Giễu nhại các motif Kito giáo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giễu nhại trong truyện khoa học huyễn tưởng của m bulgakov (những quả trứng định mệnh, trái tim chó) (Trang 33 - 50)

1.1.2. Văn học giễu nhại

2.1. Giễu nhại Kinh Thánh, Faust của Goethe và Biến dạng của Kafka

2.1.1. Giễu nhại các motif Kito giáo

Kinh Thánh Kito giáo là một trong những cuốn bách khoa toàn thư tri thức văn hóa nhân loại. Bộ sách giáo bao gồm Cựu Ước (Giao ước cũ) và Tân Ước (Giao ước mới). Cựu Ước gồm 39 tập sách ghi chép lịch sử của dân Do

Thái thuở xưa, được chia thành các nhóm sách: Ngũ Thư, Lịch Sử, Ngôn Sứ

Giáo Huấn. Đối với họ, phần quan trọng nhất là Torah (Ngũ Thư) – năm

cuốn sách đầu của Kinh Thánh (Sáng Thế Ký, Lưu Đày hay Xuất hành, Le-vi

Ký, Dân Số KýĐệ Nhị Luật). Tân Ước chứa đựng lời của Đức Chúa Jesu và của các sứ đồ đầu tiên của Người, trong suốt thời gian 60 – 70 năm. Tân

Ước gồm 27 cuốn sách, bao gồm: Bốn cuốn đầu là các Sách Phúc Âm của

Matthew (Mat-thêu), Mark (Mác-cô), Luke (Lu-ca) và John (Gio-an), mô tả

đời sống, sự chết và sự sống lại của Đức Jesu; Sách Công Vụ tông đồ; các thư

của Paul (Phao-lo); các thư của các sứ đồ khác và Sách Khải Huyền.

Không chỉ có lịch sử lâu đời, Kinh Thánh còn là bộ sách gây ảnh hưởng

nhiều nhất trong lịch sử loài người. Sách được dịch sang hơn 2.000 ngôn ngữ của 90% dân số thế giới, số lượng bản in lên tới 5 tỷ bản, trở thành sách bán

chạy nhất mọi thời đại. Sức ảnh hưởng của Kinh Thánh trải dài từ Tây sang

Đông, từ văn hóa tinh thần, văn hóa sáng tác đến đời sống vật chất. Ở địa

phận nào, lĩnh vực nào, Kinh Thánh cũng để lại những dấu ấn sâu sắc.

Giống như những nền văn học châu Âu khác, văn học Nga cũng có sự

ngấm sâu và chảy xuyên suốt tiến trình phát triển của văn học đất nước bạch dương này. Nhận diện, phân tích, đánh giá thấu suốt giá trị của sự ảnh hưởng đó không phải là điều đơn giản, đúng như Phạm Gia Lâm đã nhận xét: “Motif Kito giáo chiếm một vị trí đặc biệt. Đây là một trong những “tham số” chủ yếu để các nhà văn thực hiện bài toán “đoán giải những bí ẩn của tâm hồn

Nga” – một thứ “bài toán thế kỷ” rất hóc búa.” [45; tr.38]. Không chỉ xuất

hiện trong sáng tác của N.Gogol, F.Dostoevsky, V.Mayakovsky…, những “cổ

mẫu”, những sự kiện, chi tiết trong Kinh Thánh còn “ẩn hiện” trong những

sáng tác của M.Bulgakov, đem đến cho những tác phẩm của ông nhiều tầng lớp ý nghĩa, gợi nhiều tầng liên tưởng, thách thức độc giả.

