Giễu nhại hiện thực xã hội đương thời

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giễu nhại trong truyện khoa học huyễn tưởng của m bulgakov (những quả trứng định mệnh, trái tim chó) (Trang 60 - 73)

1.1.2. Văn học giễu nhại

2.2. Giễu nhại hiện thực và con ngƣời đƣơng thời

2.2.1. Giễu nhại hiện thực xã hội đương thời

Với những ai yêu thích văn xuôi M.Bulgakov hẳn sẽ nhận ra rằng nhà văn “có ba tài năng cùng song hành suốt đời tranh đoạt nhau vị trí số một: đó là tài năng của nhà văn trào phúng, tài năng của nhà văn giả tưởng và tài năng của nhà văn hiện thực” (K.Simonov). Ba yếu tố hài hước, huyễn tưởng và hiện thực quyện hòa một cách chặt chẽ trong mỗi sáng tác của ông. Chúng cùng nhau tạo nên tiếng cười giễu nhại sâu sắc. Ngoài việc giễu nhại các tác phẩm đỉnh cao văn học, M.Bulgakov còn giễu nhại cả chính con người và

hiện thực xã hội đương thời. Có thể nói Những quả trứng định mệnhTrái

tim chó là những mảnh ghép chân thực nhất trong bức tranh đời sống xã hội Nga thời bấy giờ. Chúng ra đời vào năm 1924 - 1925, hai năm sau khi Stalin lên nắm quyền và ba năm sau khi Lenin đã bắt đầu tổ chức lại không gian sống của Nga theo Chính sách Kinh tế mới (NEP). Ông không lột trần mà để hiện thực khúc xạ qua “một thế giới khác” - một thế giới tự nhiên và hài hước trong tác phẩm của ông.

Ở “thế giới khác” đó, M.Bulgakov nhấn mạnh vào hai vấn đề: thứ nhất là tình trạng khó khăn, bi đát, phức tạp mà nước Nga Xô viết gặp phải sau

chiến tranh; thứ hai là bản chất tiêu cực thật sự của xã hội mới. Cả hai vấn đề trên đều không thuộc cảm hứng ngợi ca. M.Bulgakov tự nhận mình là một nhà văn kỳ bí và dường như sự kỳ bí nằm cả trong cách phản ánh hiện thực của ông. Ông không đi vào ca ngợi những thành quả của xã hội Nga Xô viết trong thời kỳ kinh tế mới. Sự quan tâm và tầm quan sát của ông ở mức độ cao hơn sự phản ánh, đó là sự cảnh báo. Vì mục đích cảnh báo đó nhà văn đã dành nhiều thời gian tìm kiếm đề tài và phương thức biểu hiện hợp lý nhất. Và theo ông, không có bài học nào sâu sắc và dễ dàng hơn là những bài học xuất phát từ tiếng cười. Ông muốn người đọc có thể cười hả hê, khoái chí nhưng sau chốt của nụ cười giải trí đó là bản chất, là nguy cơ thực sự của vấn đề được bộc lộ. Vì vậy, để đọc và hiểu thấu suốt những sáng tác của M.Bulgakov là một điều không hề dễ với phần đông độc giả.

Khi nói về những khó khăn, thách thức mà nước Nga gặp phải sau cuộc nội chiến và trong thời kỳ đầu thực hiện Chính sách kinh tế mới (NEP), M.Bulgakov không thể hiện bằng giọng buồn rầu, xót xa. Ngược lại, ông miêu tả bằng chất giọng bông đùa, giễu cợt. Chiến tranh xảy ra liên miên đã đưa nước Nga lâm vào tình trạng khủng hoảng nặng nề, biểu hiện rõ nét nhất ở nạn đói và sự khủng hoảng nhà cửa. Nạn đói năm 1921 đã khiến hơn 5 triệu dân Nga chết đói và nhiều người phải sống trong tình trạng thiếu lương thực.

Sự đói cũng xuất hiện trong sáng tác của M. Bulgakov, nhưng ở một sắc diện khác, dí dỏm và sâu sắc hơn: “Và cuối cùng trong các khu nuôi thí nghiệm của Viện Động vật học, không chịu đựng được những biến cố dâu bể của năm 1919 lịch sử, đầu tiên là tám tiêu bản nhái tuyệt đẹp chầu trời, tiếp đó là mười lăm chàng cóc xám, và sau hết là một tiêu bản cực hiếm của loài cóc Suriname đều theo nhau từ bỏ thế giới này (…). Ông già Vlas, vốn không thuộc lớp bò sát khỏa bì mà là người gác cổng chung thân của Viện Động vật

học, cũng sang thế giới bên kia nốt” [13; tr.12]. “Thỏ, cáo, cá và toàn bộ lũ rắn nước theo nhau ngoẻo” [13; tr.13]. Cái đói không còn nằm ở phạm vi con người mà nó đã diễn ra rộng hơn, sâu sắc hơn sang cả loài vật. Đặc biệt, M.Bulgakov miêu tả nạn đói một cách trình tự, tiếp nối nhau rất nhịp nhàng và có sức tàn phá ghê gớm. Hầu hết những động vật chết đói đều thuộc loài quý hiếm, thậm chí đến loài gián cũng không hiểu sao trốn đi đâu tiệt. Nguyên nhân của sự đói được ông khép lại rất đơn giản là “Thiếu ăn”. Bởi con người còn không có bột mì ăn thì làm sao cóc, nhái có bột mọt để sống sót? Do đó, sự chết vì đói là điều hiển nhiên.

