6. Cấu trúc của luận văn
3.2 Nghệ thuật xây dựng nhân vật
3.2.3 Miêu tả nhân vật qua hành động
Miêu tả nhân vật qua hành động là một nghệ thuật xây dựng nhân vật được Đỗ Phấn chú ý. Trong sáu tiểu thuyết của ông, con người đơ thị hiện lên đầy đủ cả hình dáng lẫn suy tư, tạo nên những nhân vật nhiều chiều kích. Ở đây, chúng tơi khơng đề cập đến những hành động mang tính tiểu tiết, mặc dù ngay cả việc đi đứng, nói năng, ăn uống của nhân vật cũng góp phần thể hiện hình ảnh con người thị dân trong xã hội đơ thị hóa. Do điều kiện có hạn, chúng tơi đề cập đến hai hành động lặp đi lặp lại với tần suất không thể nhiều hơn trong tiểu thuyết của Đỗ Phấn, đó là đi, uống rượu và làm tình. Đây là lý do mà Đoàn Ánh Dương nhận xét, nếu cắt đi những trăn trở, suy tư, độc thoại, tiểu thuyết của Đỗ Phấn ngập tràn rượu và đàn bà. Nhưng tại sao ông lại chú trọng đến những hành động này như vậy?
3.2.3.1 Hành động “đi”
Đầu tiên là hành động đi. Nhân vật trong tiểu thuyết của Đỗ Phấn thường xuyên ở trạng thái di chuyển. Ở khoảng cách gần, họ đi dạo, đi tập thể dục, phóng xe máy lên phố ăn sáng, uống cà phê, ngắm hàng cây bồ đề cổ thụ. Xa hơn, là những chuyến đi lên trang trại ở ngoại thành, du lịch từ Bắc (Lào Cai, Hải Phòng, Hải Dương, Thái Bình) cho đến Trung – Nam (Nghệ An, Huế, Đà Nẵng, Hội An, Buôn Ma Thuột, Cần Thơ…). Hết lên rừng, xuống biển, họ bay ra nước ngồi, (Bali - Indonesia, Cơn Minh – Trung Quốc, Pháp, Mỹ…).
Lý do để nhân vật đi nhiều như vậy cũng rất phong phú. Phần lớn các nhân vật chính đều là những nam giới trung niên, học hội họa, làm họa sĩ hoặc kiến trúc sư. Dẫu làng nhàng thân phận, tiền bạc khơng ít cũng chẳng
giải trí, và để thẩm thấu mọi giá trị của cuộc sống. Đi là một cách “làm việc”, mang những gì đang cựa quậy ngoài đời sống vào tranh ảnh, hội họa. Có đi mới biết nắng Sài Gòn vàng rực nhảy múa trên vỉa hè, khác với “con đường nắng uốn mình như lụa chảy nơn nao trong gió cao nguyên” của Buôn Ma Thuột. Một nguyên nhân khác, xuất phát từ đời sống nội tâm cơ đơn ln khao khát tìm hiểu chính mình, các nhân vật thường xun di chuyển khơng ngừng. Có những ngày họ ra phố, hòa vào đám đông đang ùn tắc trong giờ cao điểm, chỉ để biết rằng mình vẫn cịn tồn tại giữa thành phố. Và đi cũng là cách để chạy trốn cái ngột ngạt thị thành. Khi khơng cịn người thân, vắng mặt bạn bè, gia đình tan vỡ, họ đi đến những nơi thật xa để thăm chính mình, tìm lại sự thảnh thơi và ý nghĩa cuộc sống. Đó là những chuyến đi của lý trí và tình cảm hơn là những khoảng cách lăn bằng bánh xe trên mọi cung đường.
Và đi cũng là một hành động được tác giả đề cao. Khi được hỏi, với ơng, điều gì là quan trọng nhất, Đỗ Phấn khơng ngần ngại trả lời rằng, đó là “Chơi. Đi chơi”. Nó phảng phất cái chất tài tử, ngơng ngạo của nhà văn từng “Vang bóng một thời”. Đỗ Phấn cho rằng: “Khơng dễ gì biết chơi và đi chơi. Đó là thước đo sự thấu thị đời sống xã hội của người nghệ sỹ. Và cả đẳng cấp của nghệ sỹ nữa...” [14]. Cái sự “ham chơi”, ham đi của Đỗ Phấn đã tạo nên cả một hành trình vơ tận cho nhân vật của mình. Trên con đường biểu tượng ấy, nhân vật của ông chậm rãi, nhẩn nha tận hưởng, trải nghiệm, băn khoăn và đau đớn, dằn vặt với tình yêu nghệ thuật và tình yêu phố thị.
