Thời gian đô thị

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đề tài đô thị trong tiểu thuyết của đỗ phấn (Trang 45)

6. Cấu trúc của luận văn

2.2 Thời gian đô thị

2.2.1 Thời gian uể oải, dùng dằng, bất định

Trái với tốc độ thay đổi chóng mặt của phố thị, thời gian trong những trang văn của Đỗ Phấn lại dùng dằng, trễ nải. Nó uể oải như một dịng chảy đầy trăn trở của tâm trạng con người. Nó phản ánh được sự chuyển mình của thành phố và cư dân nơi đây. Đó là chút phân vân, vật vã, lưỡng lự giữa ranh giới cũ và mới, cổ xưa và hiện đại, giữ gìn và tiếp thu. Nó cũng giống như những nhân vật chính trong Vắng mặt, Rừng người, Con mắt rỗng… đều ở độ tuổi trung niên, cái tuổi nhanh không cịn là nhanh, chậm khơng cịn là chậm, không quá bảo thủ nhưng cũng không quá vồ vập cái mới. Những anh chàng họa sĩ, kiến trúc sư cứ nhẩn nha mà trải nghiệm, mà suy nghĩ, mà nuối tiếc và đón đợi thành phố của mình.

Nhiều đoạn, thời gian gần như ngưng đọng, chùng chình đầy tâm trạng: “Tự dưng mi có cảm giác rất lạ về thời gian. Nó khơng cịn theo bất kỳ một trình tự phố phường nào. Có cảm giác nó sẽ kéo dài vĩnh viễn tùy theo ý muốn” [29, tr.317]. Có thể, thời gian bị chi phối bởi tâm trạng của con người: “Đêm cuối đông, anh thao thức mãi không ngủ được” [30, tr.70]; “Một buổi chiều chán nản. Mi ngồi như hóa đá trước đống phác thảo dang dở” [29, tr.249]. Con người cứ ơ hờ “gần như là sống”. Thời gian cứ dịu dàng gần như là trôi: “Buổi tối chậm chạp trôi qua trong căn phòng ẩm ướt” [33, tr.286]. Thời gian cũng phải chiều chuộng cả thói quen của những thị dân, sáng mới

sáu giờ vẫn sớm vì chưa ai ngủ dậy, bảy, tám giờ vẫn có người ăn sáng, uống cà phê, hoặc ngủ nướng.

Đơi khi, thời gian cũng vì rượu mà chuệch choạc ít nhiều: “Cho đến lúc bóng chiều bng xuống trong căn phòng. Chai rượu đã vơi quá nửa” [33, tr.250]. Bởi phố thị phức tạp là nơi con người quay cuồng trong muôn vàn các mối quan hệ ngổn ngang. Con người thấy cơ đơn, thời gian sao có thể trơi gấp gáp, rộn ràng cho được.

Thời gian ở đơ thị cịn ngưng lại trong các khoảnh khắc dồn ứ, tắc đường. Với số lượng thị dân được ví như “một tấm thảm ruồi” đen kịt tràn đến thành phố, không con đường nào có thể hồn thành nhiệm vụ của nó vào giờ tan tầm. Khi tất cả cùng đổ ra, đường là nơi để dừng lại, chứ không phải để lưu thông. Vào giờ cao điểm, thời gian ngưng lại, không gian tãi ra mênh mông, ngồn ngộn xe, ngắc ngứ người. Dịng thời gian biến thành dịng sơng người chậm chạp.

Khơng khó để thấy rằng, thời gian cũng bị “tiêm nhiễm” cái uể oải, dềnh dàng của những thị dân phố cũ. Thời gian dùng dằng để đợi chính thời gian. “Cuối thu, những cơn mưa ồn ã chợt đến, chợt đi dùng dằng không dứt” [31, tr.103]. Nó khơng “chảy” đi theo nhịp tích tắc đồng hồ mà đặc lại, tối sầm như những “buổi sáng, bầu trời mù mịt” [31, tr.288]. Nó trễ nải, hững hờ: “Chủ nhật nắng. Buổi sáng khơng có hình thù rõ rệt. Trễ nải tiếng ve sầu xa lắc vọng về chầm chậm dai dẳng như tiếng nước chảy nhịp nhàng khoan nhặt” [33, tr.211]. Dù con người có vội vàng bon chen, hay chùng chình tụt lại, thời gian vẫn kiên nhẫn, điềm nhiên làm cơng việc của mình. Bào mịn khơng gian, bào mịn mọi tâm trạng.