Vốn là con của một giáo sư thần học, ngay từ nhỏ được đọc, tiếp xúc với rất nhiều công trình, tác phẩm, nhiều nhà nghiên cứu nổi tiếng trong các lĩnh vực văn hóa, triết học, tôn giáo, được tham dự những cuộc đối thoại tranh luận về triết học của cha và các nhà khoa học. Vì vậy, Kito giáo, triết học và truyền thống văn hóa-văn học Nga đã ngấm sâu trong từng câu chữ trong tác phẩm của M. Bulgakov. Ảnh hưởng của Kito giáo thể hiện khá rõ trong các

sáng tác của ông. Ở Bạch vệ có motif về cái chết và sự phục sinh của Chúa

qua cái chết và sự phục sinh của nhân vật Andrey Turbin. Trong Những quả

trứng định mệnhTrái tim chó, các nhà khoa học (Preobrazhensky, Persikov) - những người cố gắng và đã thực hiện hành động sáng tạo ra những thực thể mới gợi đến hình ảnh đấng sáng tạo. Đặc biệt, trong hai tác phẩm này

có sự hiện diện của rất nhiều các motif quen thuộc của Kinh Thánh: motif

Khải huyền biểu hiện trong cốt truyện, motif quan hệ thầy- học trò và kẻ phản bội trong bộ ba giáo sư Filip Filipovich - Bormental - Sharikov, motif Thiên đường và Địa ngục qua hình ảnh căn hộ của giáo sư Filip Filipovich, motif nạn Đại hồng thủy và Đại dịch qua hình ảnh ngập lụt trong ngôi nhà của giáo sư do Sharikov gây ra và trận dịch gà bắt nguồn ở thị trấn nhỏ Steklovsk

thuộc tỉnh Costromscaia, motif Quả trứng Phục sinh trong Những quả trứng định mệnh, motif Đức Chúa Cha và con trai của Người qua hình ảnh Filip Filipovich và Sharikov…

Motif Khải huyền (cốt truyện)

Khải huyền có nghĩa là vén màn cho thấy điều bí mật che khuất bên

trong. Trong Kinh Thánh, cuốn sách cuối cùng phần Tân Ước mang tựa đề

Sách Khải Huyền. Thực sự sách Khải Huyền vén mở một điều gì đó, cũng

có thể là một tương lai, nhưng là một điều rất chắc chắn và chính xác, chứ không phải một cái nhìn bao quát về lịch sử tương lai. Đúng như phần nhập đề của sách đã khẳng định, đó là “mạc khải của Đức Jesu Kito”, “những việc sắp phải xảy đến”, “lời của Thiên Chúa”, “lời chứng của Đức Jesu Kito”, “những gì ông (John) đã thấy”, và là “sấm ngôn” về “thời giờ đã gần đến”. Tóm lại, Khải Huyền là mạc khải Chúa tỏ ra cho ông Gio-an (John) trong một thị kiến, không phải về một tương lai bất định, nhưng về một điều gì đó “sắp” phải xảy ra.

Là một người am hiểu về Kito giáo, M.Bulgakov xây dựng tác phẩm của mình như một lời dự báo cho tương lai rất gần xã hội Nga Xô

viết. Điều này thể hiện rõ nét trong cốt truyện của Những quả trứng định

mệnhTrái tim chó. M.Bulgakov kề về những phát minh khoa học

mang tính đột phá: một tia sáng đỏ có khả năng thúc đẩy quá trình sinh sản của sinh vật bậc thấp với tốc độ khủng khiếp; một cuộc phẫu thuật không tưởng cấy ghép tuyến yên người vào não của chó để tạo thành một “con người mới”. Tuy nhiên, tia sáng cuộc sống kia đã bị những kẻ ấu trĩ, thiếu hiểu biết, nông nổi chiếm dụng, biến những quả trứng vốn tưởng là gà thành lũ rắn, cá sấu tàn phá làng mạc, thành phố. Vậy là tia sáng cuộc sống đã không mang lại sự sống mà còn giết chết những hy vọng vào sức mạnh kỳ diệu của nó và cả

chính người phát hiện ra nó. Còn “con người mới” lại trở thành gã người lưu manh, xấu xa, gian dối, cướp bóc, tục tĩu… và định giết cả người mang lại

cuộc sống cho mình. Tác giả cũng cảnh báo, nhắc nhở tinh thần trách nhiệm

của nhà khoa học với những công trình nghiên cứu của mình. Dù Persikov có kỳ công nghiên cứu đến bao nhiêu thì tia sáng cuộc sống cũng vụt tắt sau cái

chết của ông. Dù niềm ao ước của giáo sư Filip Filippovits có lớn lao thế nào

thì ông cũng đã sai lầm lớn khi ghép tuyến yên của một kẻ lưu manh cho chú chó Sharik. Rốt cục, bản chất xấu xa vẫn không thể mất đi dù cho vật chủ đã thay đổi. Thế giới sẽ chẳng thể tốt đẹp nếu xã hội được dựng xây dựa vào phát minh của những nhà khoa học tài giỏi nhưng vô trách nhiệm và những kẻ thừa nhiệt tình nhưng thiểu hiểu biết.

