6. Cấu trúc của luận văn
2.1 Không gian đô thị
2.1.3 Không gian giáp ranh
Ngồi việc khắc họa khơng gian những đơ thị cũ và mới, Đỗ Phấn còn dành nhiều bút mực cho không gian giáp ranh. Khi được hỏi về sự quan tâm đặc biệt tới vùng đất ngồi đê sơng Hồng với những thân phận bên lề thành phố, Đỗ Phấn trả lời rằng: “Thành phố nào cũng có những vùng đất nhá nhem bên lề. Chẳng cứ ở ta mà Mỹ cũng vậy. Như Bronx và Queens ở cạnh New York… Ở đấy có thể nhìn thấy rất rõ sự vận động của một đơ thị đang hình thành. Có một điều rất lạ là con người ở đấy gần như mãi mãi như thế cho dù thành phố bên trong có nhiều thay đổi. Hoặc là những người đã thay đổi thì khơng cịn ở đấy nữa cũng có khi?” [42].
Ba khơng gian điển hình ở đây là khơng gian dịng sông, cây cầu và con đê. Như chính ơng đã viết, dịng sơng chảy qua thành phố nhưng không phải là thành phố. Những cây cầu và con đê cũng vậy, nó ln nằm ở rìa đơ thị,
bụi bẩn, xô bồ. Những không gian này phần nhiều được miêu tả như một bài thơ đẹp đẽ, dẫu nhiều chỗ ngắt nhịp đổi dòng nhưng tựu chung vẫn thướt tha, yên ả, xoa dịu mọi ố tạp của đời sống kinh tế thị trường.
Trước hết là không gian những con đê. Phần nhiều trong số chúng “vẫn cịn ngun hình dáng ngàn năm cũ”. Duy có một vài đoạn sát với thành phố đã có nhiều đổi khác do “ý tưởng điên rồ và tốn kém đã phá hoại nó… xây những bức tường lên thân đê để gắn những mảnh gốm mảnh chai xanh đỏ vào. Gọi là “con đường gốm sứ” gì đó? Màu sắc và hình vẽ tươi sáng như ở vườn trẻ. Hay thành phố đã biến thành cái vườn trẻ mất rồi” [29, tr.152].
Sở dĩ, Đỗ Phấn thích những con đê như một “mạch cỏ xanh rì” là bởi cái mạch cỏ ấy “là nơi người Hà Nội thư giãn tầm mắt sau những mệt mỏi phố phường” [29, tr.152], biểu tượng cho một thiên nhiên xanh mát, là thứ nằm ngoài mọi bát nháo, bon chen. Nhân vật của ơng thường thả mình trên những con đê như một hình thức hưởng thụ sự êm ái, dễ chịu của nắng gió. Tuy nhiên đến ban đêm, khi “ánh trăng suông ướt át trên mặt đê lao xao cỏ dại”, con người bắt đầu lấn chiếm vẻ đẹp yên bình của những triền đê bằng cách biến nó thành một “nhà nghỉ khổng lồ” khơng có vách ngăn. Những cô gái ăn sương từ mọi nơi tràn vào thành phố. Từ đó, những nhà nghỉ nhấp nháy đèn mọc lên san sát.
Hệ quả tất yếu của những con đê bị phố hóa là “trên mặt đê cũng một dịng sơng khác ầm ào trơi chảy. Dịng sơng người hai chiều chảy vỗ mặt vào nhau. Có những lúc nghẹn ứ tiếng còi, tiếng máy, tiếng cãi cọ” [30, tr.211]. Thay vì chức năng chống chọi với dịng sơng mùa lũ, con đê giờ quằn quại chống lại những dịng sơng người dồn ứ, tắc nghẽn ngạt thở.
Cũng gặp phải tình trạng tương tự như những con đê, những cây cầu rìa thành phố bị dịng sơng người cuốn phăng vào ồn ã, bát nháo. Ban đầu, những cây cầu khổng lồ - gạch nối giữa đô thị và những vùng ven đơ thị có một vẻ
đẹp n bình, thơ mộng. Chúng tồn tại giữa không gian bát ngát dịng sơng, mơn mởn bãi bồi. Nhưng khi thành phố mở rộng, cây cầu trở thành một mối hiểm nguy: “Dòng người đổ ra cây cầu Chương Dương dồn ứ. Lúc còn ngồi trong quán rượu, mi đã nhìn thấy cảnh tượng cả một cây cầu dằng dặc những người. Khơng nhúc nhích. Thầm kinh hãi. Chỉ một sự cố nhỏ thôi vào lúc này là phải đổi bằng tính mạng” [29, tr.91].
