Những tiểu thuyết về đề tài đô thị của Đỗ Phấn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đề tài đô thị trong tiểu thuyết của đỗ phấn (Trang 29 - 34)

6. Cấu trúc của luận văn

1.3 Đề tài đô thị trong sáng tác của Đỗ Phấn

1.3.3 Những tiểu thuyết về đề tài đô thị của Đỗ Phấn

Đỗ Phấn đã ra mắt sáu tiểu thuyết trong vòng bốn năm. Đây là một tần suất lao động “phi thường” như Nguyễn Việt Hà từng ghi nhận. Bởi ông đâu phải là một cây văn chun nghiệp, ngồi viết cịn vẽ, còn nhậu, còn chơi. Ngồi tiểu thuyết cịn thử cả truyện ngắn, tản văn…

Khi được hỏi về tiểu thuyết, Đỗ Phấn thổ lộ chân thành: “Nói về quan niệm tiểu thuyết hình như quá sức của tôi, một người không được đào tạo lý luận về nghề viết. Với tôi, đơn giản tiểu thuyết chỉ như một hành trình khám phá chiêm nghiệm cái đẹp của cuộc sống. Những xấu xa bỉ ổi thấp hèn nếu có mặt trong tiểu thuyết cũng là để tôn vinh cái đẹp. Câu chuyện này tôi rút ra từ cơng việc hội họa của mình. Vẽ và viết có lẽ gặp nhau ở đấy, nhất quán ở lý tưởng thẩm mỹ. Vẽ và viết với tơi có chung một đích đến là cái đẹp, sự lương thiện và có thể hiểu được” [48].

Điều đặc biệt là tồn bộ tiểu thuyết của ơng đều tập trung vào đề tài đô thị. Khắp những trang văn của Vắng mặt, Rừng người, Chảy qua bóng tối, Gần như là sống, Con mắt rỗng, Ruồi là ruồi… là khơng gian góc phố, nhành

cây, triền sơng và con người đô thị. Một đô thị nhiều năm tuổi – Hà Nội. Và chen vào đó, là dáng dấp của bao vùng đô thị ông đã đi qua, từ Hải Phòng, Huế, Đà Nẵng, Sài Gịn, thậm chí cả Cơn Minh Trung Quốc. Tâm sự về đề tài đô thị trong trang văn của mình, Đỗ Phấn nói: “Dù tơi có xuất bản đến bao nhiêu đầu sách đi chăng nữa thì người đọc vẫn có thể hình dung rằng, cả đời, Đỗ Phấn chỉ viết một cuốn sách duy nhất - cuốn sách về Hà Nội” [24]. Lý do ư? “Đơn giản vì tơi sinh ra và lớn lên ở đô thị. Thật ngạc nhiên là tôi thấy đa số nhà văn đều sống ở đô thị mà sáng tác của họ lại không nói lên điều ấy. Mảnh đất tưởng rằng rất quen thuộc với các nhà văn hóa ra lại khơng phải là chất liệu để làm nên tác phẩm. Nhà văn đô thị đi thực tế khắp nơi để viết về những con người và vùng đất mình đi qua. Tơi làm công việc ngược lại. Đi nhiều nơi để viết về mảnh đất mình đã và đang sinh sống một cách có so sánh chiêm nghiệm. Tơi nghĩ rằng đời sống thị dân dù quan sát ở góc độ cận cảnh nhất cũng khó mà mơ tả được nếu như khơng có những đối sánh” [48].

Ngồi ra, một trong những yếu tố ảnh hưởng đến cảm quan đô thị của Đỗ Phấn là sự đổi mới từ nền kinh tế quan liêu tập trung bao cấp sang nền kinh tế thị trường. Con người không nhường nhịn mà phải cạnh tranh để phát triển. Các tầng lớp xã hội loay hoay kiếm tìm con đường của mình. Trong buổi giao thời ấy, một bộ phận thị dân năng động xuất hiện làm thay đổi cơ bản diện mạo của cuộc sống đơ thị. Kéo theo đó là sự xô bồ, nhố nhăng, những góc khuất của xã hội. Những giá trị đạo đức, lối sống cũ bị xói mịn, trong khi những giá trị mới đang hình thành lại chưa có quy chuẩn vững chắc.

Mặc dù khá nhiều nhà văn để tâm đến cuộc sống hỗn độn, xô bồ thành thị, nhưng “ít người theo đuổi, tha thiết với đơ thị, nhìn nhận các vấn đề của

đơ thị một cách thấu triệt, mổ xẻ, tiên đốn, bắt bệnh cho nó nhiệt thành, cùng kiệt như Đỗ Phấn. Ở các tiểu thuyết của anh, người ta thấy một đô thị đang vỡ ra, đang bị cày xới, sục sạo trong cuộc chiến giữa bản thể và những lai tạp nhố nhăng. Nếu như ở Vắng mặt là sự đào sâu vào bi kịch cá nhân, loay xoay ở những vấn đề mang tính cá nhân thì ở Chảy qua bóng tối lại có sự cực đoan khi cắt nghĩa các vấn đề của đô thị và những hệ lụy của nó với cách nhìn rất dễ khiến những kẻ “ngụ cư chân chính” phải chạnh lòng… Còn đến Rừng người, người ta đã thấy một đô thị - không - hẳn - là - Hà - Nội, một khái

niệm đô thị ở tầm cao hơn, đã có sự liên kết với các “đơ thị vệ tinh”, các vùng nông thôn lân cận để vấn đề không cịn là của một đơ thị riêng lẻ nào. Cùng với tiến trình mở rộng địa lý của Thủ đô, không gian tiểu thuyết của Đỗ Phấn cũng có sự mở rộng để hướng tới một Thủ đô rộng lớn hơn và cũng tượng hình hơn, để nói những vấn đề của thời đại” [42].