Hình ảnh đàn bò sát và trận rét đêm ngày 19 rạng sáng ngày 20 tháng 8

năm 1928 trong Những quả trứng định mệnh mang ý nghĩa khải huyền vô

cùng sâu sắc. Đàn bò sát đã hủy diệt tất cả thành quả của Moskva trong nhiều năm xây dựng, biến những công dân thành phố trở thành những kẻ điên loạn, chạy trốn, cướp bóc và giết người. “Những phi đội máy bay rải hơi độc không thể ngăn bước tiến của những đàn bò sát”, mà chính “đợt rét đã cứu thoát thủ đô và những vùng lân cận xung quanh khỏi tai họa khủng khiếp (…) Trận rét đã tiêu diệt chúng. Những lũ rắn và đàn đà điểu đáng tởm đã không chịu nổi hai ngày đêm băng giá mười tám độ âm” [13; tr.149]. Diện mạo của Moskva và vùng lân cận đã thay đổi. Thay vì sự hào nhoáng, lấp lánh ánh đèn và dân cư đông đúc như trước thì giờ đây không gian chỉ là “những vũng nước ẩm ướt… cành lá héo úa vì giá lạnh đột ngột trên cây”, cũng không còn ai để đánh nhau nữa. “Những tạo vật mỏng manh của các đầm lầy xứ nhiệt đới nóng nực và hôi thối đã chết sạch sành sanh trong hai ngày đêm giá lạnh, để lại trong không gian của ba tỉnh mùi hôi, xác thối và sự mục rữa khủng khiếp.

Rồi tiếp đến là những trận dịch kéo dài, những căn bệnh dịch tễ vì xác động vật và người” [13; tr.150]. Cảnh tượng giống như ba tỉnh vừa trải qua trận lụt khải huyền của Chúa. Chỉ khác một điều, sau khi được khải huyền thế giới của Chúa hứa hẹn nhiều điều tốt đẹp hơn, còn thế giới Moskva vẫn trở về quỹ đạo bình thường: thảm họa và nhà động vật học thiên tài dần mờ vào quên lãng, thành phố vẫn nhộn nhịp đèn xe, thay vào ngôi nhà hai tầng của Viện Động vật học cũ là một Cung điện Động vật học mới do Phó Giáo sư Ivanov lãnh đạo… M.Bulgakov đã chưa thật sự khai thác triệt để ý nghĩa của thảm họa bò sát này. Có lẽ vì vậy mà M.Gorky – nhà văn cùng thời với ông – vẫn luôn đau đáu niềm tiếc nuối: “Tôi rất thích Bulgakov, rất thích, nhưng anh này làm kết thúc câu chuyện dở. Cuộc tấn công của lũ rắn về Moskva không được tận dụng, mà anh nghĩ xem, đó là một cảnh hay khủng khiếp ngần nào!”[37; tr.772-773].

Motif quan hệ thầy – trò:

Motif quan hệ thầy - trò là motif quen thuộc trong Kinh Thánh. Chúa

Jesu Chris được coi là “người tốt nhất của Đức Chúa Trời đã từng sống”. Chúa là con người thần thánh, được ban cho những phẩm chất tốt đẹp nhất của con người mà trước hết là có khả năng yêu thương nhân loại. Trong quá trình rao giảng đạo lý, cứu rỗi con người, Đức Jesu đã thu nhận 12 tông đồ hay còn gọi là 12 sứ đồ để cùng Người giao giảng lẽ phải. Họ là những là những người Do Thái xứ Galilee, được tuyển chọn trong số các môn đệ, rồi được Chúa Jesu sai đi rao giảng Phúc âm cho người Do Thái và các dân tộc khác. “Ngài gọi các

môn đồ đến, chọn mười hai người, gọi là sứ đồ” (Phúc âm Lu-ca, 6:13).

