Quan hệ hợp tác trong chính sách đối ngoại và an ninh chung

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan hệ giữa na uy và liên minh châu âu từ năm 1992 tới nay (Trang 46 - 59)

6. Cấu trúc luận văn

2.1. Quan hệ chính trị

2.1.1. Quan hệ hợp tác trong chính sách đối ngoại và an ninh chung

Bên cạnh kinh tế và thương mại, hợp tác chính trị an ninh là một trong những nội dung chính trong chính sách đối ngoại của Na Uy với EU. Hợp tác chính trị an ninh được thể hiện rõ nét nhất kể từ sau khi EU cho ra đời Chính sách đối ngoại và an ninh chung – CFSP. Bởi lẽ khi cả gia đình EU cùng chịu sự chi phối từ CFSP có nghĩa là các quốc gia sẽ có chung quan điểm đối ngoại về hầu hết các vấn đề quốc tế và các chủ thể khác ngoài liên minh. Với những chính sách chung về an ninh và chính trị, EU đang có cho mình một nền tảng vững chắc cho việc khẳng định vai trò lãnh đạo trong quan hệ quốc tế cũng như tầm ảnh hưởng ngày một lớn. Với lý do này, Na Uy càng phải tích cực xây dựng chính sách đối ngoại phù hợp để tạo lập được mối quan hệ tốt đẹp với EU nói chung và với từng quốc gia trong EU nói riêng. Thêm nữa, một chính sách đối ngoại về lĩnh vực an ninh và chính trị khôn ngoan sẽ giúp Na Uy thiết chặt quan hệ với EU và củng cố vị trí của mình trên thế giới trong các vấn đề thuộc lĩnh vực này.

Chính sách đối ngoại của Na Uy giành cho EU phần lớn dựa trên những giá trị và quyền ưu tiên giống như những điều giành cho các nước thành viên trong tổ chức này – vì vậy có thể thấy vị trí giữa của các quốc gia

với nhau và vị trí giữa Na Uy với EU là tương đương nhau. Đặc biệt Na Uy hợp tác chặt chẽ với EU trong nhiều vấn đề liên quan tới chính sách đối ngoại. Trên cơ sở này, Na Uy bàn bạc và trao đổi với EU về chính sách đối ngoại và an ninh chung nhằm đảm bảo những vị trí chung, cũng như tạo ra sự khác biệt trong các vấn đề quốc tế. Na Uy tham dự vào những cuộc đối thoại khá quan trọng với EU về các vấn đề chính sách đối ngoại – chủ yếu là với nhóm Công tác hoạt động ngoài châu Âu (European External Action Service – EEAS) và các quốc gia thành viên của EU.

Như một phần trong Hiệp định EEA, cứ mỗi năm hai lần, các cuộc trao đổi ý kiến được diễn ra bên lề các cuộc gặp chính thức của Hội đồng EEA. Cùng với các thành viên của EFTA, Na Uy được mời tới trao đổi ý kiến tại các nhóm làm việc của hội đồng về các chủ đề mà cả hai bên cùng quan tâm như: vấn đề ở Trung Đông, Balkans, Liên bang Nga, vấn đề của Tổ chức Hợp tác và An ninh châu Âu (OSCE – Organization for Security and Co-operation in Europe) và Hội đồng châu Âu. Thêm vào đó, Na Uy thường xuyên được mời tham dự các bài phát biểu, trình bày về chính sách đối ngoại của EU, hoặc về sự can thiệp của EU trong các tổ chức quốc tế.

Trong khuôn khổ hoạt động của chính sách phòng thủ và an ninh chung (CSDP), Na Uy đã ký một thỏa thuận riêng biệt với EU về việc tham gia vào các hoạt động dân sự và quân sự của EU. Na Uy đã tham gia vào nhiều hoạt động do EU đứng đầu như vấn đề ở Balkans, ở châu Á và Trung Đông. Na Uy cũng là một thành viên của hạm đội Bắc Âu đặt dưới sự ủng hộ của EU. Hơn thế nữa, Na Uy đã ký một hiệp định cho phép công dân Na Uy tham gia vào các hoạt động của Cơ quan An ninh châu Âu48.