Trong Trái tim chó, cái đói được M.Bulgakov miêu tả nhẹ nhàng hơn

qua hình ảnh của chú chó Sharik. Sharik bị đói không phải do thiếu ăn. Xã hội nó sống có vô số các món ăn ngon thơm phức, các cửa hàng ăn uống sầm uất. Các Tổng công ty cá, Liên hiệp các Công ty buôn bán thịt Moskva hoạt động hết công suất. Nó đói là do thân phận chó hoang và sự thờ ơ, nhẫn tâm của con người. Không chỉ bị đói, Sharik còn bị rét, bị những con người vô lương tâm hắt hủi. Lão đầu bếp khổ sai còn té nước sôi gây bỏng nửa bên sườn. Cái đói – cái rét – cái đau đớn về thể xác khiến Sharik càng trở nên tội nghiệp và đáng thương hơn. Sharik cũng nghĩ đến cái chết nhưng “Chết bây giờ thì hẳn còn sớm quá, tuyệt vọng là một tội lỗi thật sự”[14; tr.19]. Sự hài hước xuất hiện ngay cả trong khi con người ta cảm giác tuyệt vọng nhất.

Không cần đao to búa lớn, chỉ qua một vài đoạn văn ngắn và sự hài hước dí dỏm, M.Bulgakov đã lột tả rõ nét mức độ, phạm vi, nguyên nhân và hậu quả của nạn đói. Nó không diễn ra ở riêng loài người mà còn gây sự tuyệt chủng cho cả nhiều loài động vật quý hiếm. Đặc biệt, đói còn tích hợp thêm cả sự đau đớn và giá rét thì mức độ cùng cực, tủi khổ còn được tăng lên gấp bội lần.

Bên cạnh sự thiếu thốn cái ăn, người dân Nga đương thời còn phải đối mặt với tình trạng thiếu nhà ở, hay nói đúng hơn là cuộc khủng hoảng nhà ở đã trở thành nỗi ám ảnh của nhiều người đương thời. Thông qua sự khủng hoảng này, M.Bulgakov còn nhấn mạnh đến sự bất bình đẳng và phân biệt giai cấp trong xã hội. Mọi người dân cần phải có nhà ở. Vì vậy, Hội đồng nhà cửa đã ra đời và đứng đầu là những người vô sản. Sự chênh lệch nhà ở thể hiện khá rõ trong hai giai cấp: trong khi giai cấp vô sản không có nhà, thì giai cấp tư sản và những người trí thức lại có căn hộ nhiều phòng. Điển hình trong đó là hai nhà khoa học: Giáo sư Persikov với năm phòng và giáo sư Filip Filipovich với bảy phòng. Các vị giáo sư đều không nhường phòng cho người vô sản mà còn mong muốn có thêm phòng để phục vụ cho công tác nghiên cứu của mình. Đó chính là những khó khăn trong việc phân chia nhà cửa trong giai đoạn này. Người không có phòng thì không được chia phòng, người có phòng rồi lại muốn có thêm phòng. Điều này sẽ khiến cho mâu thuẫn xã hội và tình trạng khó khăn ngày càng tồi tệ hơn.

Mặt khác, dù cùng ở trong một tòa nhà nhưng mối quan hệ giữa các phòng, giữa các hộ thành viên với Hội đồng nhà cửa cũng không hề êm thấm. Filip Filipovich luôn khó chịu với những con người vô sản, với ban lãnh đạo xuất thân từ vô sản trong tòa nhà. “Ông là người căm thù vô sản”[14; tr.51]. Ông không thích vô sản bởi theo ông, vô sản là những gì xấu xa trong xã hội này. Chính vô sản đã lấy đi những đôi ủng cao su – điều mà hơn mười năm trước chưa từng xảy ra- và giẫm ủng cao su làm bẩn sàn đá hoa cương. Ông cho rằng vô sản là những người vô ý thức, có những thói xấu không thể chấp nhận được… Có lẽ chính những lời lẽ mang tính miệt thị vô sản nên M.Bulgakov bị quy vào tội phản cách mạng và những tác phẩm của ông không được xuất bản. Nhưng xét theo một cách tích cực, đây có thể là một bài học cảnh tỉnh dành cho những người vô sản. M.Bulgakov muốn thẳng thắn

