽ có tác động tích cực đến vùng sâu vùng xa.

Na Uy không phải là chỉ có dầu và khí đốt. Na Uy còn là một trong 4 quốc gia quan trộng nhất thị trường nhập khẩu đối với EU (27) khi tổng sản lượng xuất khẩu lên tới 79.020 tỉ USD vào năm 2006, đứng sau Trung Quốc, Mỹ và Nga, và là thị trường xuất khẩu thứ 7 với 38,06 tỷ USD, sau Mỹ, Thụy Sĩ, Nga, Trung Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ và Nhật Bản. Do đó, thặng dư thương mại của Na Uy với EU là 40.960 tỷ USD. Xuất khẩu từ EU đến Na Uy chủ yếu là sản phẩm chế biến, làm tăng 67,6% tổng kim ngạch xuất khẩu trong năm 2006. Xuất khẩu của Na Uy sang EU hầu hết là các các mặt hàng cơ bản (trong năm 2006 tỉ lệ này chiếm tới 70%, trong đó 58,2% là năng lượng), trong khi xuất khẩu sản phẩm chế biến lên tới 12% kim ngạch xuất khẩu trong năm 2006. Dịch vụ chiếm một phần ngày càng tăng trong thương mại thế giới của Na Uy. Trong năm 2005, giá trị xuất khẩu dịch vụ của Na Uy khoảng 22,9 tỉ USD trong khi nhập khẩu đạt 21,9 tỷ USD.64

2.2.2.2. Thủy hải sản – Hàng hải

Vấn đề thủy sản

Na Uy là một trong những nước xuất khẩu cá lớn nhất thế giới. Gần 65% tổng sản lượng thủy sản xuất khẩu của Na Uy là tới thị trường EU. Thương mại giữa Na Uy và EU về cá và thủy sản được quy định trong một điều khoản được thảo thuận trong Hiệp định EEA65

.

Việc quản lý các nguồn tài nguyên sinh vật biển không nằm trong Hiệp định EEA, nhưng các tàu đánh cá của Na Uy và EU vẫn cùng nhau khai thác cá và hải sản từ những vùng biển như nhau. Dựa trên khung thỏa thuận riêng biệt, Na Uy và EU đàm phán các hiệp định hạn ngạch hàng năm đối với nguồn cung cấp ở các vùng biển khác. Nhìn chung Na Uy và EU đang hợp tác chặt chẽ trong việc quản lý nguyền tài nguyên biển, bao gồm quản lý, kiểm soát và thực thi các quy định. Những nỗ lực chung đối với việc chống lại các

64 The European Gas and Oil Market: The role of Norway, Florentina Harbo, October 2008, p.46 - 47 65

vấn đề đánh bát cá bất hợp pháp, không báo cáo và không tuân theo quy định đã có được những kết quả đáng khích lệ.

Hơn nữa, Na Uy hợp tác chặc chẽ với EU trong vấn đề quản lý nguồn tài nguyên và môi trường biển thông qua việc tham gia vào các chương trình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan hệ giữa na uy và liên minh châu âu từ năm 1992 tới nay (Trang 66 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)