6. Cấu trúc của luận văn
1.3 Đề tài đô thị trong sáng tác của Đỗ Phấn
1.3.2 Sự nghiệp sáng tác của Đỗ Phấn
Với nhiều chức phận bận bịu, Đỗ Phấn vẫn chưa hài lịng. Ơng rẽ sang văn chương như một niềm đam mê với nghệ thuật, trong khi vẫn tiếp tục theo đuổi con đường hội họa. Đây là cuộc chơi tay ngang của một người mê văn từ bé. Và ông bước vào làng văn ở cái tuổi năm mươi, khi nhiều người đã muốn nghỉ tay hưởng thú vui vườn tược.
Đỗ Phấn chia sẻ, viết với ơng cũng chính là vẽ. Đó là lúc ơng “vẽ” Hà Nội qua những con chữ. Lúc ấy, Hà Nội hiện ra qua những ký ức bằng hình ảnh: “Tơi viết bắt đầu bằng hình ảnh, kết thúc cũng bằng hình ảnh. Hình ảnh làm nên cách viết của tôi” [13]. Chẳng hạn, truyện dài Dằng dặc triền sông mưa là cách ơng nhớ về tuổi thơ của mình. Nói như nhà văn Phạm Ngọc Tiến,
đó là “cuộc diễu binh hoành tráng về tuổi thơ thần tiên mà Đỗ Phấn là chủ nhân”. “Hồi ấy, mỗi khi mượn được chiếc xe đạp, việc đầu tiên là phóng sang cầu Long Biên. Bờ bãi sông Hồng, cầu Long Biên ngày ấy là sân chơi lý tưởng của những đứa trẻ sống quanh khu phố cổ. Rồi khi về, được thả xe trôi theo dốc Hàng Khoai”, Đỗ Phấn kể. Vì thế, những ký ức hình ảnh thân thương ấy luôn ẩn hiện trong những trang viết. Nhưng chính xác hơn, với
Dằng dặc triền sơng mưa, Đỗ Phấn cịn viết về tuổi thơ của cả một thế hệ
những người Hà Nội sinh ra trong những năm 1950-1960 của thế kỷ trước. Hay như trong tiểu thuyết Con mắt rỗng, Đỗ Phấn viết về Hà Nội qua một thế hệ họa sĩ nổi tiếng. Ông viết bằng những ký ức hình ảnh của riêng mình” [13]. Đỗ Phấn tâm sự về nguyên nhân khiến ông quyết định dấn thân vào văn chương ở tuổi ngũ tuần: “Khi 50 tuổi tôi mới in cuốn sách đầu tiên và hay nói đùa với bạn bè rằng mình đã nhịn viết trong vòng 50 năm. Thật ra niềm khao khát chữ nghĩa luôn thường trực trong tôi suốt những tháng năm tuổi trẻ. Giờ mới có điều kiện thực hiện ước mơ ấy. Đó là một may mắn rất lớn khi mà bề dày trải nghiệm của tôi đã kha khá. Hơn nữa, văn học bây giờ đã bớt đi được
khá nhiều húy kỵ ấu trĩ và đã cởi mở hơn. Thử tưởng tượng nếu như chính tơi viết ra ngần ấy cuốn sách vào khoảng 20 năm trước, chắc có nhiều cuốn sẽ bị biên tập cắt bỏ... cả quyển” [38].
Nhà văn Nguyễn Việt Hà đã nhận xét về sự “đẻ sòn sòn” của Đỗ Phấn như sau: “tốc độ lao động chữ của Đỗ Phấn phải nói là phi thường. Bây giờ, dường như tuần nào tôi cũng “gặp” Đỗ Phấn. Không phải qua những cuộc “bia hơi phố cổ”, cũng không phải qua những bức tranh. Tôi gặp Đỗ Phấn qua những bài tản văn nho nhỏ của ông trên nhiều tờ báo lớn. Đều đặn và cần mẫn, Đỗ Phấn gieo vào lòng người đọc những tản văn rất “êm đềm” về một Hà Nội cũ, của những Bia hơi vỉa hè, Leng keng tàu điện, Tiếng guốc rao đêm”.
“Sau gần chục năm rẽ tạt vào văn chương, Đỗ Phấn đã “thử” qua cả truyện ngắn, tiểu thuyết lẫn tản văn. Tò mò hỏi, thứ nào “khó nhằn” nhất, gã “cao bồi già” thành thực: Tản văn. Cái thứ tưởng như dễ nhất, vì nó ngắn, có khi chỉ ba bốn trăm chữ, nhiều thì hơn nghìn chữ ấy hóa ra lại rất khó viết. Cái thứ tưởng chừng như vớ vẩn ấy lại khiến người ta tốn chữ vơ cùng. Nó thử thách con người ta một cách dữ dội. Mỗi lần viết một cái tản văn, nó địi hỏi người ta phải có tứ, nó lại địi người ta phải có văn, nó thúc người ta phải sớm hồn thành để kịp… nộp bài. Còn khi viết tiểu thuyết hay truyện dài, ơng thoải mái hơn, thậm chí đang vẽ tranh có thể xoay qua viết ln… đoạn giữa của tiểu thuyết” [13].
Các tác phẩm của Đỗ Phấn đã xuất bản:
Tiểu thuyết: Vắng mặt (NXB Hội Nhà văn - 2010), Rừng người (NXB
Phụ nữ - 2011), Chảy qua bóng tối (NXB Trẻ - 2011), Gần như là sống
(NXB Trẻ - 2013), Con mắt rỗng (NXB Văn học - 2013), Ruồi là ruồi (NXB
Tập truyện: Kiến đi đằng kiến và những chuyện khác (NXB Phụ Nữ -
2009), Đêm tiền sử (NXB Hội Nhà văn - 2009), Thác Hoa (2010), Dằng dặc triền sông mưa (NXB Trẻ - 2013)
Tản văn: Chuyện vãn trước gương (NXB Hội Nhà văn - 2005), Ông ngoại hay cười (NXB Lao động - 2011), Phượng ơi (NXB Dân Trí, 2012) Hà Nội thì khơng có tuyết (NXB Trẻ - 2013).
Năm 2010, tiểu thuyết đầu tay Vắng mặt của Đỗ Phấn được độc giả đón nhận. Tác phẩm lọt vào chung khảo giải thưởng Bách Việt. Tiếc là sau đó giải thưởng này bị gián đoạn, khơng bình xét tiếp nữa. Mới đây, Đỗ Phấn đã nhận được giải thưởng của Hội Nhà văn Hà Nội 2014 ở hạng mục Văn xuôi cho truyện dài Dằng dặc triền sông mưa. Với một tác giả xuất thân từ họa sĩ, đây là những kết quả đầy triển vọng cho con đường chữ nghĩa sau này.