Đời sống nội tâm của con người đô thị

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đề tài đô thị trong tiểu thuyết của đỗ phấn (Trang 60 - 68)

6. Cấu trúc của luận văn

2.3 Con người đô thị trong tiểu thuyết của Đỗ Phấn

2.3.3 Đời sống nội tâm của con người đô thị

2.3.3.1 Những con người thị dân cô đơn, trống rỗng đến cùng cực

Trong những tiểu thuyết và truyện ngắn sau 1975, con người cá nhân hiện lên với nhiều phương diện, tầng bậc. Các tác giả không chỉ phơi bày bi

kịch cá nhân dưới áp lực của lịch sử, cộng đồng mà còn đào sâu vào các ngõ ngách sâu kín của bản thể con người. Những con người bản năng, cô đơn, lạc lồi hiện lên trong vơ số trang văn (Đám cưới khơng có giấy giá thú, Tướng

về hưu, Khơng có vua, Ăn mày dĩ vãng,…). Và kinh khủng hơn nỗi cô đơn,

con người cịn có nguy cơ đánh mất mình, cũng như đánh mất mọi mối liên kết với đồng loại như trong sáng tác của Nguyễn Bình Phương, Thuận, Nguyễn Ngọc Tư, Đoàn Minh Phượng.

Nhân vật thị dân trong tiểu thuyết của Đỗ Phấn cũng mang trong mình một nỗi cơ đơn cùng cực - vừa “bị cô đơn” lại vừa “tự cô đơn” - vừa là nạn nhân lại vừa là kẻ gây ra trắc trở cho chính mình. Dù ở giữa đồng loại, thậm chí là rất nhiều đồng loại, con người vẫn khơng tìm được tiếng nói chung. Họ lạc lõng, xa lạ như kẻ sống nhầm thời. Vì thế, cách ứng xử của con người đơ thị là khép mình, hoặc tệ hơn, tự “vứt mình ra đường”.

Nhân vật thị dân phố cũ cô đơn. Nhân vật dân nhập cư cũng cô đơn. Họ sống cảnh nhạt nhẽo, rời rạc, ơ hờ như Liên – một cô điếm quê và Hùng – chánh án hàng huyện trong Ruồi là ruồi. Hai người chạy trốn khỏi quê hương và tìm đến đơ thị như một chốn dung thân an tồn. Và họ đã có một danh phận mới, một gia đình mới, một quãng đời khác những vẫn bất an, không hiểu nổi cung cách sống của những thị dân cũ. Họ vẫn chỉ là khách, là những thị dân dự bị với mặc cảm tha hương.

Trong môi trường đô thị, con người hạn chế giao tiếp với nhau bởi những người mới đến sẽ tăng dần theo cấp số nhân. Vì thế, nhân vật của Đỗ Phấn không cần phải quen biết ai cả. Hoặc có gặp gỡ nhưng lại quên trong tích tắc, nên càng không cần phải nhớ họ để làm gì. Dấu hiệu đầu tiên của những con người cô đơn là sợ hãi: “Họ sợ bụi bặm. Sợ tiếng ồn. Cái chính là sợ con người… Anh kinh ngạc thấy mình khơng biết từ bao giờ đã chui vào một cái vỏ câm lặng phòng thủ như họ” [31, tr.185]. Và hệ quả của việc sợ

mọi thứ (bao gồm cả đồng loại) là con người tự thu hẹp mình, tự khép kín, phong tỏa mình để tránh khỏi những tổn thương hữu hình lẫn vơ hình.

