Tiết chế đối thoại

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đề tài đô thị trong tiểu thuyết của đỗ phấn (Trang 76 - 78)

6. Cấu trúc của luận văn

3.2 Nghệ thuật xây dựng nhân vật

3.2.1 Tiết chế đối thoại

Hầu hết trong các tiểu thuyết của Đỗ Phấn đều vắng bóng đối thoại hay nói đúng hơn, những mẩu đối thoại hiếm hoi đều được biên tập lại thông qua

lời kể của nhân vật dẫn truyện. Đối thoại vốn có vai trị giúp cho nhân vật trao đổi và cùng tác giả phát triển tiếp vấn đề, làm cho tiểu thuyết sinh động, có nhiều sự tương tác, giao tiếp. Việc giản lược đối thoại đã truyền tải thông điệp “vắng mặt” của nhân vật. Hay đúng hơn, cắt đi những đoạn đối thoại là một lối dẫn để nhân vật tự rút vào hoạt động nội tâm nhiều hơn nữa. Bởi con người ở môi trường đô thị vốn hạn chế những giao tiếp không cần thiết, chỉ cần giao tiếp với những người thuận lợi cho công việc làm ăn như Khai trong

Ruồi là ruồi.

Nhiều đoạn đối thoại, đáp lại lời của người hỏi là những câu hoàn tồn vơ giá trị về mặt thơng tin. Đỗ Phấn gọi đó là chuyện trị chủng chẳng: “Nhìn chung thì cơ ấy thường đến với hắn vào lúc rã rời tâm sự rã rời hơi men. Chuyện trò chủng chẳng vu vơ giống như mọi ngày. Đại khái câu chuyện bao giờ cũng chỉ ở đoạn bắt đầu. Nghĩa là chẳng có chuyện gì cả” [32, tr.42].

Lời đối thoại của các nhân vật không hề được đánh dấu bằng dấu hai chấm, gạch đầu dòng và xuống dòng hay bất cứ dấu hiệu hình thức nào. Đỗ Phấn cứ viết liền tù tì, khơng ngoặc đơn, ngoặc kép. Ơng đồng nhất đối thoại và lời kể của người kể chuyện: “Nàng nhoẻn miệng cười thế là xong một bữa ăn ngon lành đúng ý mình, em ngại ra hàng qn chính vì họ làm món ăn trời ơi đất hỡi! Mình rót rượu ra hai chiếc cốc thủy tinh lớn đáy dày. Nâng cốc, mình nịnh, chúc em mãi trẻ đẹp như thế này! Em chúc anh vẽ ngày càng đẹp hơn!” [32, tr.208]. Hay “Trên tay cậu ấy là chiếc điện thoại áp chặt một bên tai, tơi nhớ rồi, hai tím một hồng, nhà và cây cong, phải chiều mai mới xong [33, tr.131]. Cũng bởi vì những lời đối thoại đó chẳng có gì đáng để đánh dấu bằng gạch đầu dòng hay ngoặc kép. Các nhân vật hoàn toàn mất đi sự thấu hiểu nhau qua đối thoại. Họ có thể hiểu nhau bằng những thứ không lời: một bữa rượu trong nhà hàng, những cuộc làm tình trơ mịn cảm xúc, hay một vài tranh vẽ treo trên tường.

Tựu chung, mỗi con người thị dân trong văn Đỗ Phấn là một thế giới khó lịng xâm phạm, phá vỡ. Họ cố thủ trong những vỏ bọc thị dân lịch sự, kiểu cách. Bên trong họ nếu không trống rỗng, ơ hờ thì đau đớn, cô đơn tột bậc. Họ khơng thể mở lịng với thế giới xung quanh, không thể đồng điệu với người bên cạnh (ngay cả vợ hoặc người tình). Vì thế, họ chẳng cần phải nói q nhiều cho mối quan hệ phố phường đầy giả dối: “Em ngủ lại đây với anh nhé! Thì đã rồi! Chưa đủ? Các anh biết bao nhiêu là đủ? Bao giờ đủ thì em có biết khơng? Em làm sao biết được! Anh muốn cho em biết! Em yêu anh! Tha lỗi, anh chưa từng nói câu ấy với ai bao giờ! Anh khôn thật, dọn sẵn cửa để lùi! Anh chưa bao giờ lùi nhưng cũng chẳng thể tiến đến đâu” [31, tr.111].

Trong Gần như là sống, qua bản tính đa nghi của nhân vật Thành, có

thể Đỗ Phấn “muốn khẳng định sự hoài nghi về tính chân thực của những thông tin sẽ nhận được từ ngôn ngữ đối thoại hoặc là sự vô nghĩa – vô tác dụng nào đó của đối thoại” [23]. Sự tiết chế đối thoại trong các tác phẩm khác như Rừng người, Vắng mặt, Con mắt rỗng cũng gieo vào lòng người đọc cảm giác các nhân vật đang một mình đeo đuổi những ý nghĩ của riêng họ và thường rơi vào trạng thái hụt hẫng cơ đơn. Đó chính là sự “hủy bỏ giá trị của đối thoại, đơn phương rong ruổi trên hành trình chất chứa đầy những phủ nhận” [23] – một cách khai thác tâm lý nhân vật điêu luyện, chứng tỏ vốn hiểu biết thấu đáo và tinh tế về con người xã hội trên nhiều phương diện.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đề tài đô thị trong tiểu thuyết của đỗ phấn (Trang 76 - 78)