Tại Hội sách Thành phố vì hịa bình 2014, nói về việc viết văn, Đỗ

Phấn cho rằng đó là một hành động gìn giữ văn hóa. Cũng như Bùi Xn Phái đã lưu giữ mái ngói tường rêu vào vĩnh cửu hội họa, thì nhà văn cần làm điều tương tự với chữ nghĩa. Để văn hóa của một thị thành trầm mặc không bao giờ mất đi: “vẻ đẹp ở Hà Nội từng có và từng mất nhưng người cầm bút phải nhắc lại và làm sống dậy những giá trị, phẩm chất ấy” [15].

Một khía cạnh nữa trong những tiểu thuyết viết về Hà Nội – một đô thị nhiều năm tuổi của Đỗ Phấn là người Hà Nội. Thực sự “ông không quá quan trọng hoặc đề cao khái niệm “người Hà Nội”. Với ơng, “người ở Hà Nội” thì

đúng hơn. Bởi vì, khơng có ai là người Hà Nội từ đầu. Chúng ta đều từ một miền quê nào đó đến. Cái ơng muốn là lối văn hóa ứng xử lịch lãm của “người ở Hà Nội”, làm sao cho nó đừng phai nhạt, lai tạp, biến tướng. Ơng cũng nói rất rõ rằng, q trình đơ thị hóa là tất yếu. Ơng lưu giữ những mái ngói tường nâu trong văn chương, khơng có nghĩa là ơng bài trừ cái mới. Đỗ

Phấn “không quá tha thiết hay rên rỉ tiếc nuối khi mất đi những mái phố thâm nâu, những dãy phố cổ nhà ống mà ai ở trong đó cũng đều kêu khó, kêu khổ… Điều ơng ấn tượng nhất cũng không phải là xã hội thị dân Hà Nội đang sống bây giờ, mà chính là Hà Nội ở cái thời mà ông và nhiều người đã được may mắn sống. Ở đó, sự giao tiếp đã làm nên cốt cách của con người. Ở đó, sự văn minh cơng cộng làm người ta tử tế hơn… Đó là những giá trị sống mà bây giờ, với tư cách người cầm bút, ông muốn viết ra, muốn mọi người đọc nó, và mong một ngày không xa, những giá trị ấy sẽ quay trở lại mảnh đất này” [13].

Tiểu kết

Tóm lại, đề tài đô thị trong tiểu thuyết của Đỗ Phấn được trở đi trở lại xuyên suốt các tác phẩm. Nó mang chất riêng của một thị dân, một họa sĩ. “Nếu như các nhà văn gốc Hà Nội đã làm nên những cột mốc riêng: Bảo Ninh mang theo cái chất trai phố vào chiến trường để rồi cắm nên một cột mốc Nỗi

buồn chiến tranh theo cách của một người Hà Nội bằng sự điềm tĩnh, sự

chiêm nghiệm riết róng và xa xót; Nguyễn Việt Hà đã dựng nên một chân dung Hà Nội đầu những năm đổi mới bằng Cơ hội của Chúa với vẻ giễu nhại của kẻ tinh quái có con mắt nhà tiên tri, chẩn đốn, bắt bệnh như thần, thì Đỗ Phấn, tiếp tục dịng chảy ấy, anh đã dựng nên một bức chân dung lập thể của Hà Nội những năm đầu thế kỷ XXI với những ung nhọt đã bắt đầu vỡ lở, với những hang hốc ủ bệnh nay đang bộc phát…. Nhìn vào dịng chảy ấy có thể thấy Cơ hội của Chúa của Nguyễn Việt Hà là dự báo, còn bộ ba tiểu thuyết

của Đỗ Phấn là kết quả của sự dự báo ấy. Người ta thấy một đô thị đang vỡ ra, đang rệu rã, bộ khung văn hóa đang bị quá tải, đang phải gồng mình gánh đỡ một cơ thể bệnh hoạn đè nặng, trì níu khiến nó đang trở nên hụt hơi vì quá

sức. Người ta cũng thấy những giá trị tinh thần của mảnh đất ngàn năm đang bị xâm lấn, dồn đuổi, chiếm chỗ một cách quyết liệt và thô bạo” [41].

CHƢƠNG 2

BỨC TRANH CUỘC SỐNG VÀ CON NGƢỜI ĐÔ THỊ TRONG TIỂU THUYẾT CỦA ĐỖ PHẤN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đề tài đô thị trong tiểu thuyết của đỗ phấn (Trang 29 - 34)