Thời gian đơ thị qua tiểu thuyết của Đỗ Phấn thậm chí cịn uể oải cả trong những cuộc làm tình – hành động tưởng như sục sơi bản năng nhất. Có những giây phút, cuộc làm tình bị chen vào bởi cái hỗn loạn của một chương

trình ti vi: “Nàng kéo tôi đứng dậy, anh vào buồng ngủ trước đi, em dọn dẹp qua loa một chút đã… Màn hình treo ở góc tường vụt sáng… Trên ấy đang chiếu một phóng sự về mấy anh chàng đi câu cá nước ngọt khổng lồ trên sông Mekong… Nàng khẽ khàng nằm xuống cạnh tôi. Quàng tay ôm xiết. Bầu vú chờm lên lưng tôi nũng nịu… Mũi thuyền chúi xuống trồi lên xoay chậm theo sợi dây cước to sụ… Đó là một con cá đuối nước ngọt có sải cánh gần ba mét, lớn hơn cái phản… Nàng lật tôi lại, bắt đầu bằng một nụ hôn kéo dài lặng lẽ suốt từ môi xuống cổ” [33, tr.277]. Thời gian làm tình cứ như thế kéo dài hơn hai trang giấy, như thể nó đang dung chứa q sức mình những hành động của con người. Đó là quãng thời gian ứ nghẹn, nhạt nhịa.

Có thể nói, thời gian trong cảm thức những nhân vật của Đỗ Phấn dường như không phù hợp với thời gian vật chất của một Hà Nội ngày một trở nên xa lạ. Thực tế, thủ đô và những đô thị khác đang lao đi vùn vụt trong vịng xốy của kinh tế thị trường. Thị thành đang thay da đổi thịt từng giây. Vào đến văn Đỗ Phấn, sự đổi thay đó được chú trọng, cịn tiến trình thời gian lại bị làm mờ. Ông vẫn giữ tác phong của một họa sĩ, lặng lẽ quan sát hồi lâu, nhẩn nha phác lên vài con chữ. Con đường, góc phố, hàng cây cứ thay đổi, dòng thời gian cứ miệt mài kiên nhẫn chảy trôi.

Không chỉ dùng dằng, thời gian trong tiểu thuyết của Đỗ Phấn còn bất định vơ cùng. Nó khơng mang hàm ý tạo dấu mốc cho hành động của nhân vật. Sẽ thật hồi cơng khi cố gắng tìm một thời điểm cụ thể để quy chiếu hành động của con người. Bởi trên các trang văn nhan nhản những buổi sáng, buổi chiều, ngày cuối năm,… nhưng chẳng của năm nào cả, chẳng có đầu, chẳng có cuối. Nó chỉ xuất hiện như một phơng nền trong suốt, khơng bám víu. Nó là thời gian, nhưng cũng nằm ngồi thời gian. Nhiều câu văn của ơng chỉ vỏn vẹn hai chữ: “Buổi chiều” [31, tr.206]; “Nửa đêm” [31, tr.318]. Cụ thể hơn chút nữa thì có: “Buổi tối cơm nước xong” [31, tr.206]. Dài dịng hơn thì có:

“Một buổi chiều anh gánh gồng về muộn. Con Mượt lẽo đẽo theo chân anh về nhà” [30, tr.62]; “Những cơn mưa đầu thu nhạt nhịa trên bãi sơng nhộn nhịp. Dịng sơng trở mình cuộn đỏ” [30, tr.79]. Hoặc “Nhiều năm sau tơi mới có dịp quay lại chỗ ngày xưa hai đứa ngồi” [33, tr.115].