Nỗi cơ đơn của những thị dân trong văn Đỗ Phấn được thể hiện vô cùng phong phú, ở nhiều khía cạnh, bình diện khác nhau. Ban đầu, nỗi cô đơn khiến con người thu nhỏ, teo lại như hạt bụi đầy cám cảnh thân phận. Tất cả cùng “chui vào một cái vỏ câm lặng phòng thủ” [31, tr.185]. Những người đàn bà cơ đơn thì tìm cách lấp đầy chỗ trống bằng một người đàn ông gặp gỡ bất chợt. Số khác lại tự đem rượu ra “nhắm” với mình, để rồi buồn chán, bâng quơ: “Uống rượu nhắm với mình là nguy hiểm nhất. Mình là món nhắm chẳng phải tìm đâu xa tuy có hơi chán. Chán mình thì lại uống” [31, tr.107]. Khi khơng cịn mối quan hệ nào đáng để lưu tâm nữa, những thị dân dành lại chút thời gian ít ỏi để gặm nhấm chính bản thân, tự chiếm hữu cái tơi khó đốn vì “Tơi đã khơng thật sự là tôi cả tuần rồi” [33, tr.191].

Những nhân vật trong tiểu thuyết của Đỗ Phấn cịn cơ đơn ngay cả khi có hai người. Họ làm tình mê mải, nhưng cũng chỉ để lấp vào chỗ trống không đáy của tâm hồn. Mỗi người theo đuổi một cảm xúc riêng, một suy tư, ham muốn riêng. Thành ra những cuộc làm tình ướt át chỉ làm cho họ thêm cơ lập. Trong Chảy qua bóng tối, có những đại gia sống chẳng cịn điều gì lạc thú,

mới mẻ, ngoài việc săn tìm những cơ gái cịn trinh. Họ mải miết trong bữa tiệc sex mê mải, để rồi sau đó, về lại bộ dạng tẻ nhạt thường ngày.

Nỗi cơ đơn khơng chỉ có khi con người ta trẻ mà đeo bám họ đến già: “Già cô đơn, khơng đi thăm ai, chỉ đi thăm mình” như Văn trong Rừng người. Thậm chí, như một định mệnh dai dẳng, con người giữa lịng thành phố sống cơ đơn và chết cô đơn (Ngọc trong Vắng mặt, Minh trong Con mắt rỗng). Nỗi cô đơn đã gặm nhấm họ, và họ tự gặm nhấm mình. Dù nhân vật “bị cơ đơn” hay tự cơ lập mình để bảo tồn những phẩm chất quý giá, thì họ cũng khiến

độc giả chua xót, cảm thương. Vì đâu mà xã hội càng hiện đại, thành phố càng đông người, con người lại càng lẻ loi, cô độc?

Khơng chỉ có cơ đơn, con người trong tấp nập thị thành cịn sở hữu một “tài sản” khơng đo đếm được là sự đau khổ. Cái đau khổ quằn quại ngấm vào những ngôn từ bài hát như rên rỉ, khạc nhổ trong các phòng hát karaoke: “Hình như niềm đau đớn đang là mốt của tuổi trẻ... Niềm đau tồn tại vĩnh viễn trong tâm thức con người” [35, tr.69].

Những nhân vật trong tiểu thuyết của Đỗ Phấn là hạt bụi lửng lơ, cô độc, dần dần nhòe mờ, trống rỗng tới khơng có hình hài. Ơng khái qt họ bằng từ “vắng mặt”. Thẳm sâu trong những thị dân là sự trống rỗng, trắng xóa bản thể. Sự hiện diện của họ giữa đơ thị có mà cũng như khơng. Họ khơng là gì cả. Xung quanh họ là hư vơ: “Cái cảm giác như một kẻ vắng mặt giữa chốn đông người nhiều lúc đã làm mi bị ức chế. Ê chề. Chán nản... tao là thằng khơng có ở cơ quan đã gần một năm nay rồi và hình như cũng khơng có ở đâu cả” [29, tr.41]. Cứ như vậy, các nhân vật gặp nhau theo kiểu trống vắng gặp trống rỗng, không thể sẻ chia, càng không thể lấp đầy.