Đỗ Phấn viết về những “gạch nối” của thành phố như những “cây cầu người. Đi, về. Khơng dứt. Miên man. Miên man” [30, tr.39]. Q trình đơ thị hóa khiến cây cầu trở nên không mấy thiện cảm. Chúng bị coi như một kẻ tiếp tay cho cái ồn ào, hỗn độn tràn vào thành phố vốn đã nhiều xơ bồ, bụi bặm. Thậm chí, cịn có cả tác dụng phụ như viên thuốc hết hạn dùng: “Cây cầu cao vút mới xây trên quốc lộ không ngờ mấy năm nay cịn có thêm tác dụng phụ. Là nơi những cơ gái, những chàng trai thất tình, hỏng thi, những cụ già bệnh tật yếu đau tìm đến cái chết. Từ mặt cầu xuống đến lịng sơng là một khoảng cách cao đến chóng mặt. Chưa có ai sống sót khi đã bng mình qun sinh” [29, tr.165]. Trong hiện tại nghiệt ngã, cây cầu được nhận thức “chỉ đơn thuần có nghĩa là sẽ phải di chuyển”. Mà với những thị dân có đến “ngót nghét sáu mươi năm” có mặt trên đời như lão Quảng, cây cầu trở nên thừa thãi: “Tại sao người ta phải đi qua cầu trong khi ở bên này đã có đủ mọi thứ” [30, tr.94].
Mặc dù bị thành phố xâm lấn, những không gian giáp ranh vẫn tỏa ra một sức mạnh phi thường, thanh lọc mọi ồn ã, uế tạp. Ấy là nhờ con sông – thực thể tự nhiên vừa hiền lành, nhẫn nại, vừa sơi réo, gớm ghê.
Dịng sông xoa dịu mọi tất bật phố phường bằng vẻ đẹp mn đời khơng gì xâm phạm nổi. Nó được bao bọc bởi những âm thanh, màu sắc, mùi vị, cảnh trí quá đỗi ngọt ngào: “Con sơng náu mình chảy qua những bãi bồi lau lách kéo dài suốt từ mạn cầu Thăng Long đổ xuống. Quãng sông này bắt
đầu mang dáng vẻ hoang sơ ngoại thành. Những bè nứa rộng thênh thang neo sát bờ”, “tiếng côn trùng và ếch nhái rộ lên thanh vắng” [29, tr.311].
Nhiều đoạn, tác giả tả cảnh trí ven sơng như một bức họa mộc mạc. Ngay cả với những người mất đi thị giác, dịng sơng vẫn giữ được sức cuốn hút ngàn đời: “Cái đẹp với lão nằm ở những tiếng chim chào mào rộn rã sớm mai trong vườn sắn. Ở tiếng thì thầm trầm bổng của dịng sơng cường tráng sau nhà. Ở đồng đất ngát thơm mùi cỏ cháy mỗi khi sắp đến vụ gieo trồng” [30, tr.91]. Người ta có thể cảm nhận vẻ đẹp hữu hình của con sơng bằng mọi giác quan và cảm nhận vẻ đẹp vô hình của nó bằng một tâm hồn rộng mở, một tình yêu sâu lắng dành cho thành phố bình dị.
