Giễu nhại motif biến dạng của Kafka

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giễu nhại trong truyện khoa học huyễn tưởng của m bulgakov (những quả trứng định mệnh, trái tim chó) (Trang 56 - 60)

1.1.2. Văn học giễu nhại

2.1. Giễu nhại Kinh Thánh, Faust của Goethe và Biến dạng của Kafka

2.1.3. Giễu nhại motif biến dạng của Kafka

Biến dạng là truyện vừa xuất bản năm 1915 bởi Franz Kafka. Đây được xem là một trong những tác phẩm văn học hư cấu có ảnh hưởng mạnh mẽ nhất thế kỷ XX và đã được đưa vào chương trình giảng dạy, nghiên cứu ở nhiều trường Đại học trên toàn thế giới. Câu chuyện kể về anh chàng Gregor Samsa bỗng nhiên bị biến thành bọ sau một buổi sáng ngủ dậy. Anh cứ tưởng đây là một giấc mơ và mải nghĩ ngợi về cuộc đời thê lương của mình. Bố mẹ và em gái tưởng anh bị ốm nên không làm phiền. Nhưng khi họ phát hiện ra thân thể anh đã hóa thành con bọ thì họ trở nên hoảng sợ, ngất xỉu. Dần dần, mọi người khinh rẻ, xa lánh và coi anh thành một gánh nặng. Samsa giam mình trong phòng bởi việc di chuyển với anh rất khó khăn. Hơn nữa, mọi người đều sợ hãi và không chấp nhận anh. Em gái anh từ chỗ yêu thương anh trai hết mực cũng ép bố mẹ phải làm sao bỏ cái của nợ là G. Samsa đi nếu không mọi người sẽ không được yên ổn. Samsa nghe được điều đó, và để cứu rỗi gia đình, anh đã trút hơi thở cuối cùng. Sau cái chết của Samsa. Mọi thành viên trong gia đình anh đều thấy nhẹ nhõm. Họ về quê chơi và nghĩ chuyện lấy chồng cho con gái.

Tác phẩm có cốt truyện hết sức đơn giản nhưng để lại nhiều ám ảnh cho người đọc. Motif biến dạng của tác phẩm cũng trở thành đề tài giễu nhại

của nhiều tác phẩm ra đời sau đó, trong đó phải kể đến tác phẩm Trái tim chó

của M. Bulgakov. Trong tác phẩm của M.Bulgakov có xuất hiện của motif biến dạng biến Sharik (con chó) thành Sharikov (con người). Tuy nhiên, sự

biến dạng trong Trái tim chó không phải là sự lặp lại biến dạng của Kafka.

Bởi Kafka là mộthiện tượng mà sự lặp lại sẽ trở thành vô vị” (Nguyễn Văn

Dân). Bulgakov miêu tả sự biến dạng của Sharikov có nhiều điểm đối lập với sự biến dạng của Gregor Samsa. Cụ thể được thể hiện trong bảng sau:.

Gregor Samsa Sharikov

Vốn là một con người – nhân viên chào hàng cần mẫn, sống cùng gia đình

Vốn là chú chó hoang, lang thang kiếm ăn ngoài đường, sống một mình

Biến thành một con bọ Biến thành một con người

Nguyên nhân biến dạng: không có lý do, chuyện xảy ra đột ngột, không báo trước.

Nguyên nhân biến dạng: là kết quả thí nghiệm lai ghép của một nhà khoa học.

Mức độ biến dạng: biến dạng bên ngoài (hình hài)

Biến dạng cả trong lẫn ngoài (cả ngoại hình lẫn tính cách)

Bị gia đình và cộng đồng xa lánh 

Có xu hướng bỏ quên

Bắt đầu có gia đình là những người trong căn hộ, được cả cộng đồng chấp

nhận, có giấy tờ cá nhân  Càng

ngày càng nhiều người quan tâm Kết cục chết bi thảm: Người=> Vật=> Chết  Không đƣợc phục sinh, mất dạng Kết cục được sống: Vật=> Người => Vật  Đƣợc phục sinh về hình dạng cũ

Đọc Biến dạng, người đọc dễ dàng nhận ra yếu tố huyền thoại được sử dụng trong tác phẩm vì Kafka đã thể hiện nó trên bề mặt vật chất của ngôn

ngữ. Nhưng chỉ một yếu tố huyền thoại đã làm nên câu chuyện. Đó là chi tiết Gregor Samsa biến thành con bọ ở đầu tác phẩm. Có thể gọi đó là “chi tiết nguyên nhân” vì nó đã gây nên tất cả các chi tiết khác sau đó trong câu chuyện. Ở Bulgakov, yếu tốt huyền thoại được sử dụng mờ hơn bởi, chi tiết nguyên nhân của sự biến dạng được lý giải rõ ràng bằng thí nghiệm khoa học. Cái huyễn tưởng trong Kafka là huyễn tưởng kiểu thần diệu của truyện cổ tích, còn trong tác phẩm của M.Bulgakov là cái huyễn tưởng của thần diệu khoa học. Phải chăng Bulgakov muốn nhấn mạnh đến vai trò của khoa học trong cuộc sống. Mọi hiện tượng đều cần phải lý giải theo nguyên tắc khoa học.