Con người trở thành “người lạ ở chính nơi mình sinh ra và lớn lên” – nỗi cô đơn của kẻ không hề xa xứ. Và cũng vì “mi” đã chẳng là gì, nên xung quanh mi, những con người nhỏ bé của thành phố cũng “vắng mặt” nốt: “Cái thành phố trương phình ra đến mức nhiều hơm đi dạo cả ngày cũng không gặp bất cứ một gương mặt nào quen thuộc. Họ cứ như đi vắng cả rồi” [29, tr.342]. Tất cả chỉ còn lại “vẻ mặt của con người hiện tại lãnh đạm, mưu mô và tàn nhẫn đến kinh hoàng” [29, 342].

Hệ quả của nỗi cô đơn đeo bám là con người sống thờ ơ, vô cảm với chính mình và mọi người xung quanh. Họ không sống, mà chỉ “gần như” là vậy. Có thể gọi đó là dạng tồn tại nửa vời, con người cũng chỉ như một sự việc, có cũng như khơng, khơng khao khát, khơng mục đích. Đỗ Phấn gọi đó:

“Gần như là sống. Gần như là công việc. Gần như là bạn. Gần như là chơi bời vui vẻ. Gần như là về hưu. Gần như xa lạ. Gần như là người tình” [33, tr.387]. Tệ hơn việc sống tẻ nhạt, thờ ơ, khơng mục đích, khơng lý tưởng là hành động tự “vứt mình ra đường” của con người. Nó thể hiện sự bất lực, xót xa khi khơng thể thích ứng với hồn cảnh xã hội. Có lẽ đơ thị dần phát triển đã khiến khơng ít cá thể trở nên lạc thời. Con người tự từ bỏ bản thân cũng như những đồ phế thải chẳng cần giữ lại: “đã quá nhiều năm sống chung với rác. Con người cũng trở thành một phần của rác từ lúc nào không biết” [35, tr.37]. “Thỉnh thoảng cịn có thêm một vài anh chị nghiện oặt phê thuốc ngồi bó gối cúi gằm mặt ven đường… Họ cũng hưởng ứng phong trào? Tự vứt mình ra đường” [29, tr.10].

2.3.3.2 Những con người thị dân đầy dục vọng

Những con người thị dân trong tiểu thuyết của Đỗ Phấn không chỉ cô đơn, lạc lõng, mà cịn dung chứa nhiều dục vọng giằng xé. Đó là những ham muốn mãnh liệt về tình dục, tiền bạc, quyền lực, danh tiếng... Ngọn lửa ham muốn ấy không thúc đẩy nhân vật tiến đến một cuộc sống tốt đẹp hơn, mà giày vị con người khơng ngừng nghỉ, khiến họ không bao giờ hài lòng với thực tại của mình. Quy luật chung của những dục vọng đó là: giàu có hơn nữa, danh tiếng hơn nữa, quyền lực hơn nữa và đau khổ hơn nữa.

Không thể phủ nhận vẫn có những nhân vật ao ước điều thật giản dị - một gia đình – tổ ấm sung túc như Diễm trong Con mắt rỗng. Tuy nhiên,

những mong muốn nhỏ nhoi đó lại thường đẩy họ vào sai lầm hoặc khổ đau. Diễm mãi chỉ là một người bạn thân thiết, vừa biết xem tranh vừa biết làm tình của họa sỹ Thế Hồng, khơng hơn không kém. Lý (Chảy qua bóng tối) vốn hiền lành, cũng nhanh chóng ngã vào vòng tay của tên lái xe lẻo mép chỉ vì hắn nói có một căn nhà gần cánh đồng, vẽ lên viễn cảnh gia đình ổn định, khơng cịn lênh đênh. Nguyệt trong

túc và một cơ ngơi cho riêng mình mà chấp nhận sống như một người vợ lẽ. Cuối cùng, khi anh chồng hờ bị bắt, cả cơ ngơi mà nàng cố cơng gìn giữ cũng trở nên mơ hồ, lung lay.