3.2.3.2 Uống rượu
Sau hành động đi là vô vàn cuộc rượu. Nhan nhản trong văn Đỗ Phấn là Johny Walker vàng, Ballantines 17, Vodka Sminoff mini, Absolut, Chivas 18… Xuất phát từ một nghệ sĩ đề cao cuộc sống “chơi” và tận hưởng, cũng là người uống rượu, mê rượu và chơi rượu, Đỗ Phấn tỏ ra sành sỏi trong miêu tả
nhân vật với thú vui này. Trước hết, uống rượu là một cách hưởng thụ bài bản được ông gửi gắm qua nhân vật. Đó là sự tinh tế trong ẩm thực. Cần phải biết rượu gì uống với ly nào, ăn với món Âu hay Á. Ngoài đời, Nguyễn Tham Thiện Kế cũng tiết lộ Đỗ Phấn “biết chiều chuộng mình và những người khách có thể mời đến nhà. Hầu như góc phịng nào cũng có các loại ly cốc ứng cho từng chủng rượu và những chai rượu đủ các dòng thương hiệu mấy quốc gia quen tên” [14].
Tuy nhiên, nguyên do lớn lao hơn khi đưa hành động uống rượu vào nhân vật trong tiểu thuyết của mình là Đỗ Phấn muốn thể hiện sự cô đơn, bế tắc, chán nản của thị dân trong môi trường đô thị nhiều biến đổi. Những đàn bà tìm đến qn rượu chỉ có một lý do thơi, họ đang tìm cách lấp đầy khoảng trống trong lòng. Và đối với những cô điếm trong các nhà hàng, quán hát, rượu như một phương thức tăng cường sức chịu đựng: “Thực ra thì ở đấy,
rượu chính là thứ làm cho cơ có thể chịu đựng được dàn âm thanh chọc buốt lên tận óc. Nó làm cho thần kinh trơ lì chậm chạp, kìm hãm bớt những tiết tấu điên cuồng rồ dại” [35, tr.87]. Ngồi ra, cịn có những ơng bố “Vợ chết. Con cái phiêu bạt mỗi đứa một nơi. Chẳng biết nỗi cô đơn hay niềm hạnh phúc thoát khỏi những ràng buộc đã đưa họ đến với rượu. Lắp vào thân hình rời rạc của họ những diện mạo giống nhau. Mắt rưng rưng đỏ hoe đắm chìm mờ đục trong thức nước hăng nồng mùi men lá. Nụ cười phảng phất như vay mượn từ âm ti gắn lên những cái miệng trệu trạo răng. Họ khơng có tuổi. Ngồi ba mươi và sắp sáu mươi đều nhàu nhĩ bình đẳng một cách thê thảm” [30, tr.117].
Những người đàn ơng tìm đến rượu thường trực hơn, như một thói quen. Rượu thường chỉ được đem ra uống khi vui hoặc khi buồn. Nhân vật thị dân trong văn Đỗ Phấn vui ít buồn nhiều. Họ tìm đến rượu như “chất men cay xốc lại tinh thần và thể xác sau một ngày lặn lội bươn chải” [32, tr.27]. Và
“quả thật là rượu có tác dụng xoa dịu những nỗi đau, nó có thể làm cho em tạm quên đi những chuyện buồn trong chốc lát” [31, tr.183]. “Họ bảo rượu là thứ nhiên liệu để khởi động một cỗ máy” [33, tr.250]. Nhưng sự thực là: “Rượu mang đến cho họ sự sống động ngay cả từ những vật vô tri vô giác. Họ sống với thế giới huyền ảo của mình mà khơng cần biết đến bất cứ một ai bên cạnh” [33, tr.249].
Hành động uống rượu của nhân vật cho thấy họ đang cô đơn đến cùng cực. Dù phương pháp giải thoát này thường xuyên phản tác dụng: “Hết hai tuần rượu, câu chuyện lại chảy ngược vào bên trong từng người như cuộc rượu nào cũng thế. Hắn chỉ biết rõ niềm vui của mình và nhấm nháp nó” [32, tr.115]. Nó giống như áng thơ “Rút đao chém xuống nước, nước càng chảy mạnh/ Nâng chén tiêu sầu càng sầu thêm” của Lý Bạch năm nào. Thế nên “Mặt rượu ở đâu cũng thế. Trầm mặc cũ kỹ thê thảm âu sầu. Những ánh mắt tê dại nhìn vào trống khơng. Những câu chuyện không ra đầu đũa của người mới đến [29, tr.324].