Mười hai sứ đồ đó gồm: Simon (Peter), Andrew, James “lớn”, John, Filip, Bartholomew, Thomas, James “nhỏ”, Matthew, Simon (người Canaan), Judas Iscarios và Thaddaeus. Khi ấy nhiệm vụ chính của họ, giống các môn

đệ khác, là sống kề cận bên Chúa Jesu và nhận lãnh sự dạy dỗ của Ngài. Chỉ từ khi họ được Chúa Jesu chọn và sai đi ra để rao giảng Phúc âm và trừ ma quỷ, họ mới được gọi là sứ đồ; song cũng chỉ giới hạn trong thời gian được sai phái. Nhiệm vụ của các tông đồ là thuyết giảng, dạy dỗ và quản trị. Lời giảng của họ lập nền trên mối quan hệ thân cận mà họ từng có với Chúa Jesu, sự dạy dỗ mà họ nhận lãnh từ Ngài và lời chứng của họ về sự phục sinh của Chúa Jesu. Họ gánh vác trách nhiệm chăm sóc đời sống và phúc lợi của cộng đồng Cơ Đốc giáo còn non trẻ. Khi Hội Thánh phát triển đến nhiều vùng khác, các tông đồ phải dành nhiều thì giờ hơn để chăm sóc các nhóm tín hữu sống rải rác nhiều nơi.

Như vậy, các tông đồ vừa là học trò, người đồng hành và cũng là người thay mặt Chúa mang lại những điều tốt đẹp nhất cho con người. Bản thân những tông đồ luôn tìm cách để được giống như Ngài. Tuy nhiên, trong nội bộ của 12 tông đồ cũng có những tội lỗi mà vốn bản chất của con người dễ mắc phải: cãi cọ nhau để phân biệt người lớn nhất trong đám, sự tham lam, ích kỷ và phản bội. Điển hình trong đó là sự phản bội của Judas Iscarios với

Đức Jesu. Theo Phúc âm John, Judas là người giữ túi tiền của các môn đệ

khác và phản bội Jesu để lấy “30 đồng bạc” chỉ điểm Ngài với một nụ hôn – “Nụ hôn của Judas” - để binh lính mang Ngài tới nhà Thượng tế Caiaphas, người sau đó đã giao Ngài cho Philato. Kể từ đó, Judas luôn bị coi là kẻ phản bội số 1 của thế giới.

Trong Những quả trứng định mệnhTrái tim chó một lần nữa chúng

ta gặp lại motif quan hệ thầy - trò trong Kinh Thánh. Biểu hiện của motif nằm

ở mối quan hệ của các cặp nhân vật trong hai tác phẩm, cụ thể: Trò phản bội thầy (Judas phản bội Jesu) biểu hiện trong mối quan hệ của Sharikov và Filip Filipovich; trò là người đồng hành, giúp đỡ thầy thể hiện trong mối quan hệ

giữa nhà nghiên cứu (Persikov và Preobrazhensky) với các trợ lý (Ivanov và Bormental).

Trong Trái tim chó Sharikov do Filip Filipovich (hay giáo sư

Preobrazhensky) sáng tạo ra từ một thí nghiệm lai ghép lên chú chó Sharik. Do đó vai trò của giáo sư đối với Sharikov giống như một vị thánh, một đấng cứu thế. Điều này đã được trợ lý Bormental khái quát trong bệnh án của Sharik: “Con dao mổ của nhà phẫu thuật đã cho ra đời một cá thể người mới. Giáo sư Preobrajebsky đích thực là một Đấng Tạo Hóa” [14; tr.97]. Tuy nhiên, cá thể người mới không tôn vinh và biết ơn giáo sư giống như con chiên tôn vinh và biết ơn Đấng Sáng Tạo của mình.