Như vậy có thể thấy, chính sách đối ngoại của Na Uy đối với EU trong lĩnh vực đối ngoại và an ninh chung khá rộng khắp. Na Uy tích cực, chủ động

48

tham gia vào nhiều hoạt động của EU cũng như đóng góp những quan điểm của mình về các vấn đề chung giữa hai bên. Mặc dù đôi khi chỉ được góp mặt và không có quyền đưa ra quyết định, nhưng sự tham gia của Na Uy cũng cho thấy mong muốn hòa nhập, thấu hiểu và cùng hợp tác với EU ngày càng sâu rộng hơn. Làm hàng xóm của một Liên minh mạnh mẽ như EU thì việc gìn giữ mối quan hệ hòa bình, tiến tới là những người bạn, người đồng minh sẽ là cách thức mà Na Uy lựa chọn. Na Uy luôn mong muốn thắt chặt mối quan hệ với EU ngày một sâu sắc nhưng không ở thế phụ thuộc mà vẫn giữ được vị trí nhất quán của mình, độc lập trước “người bạn lớn”. Có lẽ chỉ như vậy Na Uy mới có thể gìn giữ hòa bình dân tộc cũng như trên cơ sở hợp tác với EU để có thêm môi trường thuận lợi, điều kiện vững chắc phát triển đất nước ngày một mạnh mẽ hơn.

Để hiểu rõ hơn về những hợp tác cũng như chính sách đối ngoại của Na Uy đối với EU trong vấn đề đối ngoại và an ninh chung, chúng ta sẽ đi vào từng vấn đề, trường hợp cụ thể sau đây:

Thỏa thuận song phƣơng về CFSP

Một trong những hợp tác đầu tiên và cũng là cơ sở để Na Uy đưa ra những chính sách đối ngoại của mình đối với EU chính là dựa trên nội dung của Hiệp định EEA. Mặc dù Hiệp định EEA không bao gồm các vấn đề về chính sách ngoại giao và an ninh chung (CFSP), nó không đưa ra dự liệu cho các “cuộc đối thoại chính trị” giữa EU và các nước EEA EFTA, nhưng hiệp định này bao gồm các cuộc trao đổi không chính thức ở cấp bộ trưởng trong cuộc họp Hội đồng EEA, các cuộc gặp cấp chỉ huy và các cuộc đối thoại với một loạt các nhóm làm việc về chính sách đối ngoại và an ninh chung hiện tại của EU. Trong một số trường hợp cụ thể, Na Uy cũng có thể được mời tham dự, từ đó Na Uy có thể tự mình chủ động tham gia vào các tuyên bố và báo cáo của EU trong lĩnh vực này.

EU hiện có 36 nhóm làm việc về vấn đề chính sách đối ngoại và an ninh chung, thì Na Uy đã htam gia vào các nhóm hoạt động chủ yếu về các vấn đề như: Trung Đông, Tây Balkans, OSCE/ Hội đồng châu Âu và Nga/ CIS. Mặc dù các quan chức Na Uy không tham gia vào các cuộc họp của các nhóm làm việc này, nhưng vẫn gặp đại diện của các nhóm để thảo luận về kết quả của các cuộc họp.

Na Uy đã chủ động tham gia vào phần lớn các tuyên bố của EU, nhằm thể hiện sự nhất trí quan điểm, đồng tình của mình. Nhưng trong một số trường hợp ngoại lệ khi đưa ra quan điểm, cách giải quyết các vấn đề quốc tế, Na Uy vẫn có những chủ trương của riêng mình, tạo ra một dấu ấn nhất định trên trường quốc tế cũng như khẳng định vị trí độc lập của mình khi được nhìn chung trong mối quan hệ với EU. Tất nhiên số lượng các trường hợp như vậy chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ. Từ năm 2008 tới năm 2011, Na Uy đã chủ động tham gia vào 518 tuyên bố của EU và 94% những tuyên bố này là Na Uy “được mời” liên kết. Na Uy cũng đã 6 lần tham gia vào những biện pháp trừng phạt của EU đối với các nước thứ ba (từ giai đoạn từ năm 2001 tới năm 2011), trên cơ sở một khuôn khổ luật pháp đặc biệt được gọi là “Đạo luật xử phạt”. Đạo luật này đã được Na Uy thông qua trong năm 2001 để tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện.

Hợp tác EU – Na Uy tại các diễn đàn khu vực

Song song với sự hợp tác về chính sách đối ngoại và an ninh chung được nêu ra ở trên, Na Uy đã tiến hành một chính sách đối ngoại chủ động của chính mình, chính sách này được áp dụng ở cả cấp độ song phương và đa phương. Na Uy đặc biệt chủ động hợp tác với EU và/ hoặc các quốc gia thành viên của EU cũng như với Liên bang Nga trong một số diễn đàn khu vực chẳng hạn như:

Tổ chức này được thành lập vào năm 1996, bao gồm Canada, Đan Mạch, Phần Lan, Iceland, Na Uy, Nga, Thụy Điển và Hoa Kỳ. EU đã được chấp nhận làm quan sát viên. Tổ chức này tập trung chủ yếu vào việc phát triển bền vững và bảo vệ môi trường ở Bắc Cực, cũng như quyền lợi của những người dân bản địa. Sáu NGO có liên quan tới người dân bản xứ thường xuyên có người đại diện, có quyền tham vấn đầy đủ trong các quyết định và phán quyết có liên quan tới họ.