Sự khác nhau của hai hình tượng bị biến dạng không chỉ nằm ở nguyên nhân mà còn nằm ở những hiểu hiện khác. Hiện tượng biến dạng của Samsa là một sự biến dạng đặc biệt làm ta gợi nhớ sự biến dạng trong cổ tích thần kì

- đó là chu kì trở về nguồn gốc cũ: Ngƣời - Vật - Ngƣời hoặc Vật - Ngƣời -

Vật nhưng cái làm cho tác phẩm của Kafka khác so với truyện cổ tích là ở

chỗ chu kỳ số phận con người là mới lạ: Ngƣời (Samsa) - Vật (con bọ) -

Chết. Sự biến dạng không mang kết quả có hậu như trong truyện cổ tích.

G.Samsa không nhận được sự hạnh phúc như kết cục thường thấy ở các câu chuyện cổ tích.

Sharikov trong Trái tim chó lại có quy trình biến dạng gần như đối lập:

Vật (Sharik) – Ngƣời (Sharikov) – Vật (Sharik). Đến đây, chúng ta nhận

thấy, cả Biến dạng Trái tim chó đều có những chi tiết liên quan đến ngày lễ

Phục sinh hoặc gợi đến ý nghĩa phục sinh cho số phận của các nhân vật. Sharik, nói theo một nghĩa nào đó đã được phục sinh sự sống của mình. Hơn nữa con chó hoang còn được sống trong căn hộ sang trọng và đủ đầy của vị chủ nhân. So với thời gian trước đó, cuộc đời Sharik đã có sự đổi khác.

Nhưng Samsa thì có vẻ không “có hậu” được như vậy, đến cuối cùng nhân vật lại không có được sự phục sinh, kết thúc câu chuyện lại là niềm vui của gia đình được giải phóng hoàn toàn khỏi đứa con trai đã chết. Câu chuyện về Joseph K. và anh chàng đạc điền K. gợi đến quá trình diễn tiến của lễ thụ pháp nhưng cả hai đều không chịu đựng nổi nghi lễ thụ pháp và chấp nhận thất bại… Quá trình đó dường như đi ngược với mô hình mà huyền thoại cổ và Kinh Thánh cung cấp.

M.Bulgakov còn có sự tương phản trong cách tạo dựng con người xã hội so với quan niệm của Kafka. Nếu như G. Samsa trước khi biến dạng là một con người xã hội cần mẫn, là người mang lại kinh tế cho gia đình và phải thực hiện mọi trách nhiệm xã hội với gia đình thì sau khi trở thành con bọ, vai trò con người xã hội của anh bị tước mất. Đầu tiên là gia đình ruồng rẫy, công sở không chấp nhận, những người xung quanh miệt thị. Samsa trở nên bị “mất dạng”, lạc lõng, cô đơn ngay trong cả gia đình và xã hội. Sharikov thì lại khác. Khi còn là thân phận chó, nó bị coi thường xua đuổi, đánh đập, bị lão đầu bếp dội nước nóng bỏng một bên sườn. Nhưng khi đã mang thân phận người, Sharikov có một sự thay đổi rõ rệt: đầu tiên là hình dạng của hắn ngày càng được chấp nhận, cô đánh máy chữ còn định kết hôn với hắn. Hắn được cấp giấy chứng nhận bản thân, được giao chức vụ trưởng ban làm sạch thành phố, được cấp xe và dụng cụ làm việc… Con người mới không còn lạc long, cô đơn và bắt đầu cống hiến cho xã hội. Chỉ tiếc một điều, do có bản chất của một kẻ lưu manh, bạo lực, bị xúi giục bởi những người có dã tâm nên con người xã hội Sharikov ngày càng bộc lộ vẻ tiêu cực không thể chấp nhận được.

Như vậy, cùng là sự biến dạng nhưng xu hướng của Kafka là phản ánh

sự nhỏ bé, bất lực dẫn đến cái chết không được phục sinh. Con người xã hội biến thành con vật cô đơn, lạc lõng và bị bó hẹp trong không gian căn phòng. Sự biến dạng của M.Bulgakov có nét biểu hiện ngược lại: Sharikov được

thoát khỏi không gian căn hộ ra ngoài xã hội và bắt đầu thực hiện vai trò con người xã hội của mình. Mặc dù vai trò đó không mang nhiều điều tích cực nhưng Bulgakov đã thành công hơn trong việc cảnh tỉnh những con người thật sự trong xã hội. Nếu không thực hiện thành công vai trò đó, con người đó sẽ đánh mất cả hình hài lẫn nhân tính và bị chính xã hội đào thải. Cuối cùng, Sharikov trở về với thân phận Sharik trước kia. Đó là kết quả của quy luật này.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giễu nhại trong truyện khoa học huyễn tưởng của m bulgakov (những quả trứng định mệnh, trái tim chó) (Trang 56 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)