Hầu hết những thị dân sống trong tất bật phố xá đều lao mình theo cơn lốc tiền bạc: Trọng (Gần như là sống) bỏ bạn gái xinh đẹp để đến với một phụ nữ có tướng mạo đàn ơng vì cơ ấy có tiền chu cấp cho anh và gia đình nghèo khó ở q. Qun bỏ học dở dang để làm bồ nhí của một đại gia trong Sài Gòn, lâu lâu mới ra một lần. Cơ chỉ có việc tiêu tiền, trang điểm và đánh bài ở quán cà phê giết thời gian. Nguy hiểm hơn, con người cịn bị chính đồng tiền mình kiếm được mê hoặc: “tiền bạc đang chi phối cậu ấy, nó ham muốn cậu ấy lăn xả vì nó thì đúng hơn” [31, tr.153]. Những khao khát tiền bạc của con người đô thị vừa đáng sợ, đáng thương, lại có phần ngây thơ tăm tối, trơ trẽn dại khờ. Nếu họ biết điều chỉnh nhu cầu của cá nhân cho phù hợp với thực tế, nếu họ biết cách cân bằng việc kiếm tiền và sống cho đúng nghĩa, hẳn họ đã không mụ mị, bất chấp tất cả như vậy. Đỗ Phấn đã nói, thân phận con người chỉ như hạt bụi. Nhưng chỉ khi thất bại ê chề, những nhân vật đầy dục vọng của ông mới nhận ra chân lý muộn màng ấy.

Nếu những cô gái đổ đến thành phố khao khát cuộc sống dư dả bạc tiền, thì những người đàn ơng tìm đến đơ thị lại khao khát quyền lực, danh vọng. Quan chức “khua khoắng nhặt nhạnh hết mức có thể trong nhiệm kì ngắn ngủi của mình để có tiền hướng đến những tương lai quan chức cao hơn thế” [35, tr.48]. Đó là những người tăm tối vì dục vọng như Hải (Gần như là

sống) luôn khao khát được “thay thế Khơi làm trưởng phịng khi lão về hưu

mà không hề biết khi ấy mình cũng ở trong tuổi xấp xỉ như vậy” [30, tr.66]. Cũng có nhiều cơ gái tham lam quyền lực, danh vọng đến mức bất chấp mọi thứ: Khánh Ly (Gần như là sống) “kiêu kì, xinh đẹp, đỏng đảnh, giàu có”, là con một quan chức cấp cao trên bộ nhưng vẫn chấp nhận ngủ với trưởng

phịng Khơi mặt như bị táo bón, hình thể vng vức “một mét năm tám chiều cao”. Chỉ vì nàng muốn lên chức phó phịng. Những cơ sinh viên mỹ thuật không ngại cặp với đủ loại đại gia để họ đầu tư cho triển lãm của mình, đưa mình trở thành người có danh tiếng (Hương và bạn học trong Vắng mặt). Họ

khiến người đọc vừa sợ, vừa ghét, vừa giận, vừa thương, lại vừa xót xa. Nếu ít tham vọng hơn, biết hài lịng với bản thân và tin tưởng ở sự tiến bộ dần dần, họ sẽ sống dễ chịu, bình lặng và hạnh phúc hơn nhiều.