Ở thân phận chó, Sharik luôn tôn vinh vị giáo sư như con chiên ngoan đạo tôn vinh Đức Chúa thiêng liêng của mình. Điều này hoàn toàn dễ hiểu, bởi Filip Filipovich xuất hiện đúng lúc Sharik lâm vào tình trạng bi đát nhất, khốn cùng nhất: không chỉ đói rét, lang thang, Sharik còn bị tạt nước sôi bỏng sườn. Filip xuất hiện bất ngờ như Đức Chúa vẫn luôn xuất hiện cứu vớt con chiên lúc khó khăn. Giáo sư thân thiện, âu yếm và cho nó đồ ăn. Ông đã cứu cuộc đời và tương lai của nó. Vì vậy, Sharik liên tục gọi giáo sư là “vị thánh”, là “quý ngài”. Dù bên sườn bị bỏng đau khủng khiếp nhưng “Sharik thỉnh thoảng lại quên nó đi, (nó) bị cuốn bởi một ý nghĩ: làm sao để giữa phố đông người không lạc mất cái hình bóng thần thánh trong chiếc áo choàng lông và bằng cách nào có thể bày tỏ lòng kính yêu và trung thành với quý ngài” [14; tr.21]. Nó thể hiện lòng tôn kính của mình bằng các hành động: hôn vào ủng, sủa điên dại và tru lên để duy trì lòng thương hại của quý ngài đối với mình. Nó cảm thấy hãnh diện, hả hê khi đi qua cửa cùng quý ngài, điều mà trước đây, nó chưa từng một lần mơ ước đến. Nó tự hào với danh hiệu là chó nhà trước những con chó lang thang, nhơ bẩn ngoài đường. Cuộc sống của nó đã

được cứu rỗi hoàn toàn khi được giáo sư dẫn về căn hộ. Vậy là từ đây, cuộc đời đói rét, thảm thương đã chấm dứt bởi nó đã có một ngôi nhà, một ông chủ, một niềm tin và niềm vui sống hạnh phúc.

Nhưng khi trở thành người, Sharikov lại có những biểu hiện đối lập với người mà trước đây Sharik coi là “vị thánh”. Đầu tiên, Sharikov tỏ ra là một kẻ ngỗ nghịch, ăn mặc lố bịch, liên tục văng tục chửi bậy và cãi lời giáo sư. Thay vì biết ơn vị thánh đã ban cho mình cuộc đời mới, thân phận mới thì hắn quay ra trách cứ giáo sư: “Chẳng lẽ tôi đề nghị ông mổ cho tôi ư? Một việc làm thật tốt đẹp! Đè ngửa con người ta ra, lấy dao khoét đầu, khoét bụng (…) Tôi có lẽ đã không đồng ý mổ. Mà cả… những thân nhân của tôi cũng

vậy. Có lẽ tôi có quyền đưa đơn kiện đấy”[14; tr.106]. Hắn đòi quyền lợi:

giấy tờ tùy thân, đăng ký hộ tịch, tên gọi… Hắn ăn cắp tiền của giáo sư, trêu chọc, rình mò Zina, sàm sỡ cô Daria trong khi ngủ. Sharikov còn đưa đơn kiện giáo sư, đòi phân chia phòng ở: “Tôi là thành viên của tập thể nhà này, và tôi được quyền hưởng diện tích trong căn hộ số năm của chủ thuê nhà Preobrazhensky, mười sáu arsin vuông”[14; tr.140]. Khi tất cả những đòi hỏi vô lý của mình không được đáp ứng, gã người mới sẵn sàng rút súng và nhắm thẳng về phía người đã sáng tạo ra mình. Hành động và thái độ của Sharikov trước Filip chẳng khác gì sự phản bội của Judas với Chúa Jesu. Tuy nhiên, Judas phản bội Chúa vì lòng tham và sự ngu dốt. Sharikov phản bội lại đấng sáng tạo ra mình vì bị xúi giục, vì bản chất và sự hiểu biết trong hắn là của

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giễu nhại trong truyện khoa học huyễn tưởng của m bulgakov (những quả trứng định mệnh, trái tim chó) (Trang 33 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)