Độc giả đọc văn của Đỗ Phấn không tránh khỏi cảm giác ấn tượng về những khoảng thời gian hồn tồn có tính ước lượng, tượng trưng. Thay vì đong đếm giờ phút cho nó, ơng ước lượng nó bằng những thứ cũng mơ hồ khơng kém. Điển hình trong tiểu thuyết Chảy qua bóng tối, với nhân vật

chính là một lão già mù chuyên bắt chim, lão xác định đời người hơn sáu mươi năm, và đong đếm thời gian bằng các giác quan như xúc giác, thính giác, khứu giác. Những cảm nhận thời gian của lão trở nên đặc biệt tinh tế, sâu sắc. Lão không dùng tới đồng hồ. Lão dùng một thứ to lớn hơn, sống động hơn, đặc biệt hơn: đó là dịng sơng. Dịng sơng nơi lão sinh ra và lớn lên, “một dòng sông lặng ngắt không tiếng sóng”, “báo hiệu cơn cuồng nộ

của thiên nhiên sắp ập đến”. Thời gian được đồng nhất, gửi gắm vào hình

tượng dịng chảy khi hiền hịa lúc cuồng nộ của thiên nhiên. Khi dịng sơng còn, thời gian sẽ lặp lại, những kí ức sẽ ùa về. Đó là một thời gian luôn ở giữa ranh giới thực và ảo, quá khứ và tương lai.

2.2.2 Thời gian đậm chất tạo hình

Xuất phát điểm là một họa sĩ, có lợi thế về các mảng màu và hình khối, Đỗ Phấn tận dụng ưu điểm của mình để khắc họa thời gian trong văn chương. Nơi đô thị bát nháo, nhộm nhoạm, thời gian in dấu không gian một cách rất đặc trưng. Tác giả siêng năng đóng đinh thời gian vào những màu sắc, đường nét, và âm thanh. Thời gian trong tiểu thuyết của ơng, được tích hợp tất cả những gì thuộc về đô thị.

vàng long lanh như rắc bụi trên con đường ven hồ” [33, tr.265]. Nếu đó là mùa xuân, nó phải mang theo đặc trưng mơn mởn của sự sống: “Mùa xuân ướt đẫm trên những cành xanh lộc mới” [31, tr.353]. Cịn nếu nó là mùa đơng ở phương Nam, nó sẽ phải có “Trời Sài Gịn thăm thẳm xanh tháng Chạp. Nắng rộn ràng trên nền nhiệt dịu mát” [29, tr.80]. Hoặc mùa đông ở miền Bắc: “Buổi sáng gió mùa. Những đám mây xám chì nặng trịch phía bờ sơng xơn xao đổi chỗ cho nhau kéo về thành phố” [30, tr.213].

Những khoảng thời gian trong ngày luân phiên nhau tuần tự, cũng được miêu tả với những gì gần gũi, thân thuộc của đơ thị: “Buổi sáng không mùi. Ánh nắng lọt qua ô cửa kính màu nâu in lên bức tường cuối chân giường một hình kỉ hà quái dị… Những tia nắng hiếm hoi của một ngày đông in lên tường không sức nặng” [33, tr.322]. Sau đó, “Quá trưa… Cơn mưa dông chuyển thành một cơn mưa lớn. Khơng cịn gió. Nước như ập xuống từ trời” [30, tr.46]. Đến chiều: “Buổi chiều cồn cào hôm nay dường như thúc giục. Bầu trời thấp tè. Mây xám vắt vai. Đợi” [29, tr.7]. Lãng mạn hơn một chút thì: “Đã có những buổi chiều như thế, tôi ngồi bên bờ Hồ Tây, cạnh người tình bé nhỏ thời cịn sinh viên. Mặt hồ thoáng rộng ngập tràm những ước mơ bay bổng bồng bột tuổi trẻ” [33, tr.113]. “Ánh đèn từ ngoài phố hắt vào loang loáng trên mặt đường” [33, tr.141].