- Hội đồng các quốc gia khu vực biển Baltic (CBSS – The Council of Baltic Sea States)

CBSS là một diễn đàn liên chính phủ bao gồm 11 nước nằm trong khu vực biển Baltic cũng như nằm trong Ủy ban châu Âu (EC) (trong đó có 8 nước là thành viên của EU). Hội đồng tiến hành tổ chức một số các cuộc họp quốc tế và khu vực, xen kẽ giữa hai cuộc họp cấp cao là các cuộc họp của cấp bộ trưởng và người đứng đầu của cấp chính phủ. Các lĩnh vực hợp tác chính bao gồm: loại bỏ các rào cản kinh tế khu vực đối với thương mại và đầu tư; tăng cường sự an toàn hạt nhân và bức xạ; xây dựng lòng tin thông qua việc thúc đẩy dân chủ và quyền con người; các dự án thúc đẩy hợp tác xuyên biên giới.

- Hội đồng Bắc Cực – Euro Barents (BEAC – The Barents Euro – Arctic Council)

BEAC bao gồm 7 thành viên, được thành lập vào năm 1993 với mục đích để thúc đẩy sự ổn định lâu dài và góp phần làm giảm căng thẳng trong khu vực. Cùng với Na Uy, Nga và Iceland, đại diện của EU là EC và 3 quốc gia thành viên khu vực Bắc Âu. BEAC ra đời đã tập hợp được các chuyên gia về dịch vụ cứu hộ, cơ sở hạ tầng, thương mại và hải quan, các vấn đề văn hóa, môi trường, thanh niên, du lịch, năng lượng, và các vấn đề xã hội và y tế liên quan. Người đại diện cho người dân bản địa có vai trò cố vấn. Mục tiêu chủ

yếu của BEAC được thực hiện thông qua dự án xuyên biên giới, với sự tài trợ của chủ yếu của EU hoặc những chương trình tài trợ khác.

- Chính sách khu vực phía Bắc (The Norhtern Dimension)

Theo sáng kiến của EU vào năm 1999, Chính sách khu vực phỉa Bắc đã ra đời và trở thành công cụ chính sách hợp tác phổ biến của EU, Nga, Iceland và Na Uy từ năm 2006. Những điều được ưu tiên giải quyết trong khuôn khổ này bao gồm: hợp tác kinh tế, tự do an ninh và công lý, bảo vệ dân sự, nghiên cứu, giáo dục, môi trường và an toàn hạt nhân49.

Như vậy có thể thấy, Na Uy không chỉ có mối quan hệ an ninh, chính trị với EU trên khuôn khổ hợp tác song phương mà còn thông qua các diễn đàn khu vực, các mối quan hệ đa phương vô cùng phức tạp khác. Chính nhờ vậy mà chính sách đối ngoại của Na Uy đối với EU không đơn thuần dựa trên mối quan hệ truyền thống giữa hai chủ thể mà còn chịu những chi phối khác từ môi trường xung quanh, các mối quan hệ ràng buộc liên quan giữa Na Uy với EU. Chính vì vậy mà có thể thấy về cơ bản chính sách đối ngoại của Na Uy đối với EU vẫn luôn được xây dựng trên cơ sở hợp tác, hỗ trợ lẫn nhau nhưng vẫn luôn có những hướng đi độc lập cho riêng mình.

Hợp tác quân sự

- Thỏa thuận hợp tác với Cơ quan Quốc phòng châu Âu (EDA)

Một thỏa thuận hành chính được ký kết với Cơ quan Quốc phòng châu Âu vào năm 2006, đã mang tới cho Na Uy cơ hội tham gia vào các sáng kiến của Cơ quan Quốc phòng châu Âu, mặc dù Na Uy không có quyền đưa ra những quyết định chiến lược. Theo thỏa thuận này, Na Uy là một phần của Chế độ liên chính phủ về thu mua vũ khí phòng thủ (Intergovernmental Regime on Defence Procurement) và trở thành một nhân tố đóng góp quan

49 EU – Norway cooperation in foreign policy & defence, Library Briefing, Library of te European Parliament, 21/02/2013, p.1-2

trọng trong nhiều chương trình nghiên cứu và công nghệ (RT) và hai chương trình đầu tư chung.