Một tham vọng khác rất điển hình ở mơi trường đô thị được tác giả phản ánh là khao khát hướng tâm của con người. Những thị dân mới tìm đủ mọi cách để trở thành một công dân phố phường thực thụ. Họ không chỉ muốn nương nhờ, mà còn muốn hòa vào thành thị, trở thành một phần được công nhận của thành thị. Trong số đó có những cơ cave ngây thơ, muốn kiếm thật nhiều tiền để ở lại thành phố sống cuộc đời hưởng thụ: “cái thành phố tưởng như vĩnh viễn chỉ coi các cô là khách trọ thì nay cánh cửa đã bắt đầu mở. Bây giờ cơ mới có hi vọng quan sát phần bên trong của nó” [35, tr.192]. Tiếc là họ vĩnh viễn chỉ là những công dân dự bị của đô thị. Không phải cứ kiếm thật nhiều tiền, có một căn nhà đẹp đẽ, tiện nghi là có thể trở thành dân phố. Nó địi hỏi một phơng nền văn hóa, một mối liên kết với những giá trị tinh thần của phố phường. Đỗ Phấn lí giải rằng, những cư dân mới đua nhau đến đô thị nhưng “có lẽ họ chưa gia nhập được vào cái phần cốt lõi làm nên bản sắc một dân phố. Từ cách ăn mặc, đi đứng nói năng cho đến thương thảo và thực hiện dự án. Tất cả họ dường như đang cuống cuồng vồ vập đi tắt một cách thái quá” [35, tr.289]. Đó là khơng kể đến những bi kịch có thể xảy đến bất cứ lúc nào với những thị dân mới (như Huyền trong Rừng người, sau khi có được căn hộ chung cư, mới chua xót nhận ra mình đã dính vào đường dây buôn bán trẻ em, phải nhảy cầu tự tử).

Nói chung, hình ảnh con người được khắc họa trong tiểu thuyết của Đỗ Phấn có nhiều cám cảnh, tàn lụi, xót xa. Họ là những thực thể cô đơn, trống rỗng, tẻ nhạt, ơ hờ, bất lực và tuyệt vọng. Những dục vọng của họ đốt cháy đời sống nội tâm, khiến cho cuộc sống hạnh phúc, thanh thản trở thành món hàng xa xỉ. Trong guồng quay nghiệt ngã của tiền bạc, danh vọng nơi đô thị, con người trở thành nạn nhân và thủ phạm gây ra bất hạnh cho chính mình. Tác giả thiết tha vẽ lên những mảng màu hình người ảm đạm, chỉ với một mong muốn, làm thế nào để con người lại được sống với đầy đủ ý nghĩa của nó, chứ khơng phải tồn tại bên lề, khơng phải “gần như là sống”.

Tiểu kết

Bức tranh đô thị hiện đại được Đỗ Phấn khắc họa qua không gian, thời gian và những nhân vật thị dân. Trước hết, tác giả tái hiện không gian đô thị cũ, đô thị mới và không gian giáp ranh với đặc trưng đậm chất phố phường. Đây là khoảng không gian được miêu tả khá nên thơ, giản dị song đầy ắp những kỉ niệm xưa cũ của tác giả về thành phố nghìn năm tuổi.

Thời gian trong những trang văn của Đỗ Phấn dùng dằng, trễ nải. Nó uể oải như một dịng chảy đầy trăn trở của tâm trạng con người. Thời gian đô thị trong tiểu thuyết của ơng cịn mang tính ước lượng, đậm chất tạo hình. Đây là điều khơng mấy khó hiểu, bởi Đỗ Phấn vốn có sở trường nắm bắt những khoảnh khắc của thời gian, đóng đinh nó vào những hịa sắc và hình khối gợi cảm xúc.

Đối tượng trung tâm trong bức tranh đô thị của tác giả là con người. Đối tượng này được dụng công thể hiện qua nhiều phương diện như lối sống, mối quan hệ gia đình và đời sống nội tâm. Đỗ Phấn khắc họa họ với những cám cảnh, tàn lụi, xót xa, dùng câu chữ vẽ nên hàng loạt thực thể cô đơn, trống rỗng, tẻ nhạt, ơ hờ, quay cuồng trong ngọn lửa dục vọng mù quáng.

CHƢƠNG 3

MỘT SỐ PHƢƠNG THỨC THỂ HIỆN ĐỀ TÀI ĐÔ THỊ TRONG TIỂU THUYẾT CỦA ĐỖ PHẤN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đề tài đô thị trong tiểu thuyết của đỗ phấn (Trang 60 - 68)