Có thể nói, uống rượu là một cách làm ngơ với chính nỗi buồn của bản thân mình của con người thị dân. Và Đỗ Phấn lặp lại những chi tiết uống rượu của nhân vật rất nhiều lần trong các tiểu thuyết của mình. Khơng ai trong số những nhân vật như lão Quảng, Hùng, Thành, Văn, Vũ, Thế Hoàng là không uống rượu. Bởi hết thảy họ đều là những “con mắt rỗng”. Họ sống như một sự tồn tại “vắng mặt”, đúng hơn, họ chỉ “gần như là sống” mà thơi.
3.2.3.3 Làm tình – sex
Một hành động khác được lặp đi lặp lại để khắc họa con người bản năng cô đơn cùng cực của thị dân là việc làm tình. Đây vốn là một vùng cấm trong văn học những năm trước Đổi mới. Nhưng trong văn chương đương đại, đây là cách để thể hiện con người ở khía cạnh tự nhiên nhất, khao khát nhất. Đỗ Phấn cho rằng: “Nếu tình yêu là hi sinh, chờ đợi, chung thủy, lo lắng cho
người mình yêu như chúng tôi từng được giáo dục thì làm tình với nhau là chuyện phụ và thấp hèn. Sách vở phim ảnh nói đến thấp hèn người ta cũng cắt. Khơng biết có nâng được tầm thưởng thức của khán giả lên mức cao thượng? Hay chỉ làm cho tác phẩm trở nên cụt què giả tạo. Thấp hèn lành lặn hay cao thượng què cụt?” [33, tr.190].
Hành động làm tình trong tiểu thuyết của Đỗ Phấn được trở đi trở lại khá dày đặc. Trong Ruồi là ruồi, ít nhất tác giả miêu tả 13 lần làm tình của
các nhân vật. Trong Chảy qua bóng tối là 11 lần, Vắng mặt - 25 lần, Rừng người - 25 lần, Con mắt rỗng – 9 lần, Gần như là sống – 24 lần. Đây là một
con số không hề tự nhiên, vơ tình. Chúng được phân thành hai nhóm chính: Những hành động làm tình có cảm xúc u thương, đồng điệu và hành động làm tình của những con người xa lạ, cô đơn.
Ở Rừng người, cảnh làm tình của Văn với Nguyệt - người anh yêu
thương dấy lên nhiều xúc cảm đẹp: “Đã có chuẩn bị từ trước, anh cảm nhận rất rõ mùi hương từ phía nàng xơ lại mỗi lúc một gần. Chầm chậm lan tỏa chiếm mọi ngóc ngách trong chiếc chăn mỏng. Bao phủ khắp thân thể anh bừng nóng” [31, tr.35]. Hay “gần sáng mưa ngớt, nàng tỉnh giấc khỏe khoắn bên tơi trong một cuộc làm tình chậm rãi. Khoan thai nhẹ nhàng, tơi tìm thấy ở nàng những rung động nhỏ nhất trên cơ thể căng tràn sức sống” [33, tr.121]. Đỗ Phấn thấy được những lợi ích của hành động này mang lại với cuộc sống của con người “Những động tác làm tình của cơ ấy nguyên sơ bản năng và đầy xúc cảm. Nó đã cuốn anh đi một chặng đường rất xa trước khi tới bến. Nó đã làm cho anh nhận lại được mình trong một hình hài ham muốn khác. Và quan trọng nhất, nó đã làm anh lấy lại được niềm tin ở chính mình với đàn bà” [31, tr.81]. Nó cũng là thước đo cảm xúc của phụ nữ: “Đàn bà ở trên giường luôn làm được điều họ muốn. Giận hờn hay cuồng nhiệt? Thờ ơ hay đắm say? Họ xóa đi tất cả những tâm trạng bộn bề gợn lên trong đàn ông chỉ
vài phút trước” [31, tr.149]. Nhân vật Thành trong Gần như là sống phát hiện ra: “Cuối cùng, để hiểu rõ tình cảm của một đàn bà với mình khơng có cách nào tốt và chính xác hơn là làm tình với họ. Ngơn ngữ cơ thể sẽ tiết lộ cho ta biết hoàn toàn” [33, tr.176].