Tức là, thời gian đô thị trong văn Đỗ Phấn phải có nhành cây, tán lá của thành phố, có những căn phịng vng vức như bánh xà phịng ở chung cư, có con đường, mặt hồ, hoặc mùi vị hỗn tạp đặc trưng nào đó. Bất kể xuân, hạ, thu, đông, sáng, trưa, chiều, tối, thời điểm nào độc giả cũng có thể chiêm ngưỡng được thời gian, thậm chí nghe được thời gian. Buổi sáng sớm nghe gió rít qua khe cửa, muộn hơn nghe lao xao bước chân người đi chợ sớm. Giữa trưa vắng lặng nghe véo von tiếng chim khuyên gọi bạn. Chiều về nghe tiếng còi xe máy bẳn gắt giờ tan tầm, tiếng bọn trẻ đang xúm xít bên những

trị chơi tập thể. Đêm đến nghe tiếng ì oạp sóng vỗ ngồi sơng. Thời gian hồn tồn bị chụp lại, qua những màu sắc, âm thanh của phố phường.

Cũng nói về đặc điểm này của văn Đỗ Phấn, Đồn Ánh Dương viết: “Chính ở chỗ này, sở trường của Đỗ Phấn được phát huy. Đỗ Phấn giàu có hơn các nhà văn khác ở mẫn cảm nghệ thuật mà hội họa đã trao tặng. Có mẫn cảm ấy, văn Đỗ Phấn như cánh diều gặp gió lớn để thăng hoa các xúc cảm nghệ thuật” [31, tr.366]. Và ơng đã làm được điều đó, một cách tự nhiên, giản dị song thành cơng hơn bao giờ hết. Thâu tóm cả khơng gian và thời gian, tơ điểm màu sắc, hình hài cho chúng rồi treo trân trọng trong những trang văn như một triển lãm nghệ thuật kết hợp ngôn từ của văn chương lẫn hội họa.

2.3 Con ngƣời đô thị trong tiểu thuyết của Đỗ Phấn

2.3.1 Lối sống và thói quen sinh hoạt của người dân đơ thị

Trong một không – thời gian hồn tồn đặc trưng, những cư dân đơ thị có một lối sống khác với những thành viên ở các miền quê. Lối sống ấy được thể hiện qua cách ăn uống, may mặc, và giao tiếp xã hội. Đặc biệt, khi viết về lối sống của con người đô thị, Đỗ Phấn ln ln trăn trở, xót xa cho khơng gian văn hóa thị thành dần mờ mỏng, phai nhạt. Ông bộc lộ những xúc cảm chân thành, tha thiết khi tái hiện “sự giằng co giữa một bên là ý thức gìn giữ truyền thống và một bên là thơi thúc đổi mới” [24]. Ơng viết văn vừa như để ôn lại kỷ niệm, vừa như phác họa lại con người, văn hóa đơ thị qua những thăng trầm thời gian. Như đã có lần ơng trải lịng, viết văn là một hình thức tìm lại những điều đã mất.

2.3.1.1 Ẩm thực

Con người ăn uống để duy trì sự sống. Tuy nhiên, quan niệm về việc ăn uống giữa mỗi cá nhân, mỗi vùng miền lại có sự khác nhau. Ấn tượng đầu

tiên mà những trang văn của Đỗ Phấn mang lại về Hà Nội là một thành phố có vốn văn hóa ẩm thực phong phú. Lượng cư dân khổng lồ nơi đây như những mảnh ghép văn hóa ẩm thực kết hợp lại để tạo nên một “menu” đa dạng cho phố phường.

Khơng chỉ có đủ mọi ngun liệu, món ăn, ẩm thực đơ thị trong văn Đỗ Phấn còn hiện lên với tất cả sự tinh tế, cầu kì. Món ăn ngon khơng chỉ ở cách người ta nấu nướng, pha trộn mà cịn ở thái độ, quy trình thưởng thức rất cơng phu. Đơn giản như một nắm cơm chấm với ruốc kèm một vài miếng ớt xanh cũng phải bắt đầu từ việc nắm sao cho đúng cách. Sau đó, phải nhai kỹ để cảm nhận vị ngọt của gạo, vị mặn của ruốc với vị cay xè của quả ớt xanh, chiêu thêm một ngụm nước chè nhâm nhi đầy khoái cảm.