- Sự tham gia của Na Uy trong các đơn vị chiến đấu của EU

Trong tháng 5 năm 2005, thỏa thuận về sự đóng góp vĩnh viễn của Na Uy trong các đơn vị chiến đấu của EU đã được thỏa, điều này góp phần nâng cao phản ứng nhanh chóng của lực lượng châu Âu trong hoạt động quản lý các vấn đề khủng hoảng. Tham gia vào thỏa thuận này Na Uy đã đóng góp 150 binh sĩ trong tổng số 2,800 binh sĩ tham gia vào lực lượng quân đội đóng tại Bắc Âu. Sự tham gia trong phái đoàn của EU và các Hạm đội Bắc Âu đã góp phần vào việc liên tục chuyển dịch cơ cấu lãnh thổ truyền thống của lực lượng quốc phòng để linh hoạt thực hiện các nhiệm vụ dựa trên lực lượng, và tạo ra sự hợp tác liên nghị viện giữa các nước liên quan50.

2.1.2. Hiệp ƣớc Schengen

Na Uy đã tham gia vào hợp tác Schengen từ năm 2001, và áp dụng đầy đủ các quy định chung của Schengen. Điều này có nghĩa là Na Uy áp dụng các chính sách hài hòa về visa và kiểm soát biên giới bên ngoài. Việc kiểm soát biên giới nội bộ giữa Na Uy với các quốc gia khác cùng tham gia hiệp ước Schengen đã được hủy bỏ. Thay vào đó, hợp tác Schengen bao gồm nhiều phần của hợp tác kiểm soát EU, ở đó Na Uy đang tham gia rất nhiệt tình và hăng hái. Na Uy liên quan tới sự phát triển của các quy định của Hiệp ước Schengen ở nhiều cấp độ khác nhau của hệ thống ra quyết định của Hội đồng EU và có quyền phát biểu nhưng không có quyền biểu quyết. Mối liên quan này được thể hiện thông qua các cuộc gặp của Hội đồng các vấn đề pháp luật và nội bộ của EU, ở đó Na Uy và các quốc gia không phải là thành viên của EU tham gia vào Ủy ban hỗn hợp.

50 EU – Norway cooperation in foreign policy & defence, Library Briefing, Library of te European Parliament, 21/02/2013, p.2-3

Na Uy tham gia vào Cơ quan Biên giới châu Âu, FRONTEX, cơ quan này có nhiệm vụ chính là hợp tác quản lý các biên giới chung với bên ngoài. Na Uy được đề cử vào Ủy ban quản lý của FRONTEX.

Bên cạnh hợp tác trong Hiệp ước Schengen, Na Uy và EU đã cùng đi tới những thỏa thuận về việc hợp tác các lĩnh vực khác, bao gồm như sau:

- Hợp tác Dublin, với nội dung là thiết lập nên các tiêu chuẩn và những cơ chế nhằm quyết định quốc gia nào chịu trách nhiệm về việc kiểm tra/ phân tích đơn xin tị nạn.

- Mạng di cư châu Âu, nơi góp phần vào phát triển chính sách về di cư và tị nạn thông qua việc trao đổi thông tin, kinh nghiệm và thực tiễn tốt nhất.

- EUROPOL (European Police Office), tổ chức thực thi pháp luật châu Âu, nơi có mục đích là tăng cường hợp tác giữa các nhà chức trách có thẩm quyền của các quốc gia thành viên EU và những hiệu quả của chúng trong việc ngăn chặn và chống lại chủ nghĩa khủng bố, buôn bán ma túy bất hợp pháp và các hình thức tổ chức tội phạm quốc tế nguy hiểm khác. Hai nhân viên liên lạc của Na Uy được cử tới trụ sở chính của tổ chức ở The Hague.

- EUROJUST (European Union’s Judical Cooperation Unit), một mạng lưới hợp tác được thiết lập để khuyến khích và giúp đỡ tổ chức, phối hợp nghiên cứu, điều tra và khởi tố những tội phạm xuyên quốc gia nguy hiểm. Ủy viên công tố của Na Uy hiện đang làm việc cho EUROJUST tại The Hague.

- Thỏa thuận về việc đầu hàng được dựa trên những nguyên tắc của Lệnh bắt giữ của châu Âu (European Arrest Warrant).

- Thỏa thuận về Tương trợ tư pháp (Mutual Legal Assistance) nhằm trao đổi thông tin giữa các cơ quan thi hành pháp luật với các cơ quan truy tố.

- Thỏa thuận về Hiệp ước Prum với mục đích tăng cường hợp tác kiểm soát, giữ trật tự nhằm chống chủ nghĩa khủng bố và tội phạm quốc tế51.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan hệ giữa na uy và liên minh châu âu từ năm 1992 tới nay (Trang 46 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)