Có lúc, dịng sơng bị q trình đơ thị hóa ồ ạt “khai thác, xâm lấn và bức hại. Khơng có bất kì một sửa chữa nào…. Vài tháng mùa khơ, dịng sơng cạn trơ cả đáy. Ê chề đất cát” [30, tr.109]. Chúng kiệt quệ, oằn mình gánh chịu mọi rác rưởi, sắt thép, bê tông và sự ngược đãi của thị dân vô cảm. Đỗ Phấn còn viết một cách hài hước rằng, dịng sơng nước đen trong thành phố bốc mùi tởm lợm đến độ có anh trộm nào vơ tình ngã xuống chắc sẽ chết vì rác rưởi cộng với bệnh ngoài da. Đáp lại sự bạc bẽo của con người, dịng sơng có khi “quắc mắt”, phẫn nộ. Nhưng không hề cáu kỉnh, giận dai, con sông ngàn năm vẫn “nhẫn nại bao dung” thanh lọc mọi ồn ã phố phường, thứ tha cho những bạc bẽo của cư dân thành phố: “Dịng sơng giấu trong làn nước thăm thẳm khơn dị thương tích cuộc nạo vét tham lam của những con tàu hút cát. Sức hàn gắn của thiên nhiên vô tận làm cho lão Hoạt hết sức ngạc nhiên” [30, tr.116].
Một điều vô cùng đáng yêu trong tiểu thuyết của Đỗ Phấn là dịng sơng miên man chảy trôi được coi như một quê hương, một chốn trở về. Giữa bao uế tạp, xơ bồ, bon chen ích kỷ, cư dân đơ thị vẫn cịn một nơi n tĩnh để lắng lòng: “Lão đang chảy cùng một tốc độ với dịng sơng. Trong bóng tối. Trong
ngơi nhà di động của mình. Là nơi ra đi và cũng là chốn về. Có thể gọi nơi này là một quê hương thực sự” [30, tr.270]. Sau bao sóng gió cuộc đời, nhân vật lão già mù trong Chảy qua bóng tối tìm về với dịng sơng “để nó đưa mình đến đâu thì đến… Nó sẽ cùng mình chảy qua bóng tối của cuộc đời như cái việc nó đã làm từ nghìn xưa”. Chính “dịng nước như một chiếc đệm mềm và mát tròng trành” đã xua tan mọi nỗi đau con người hằng chịu đựng, như một người bạn, một cố nhân bao dung, giải thoát cho cuộc sống đầy bế tắc, bạc bẽo. Nhiều nhân vật khơng cịn lối thoát như Huyền (Rừng người) đã thả mình xuống dịng nước miên man để rửa sạch mọi đau khổ, dục vọng và lầm lỗi của kiếp người.
Cuối cùng, dù đi qua vô vàn thành phố, bị thành phố bức hại, dịng sơng vẫn giữ được vẻ đẹp và sức mạnh vốn có: “Dịng sông chảy qua rất nhiều thành phố nhưng không bao giờ là thành phố. Nó kiêu hãnh vượt qua những vùng sáng tối cõi người”. Dịng sơng “mn đời vẫn đủ sức mê dụ được con người”, trở thành liều thuốc tinh thần cho những thị dân quẩn quanh, bế tắc giữa vịng xốy điên cuồng của tiền tài, danh vọng.
Có thể nói, khơng gian trong tiểu thuyết của Đỗ Phấn ngổn ngang, chật chội những phố phường. Những gì đã thuộc về phố phường, từ nội thành, ngoại thành, con đường, góc phố, cây bàng hay những xóm ngụ cư đều hiện lên vô cùng chân thực, qua con mắt của một thị dân phố cũ. Đối với tác giả, khơng chỉ những gì bên trong thành phố, những không gian sơng, đê, cầu qn giáp ranh cũng có một ý nghĩa quan trọng với cuộc sống của con người đô thị, tạo nên khơng gian văn hóa đặc trưng. Cái ông đã, đang và sẽ băn khoăn là sự mở rộng không ngừng về số lượng, diện tích của thành phố lại tỷ lệ nghịch với khơng gian văn hóa dần mờ mỏng, phai nhạt.
Không gian trong sáu cuốn tiểu thuyết của Đỗ Phấn không đơn thuần là những miêu tả, những kí ức, những phơng nền, mà cịn là thái độ của một thị
dân lâu năm trước sự biến cải của mảnh đất thân thương. Nếu như “những ngói nâu tường rêu vĩnh viễn khơng mất đi đâu cả. Ít nhất là trong tranh ơng Phái” [41] thì giờ đây, chúng cũng khơng mất đi đâu cả, ít nhất là trong văn Đỗ Phấn.