Hầu hết các nhân vật thị dân lâu đời trong tiểu thuyết của Đỗ Phấn đều có một vốn kiến thức ẩm thực dày dặn. Tất cả các món ăn từ đơn giản đến phức tạp đều được họ chế biến, thưởng thức như một môn nghệ thuật. Đĩa bún đậu với: “bát mắm tím xứ Thanh vắt chanh pha đường và ớt bột hồng hào tươi tắn… Bún lá dày dặn cắt miếng trắng phau. Đậu Mơ rán phồng giòn dai vừa vặn còn sủi tăm mỡ. Và rổ rau kinh giới kèm thêm những miếng dưa chuột thái mỏng” [32, tr.257]. Các nhân vật thưởng thức đồ ăn bằng cả khứu giác, thị giác và vị giác: “Mùi mắm tôm vắt chanh thơm lừng. Ớt đỏ và rau mùi tàu xanh sẫm gai gai mép. Vài nhánh húng mập mạp xếp gọn gàng cùng với hành hoa sống cắt ngắn. Đĩa lòng luộc vẫn cịn hơi hổi bốc hơi” [30, tr.44]. Thậm chí: “Chỉ mấy củ lạc rang thơi anh cũng biết đến bốn cách làm. Rang mộc. Rang nước mắm. Rang lên xát vỏ đập giập chưng với mỡ, muối và hành xanh. Và dĩ nhiên làm muối vừng” [31, tr.58]. Đến những món có phần phức tạp hơn một chút như thịt gà ta luộc chấm muối chanh, cá chép tai trâu rán cả con thơm lừng mùi nếp, rơ don hạt bưởi rán hai lửa giịn tan vàng sậm, nước mắm ớt gừng tỏi cay xé lưỡi…

Khơng hẳn vì các đơ thị giàu có nên cư dân ở đây thưởng thức, chế biến đồ ăn một cách cầu kì, mà ngay cả thời nghèo khó, họ đã coi việc nấu ăn như một nghi thức hưởng thụ mang tính văn hóa. Họ được cha ơng dạy rằng: “Càng nghèo càng phải biết cách nấu ăn ngon thì mới sống được” [30, tr.169]. Và trước khi muốn nấu được một món ăn ngon, người ta phải được thưởng thức chúng một cách đúng nghĩa.

Khơng chỉ ăn, mà thói quen uống của cư dân đơ thị cũng khác biệt với nhiều vùng miền khác. Thói quen ăn sáng uống cà phê tồn tại như một điều thiết yếu của cuộc sống thị thành. Nó cũng bao gồm mùi vị, khơng gian và nét thư thái đặc trưng: “Hương thơm của nó có cảm giác như được dội lên từ đất” [29, tr.118]. “Mi nhấp một ngụm cà phê. Giữ lại giây lát trong miệng. Mùi cà phê ấm áp dâng đầy lên sống mũi” [29, tr.119]. Cà phê làm nên mùi phố. Mùi phố thoang thoảng hương cà phê.

Điều bức bối duy nhất trong văn hóa ẩm thực đô thị là những trà trộn công nghiệp sặc mùi kinh tế. Nó làm mất đi hương vị của món ăn, làm phai nhạt kí ức của thị dân về thành phố và phá hủy một phần không nhỏ văn hóa tinh tế của thị thành. Tiền bạc bon chen ngấm cả vào đồ ăn thức uống “tạo hương vị nhậm nhằn khó nuốt” [35, tr.53]. Cách chế biến cẩu thả, thơ thiển làm hỏng những món ăn có tiếng: bát phở cơng nghiệp có “màu nước dùng lờ lợ đục và những cọng hành nhừ nát. Thịt gà công nghiệp trắng bở và mùi hoi nồng gắt như nước vặt lơng” [35, tr.104]. Nó đi liền với những thị dân mới, cách hưởng thụ của các đại gia sang trọng trong nhà hàng với tất cả kiểu cách cầu kì, trừ hương vị của món ăn. Và cộng thêm vào đó là những cải biên theo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đề tài đô thị trong tiểu thuyết của đỗ phấn (Trang 45)