Bên cạnh hành động làm tình đầy xúc cảm của những cặp yêu nhau là hành động làm tình trơ lì nhạt hoét của những con người xa lạ, cơ đơn. Họ tìm kiếm cảm giác thỏa mãn của thể xác trong giây lát ngắn ngủi, và trở về trạng thái cô độc gấp nhiều lần mỗi khi xong việc. Đó là nỗi cơ độc khi họ có hai người: “Những đàn bà anh gặp thường là trơ mịn đến mức vơ cảm… Họ lấy anh làm chỗ thử nghiệm những động tác bạo liệt. Và đắc thắng khi anh bị khuất phục cuốn theo trò chơi của họ. Cũng là một dạng vô cảm khác. Của cả hai” [30, tr.72]. Tình dục chẳng qua chỉ là một “trị chơi bất tận xác thân, tột cùng cảm xúc” [35, tr.81], thậm chí là một căn bệnh tùy dâm như Hùng trong
Ruồi là ruồi khiến “hắn có thể xung trận trong bất cứ hoàn cảnh nào và vào
bất cứ giờ nào” [35, tr.92]. Đám bạn đại gia gái mú của y còn khẳng định: “Rằng trung ương thần kinh của đàn ông bây giờ đã chuyển toàn bộ xuống chỗ “thằng em nhỏ” rồi. Cái đầu chỉ cịn là cơng cụ bày mưu tính kế phục vụ cho “em nó” mà thơi” [35, tr.101].
Đó là lí do những cuộc làm tình của cư dân đơ thị trở nên hờ hững, vô nghĩa. Chúng lặp lại, khủng khỉnh và tỉ mỉ, như nhu cầu ăn uống, như trò xem tivi bắt cá nhàn nhạt để đưa vào cơn ngủ dễ dàng. Nó khơng có sự bắt đầu và khơng có hồi kết. “Nó trơ mịn nhưng dai dẳng và có thể kéo dài thêm cả vài trăm trang nữa… thể hiện sự bất lực hay tuyệt vọng nhưng còn chứa chan tiếc nuối cuộc sống nơi con người hiệu hữu. Nhân vật cố làm mất mình trong một cơ thể sinh học khác. Hai cơ thể ẩn náu trong nhau, không phải là hành vi yêu đương lãng mạn nhưng cũng khơng mang tính khiêu dâm hay bạo lực... Điều cần nói hình như vẫn chưa nói, điều chưa nói sẽ khơng nói nữa” [23].
Chính Đỗ Phấn đã tóm gọn nỗi cơ đơn qua hành động đầy bản năng này: “Rã rời. Mi nằm duỗi dài xuống bên cạnh nàng. Tự nhiên chợt nghĩ về nỗi cô đơn. Nỗi cô đơn vẫn thường hiện diện kể cả khi có hai người? Một đàn ơng và một đàn bà khơng quen biết. Trong một cuộc làm tình bạo liệt. Người này tìm kiếm ở người kia chỉ đơn giản là những hành vi tính dục nhằm thỏa mãn mình. Mỗi người đi tìm cảm hứng của mình ở người kia. Rất ít khi cùng lúc bắt gặp… Chợt bất ngờ nhận ra cái mình tìm kiếm trong một khoảnh khắc nào đó chính là nỗi cơ đơn soi rọi lại bản thể. Nó nhắc ta vẫn cịn những khát khao chảy tràn trong huyết quản” [29, tr.155].
Như vậy, qua nghệ thuật xây dựng độc thoại – phân thân, đối thoại và miêu tả hành động tài tình, Đỗ Phấn khắc họa thành cơng hình ảnh con người thị dân quay cuồng trong đời sống đô thị hiện đại. Họ vừa cơ đơn, bất lực, vừa cố ngoi thốt khỏi vũng lầy của chính mình. Họ vừa là nạn nhân, vừa là thủ phạm cho tình trạng mình gặp phải. Vì thế, bạn đọc thấy họ vừa đáng giận, vừa đáng thương, nhưng khơng có gì để phán xét. Bởi con người là vậy, ln luôn hiện tồn những phẩm chất trái ngược, luôn yêu đuối trước những hoàn cảnh mịt mù khơng có lối ra.