chỉ ra những khuyết điểm mà người vô sản mắc phải và nêu ra điểm mạnh nên học hỏi từ giai cấp tư sản. Phải chăng ông muốn chỉ ra rằng: vô sản không hoàn toàn tốt và tư sản không hoàn toàn xấu, điều quan trọng là chúng ta nhận cần có cái nhìn khách quan và kết hợp linh hoạt, nhuần nhuyễn những yếu tố mạnh của hai chủ nghĩa này để phát huy lý tưởng. Đúng như V.I.Lenin từng

khẳng định trong nội dung của NEP: “Liệu có thể kết hợp, liên hợp, phối hợp

Nhà nước Xô-viết, nền chuyên chính vô sản, với chủ nghĩa tư bản nhà nước được không? Tất nhiên là được.” Đó là những khó khăn, bi đát mà nước Nga Xô viết gặp phải sau các cuộc chiến tranh.

Vậy sau bao nhiêu nỗ lực, cố gắng, diện mạo xã hội Nga Xô viết đã thay đổi như thế nào trong những trang viết của M. Bulgakov?

Lại một lần nữa, M.Bulgakov đã bộc lộ kín đáo mà sâu cay cái nhìn đầy trào phúng, giễu nhại đối với xã hội bấy giờ - một xã hội rối ren, hỗn loạn, quan liêu… đầy tiêu cực. Trong tác phẩm của mình, M.Bulgakov đã cố ý tạo ra hai không gian truyện như hai bối cảnh xã hội thu nhỏ: không gian đường phố Moskva đối lập với không gian căn hộ của giáo sư Preobrazhensky. Đó là sự đối lập giữa lạnh giá và đói rét với ấm áp và no đủ; giữa thô tục, xấu xí với trang nhã, sang trọng; giữa không gian vô sản và

không gian trí thức tiểu tư sản. Hai mô hình không gian trong Trái tim chó

hai mô hình cuộc sống, hai mô hình nhân sinh quan và thế giới quan. Qua những khác biệt đó, chúng ta mới có thể thấy rõ mặt trái của nền cách mạng vô sản.

Đầu tiên là sự rối ren hỗn loạn của không gian đường phố Moskva những năm 20 -30 thời kỳ sau chính sách đổi mới kinh tế. Thời điểm này, tại Moskva không hiếm những con phố lạnh giá, ẩm ướt và náo loạn như con phố Presristenca hay Mokhova... Thông qua điểm nhìn của chú chó Sharik,

M.Bulgakov đã miêu tả sự náo loạn đó bằng cả hình ảnh, màu sắc, âm thanh và mùi vị. Các con phố ngoằn ngoèo, cắt nối nhau như một mê cung. Các biển quảng cáo với đầy đủ màu sắc, kích thước được treo la liệt, không theo một trật tự nào cả. Ví như: những tấm biển màu xanh lơ với hàng chữ LCTM – Liên hiệp các công ty buôn bán thịt Moskva, cửa hàng thịt xếp gần cửa hàng đồ điện, cửa hàng thực phẩm thì treo trên cửa sổ những súc giăm bông và bày la liệt những quả quýt. Còn nếu trên quầy bày những chai sẫm màu với chất lỏng tồi tệ thì đó là cửa hàng rượu… Pha trộn trong không gian đầy màu sắc là âm thanh của máy nổ, của ô tô, của tiếng la ó chửi rủa. Mùi thịt thối, mùi phó mát Bakstein khăm khẳm tởm lợm, mùi xúc xích, mùi hành phi, mùi bệnh viện kinh tởm và mùi thuốc lá cũng góp phần không nhỏ trong không gian hỗn tạp ấy. Đặc biệt, trên những con phố này là nơi sản sinh ra mọi hành động giả dối và những con người xấu xa trong xã hội. Những cửa hàng ăn uống bình dân “chuyên nấu xúp bằng thịt ngựa muối thối, còn những kẻ được phục vụ tội nghiệp kia thì không hề biết gì cả. Cứ kéo đàn kéo lũ đến húp sạch, ngốn ráo.”[14; tr.14]. Cửa hàng giò cracov đặc biệt lại bày bán những khoanh giò làm từ thịt ngựa thối. Ở những nơi đề bảng “Không nói tục chửi bậy và không cho tiền boa” thì lại thường xuyên xảy ra những trận ẩu đả, quật đánh chó… Thủ đô Moskva đã mất hết vẻ mỹ quan, tráng lệ thông qua những con phố này.

Bên cạnh đó, trong không gian căn hộ mà Preobrazhensky là người thống trị, nơi ông dùng y học để khám chữa bệnh và chống lại quy luật tự nhiên của thời gian, bản chất con người cũng được bộc lộ. Không phải ngẫu nhiên mà Bulgakov dành thời gian miêu tả buổi khám bệnh của Preobrazhensky. Buổi khám bệnh này một mặt hé lộ tài năng khoa học và uy quyền mà Preobrazhensky có nhờ khoa học (tiền bạc, địa vị, quyền lực); mặt khác lại hé lộ những thói hư tật xấu của con người, đặc biệt đó lại là những

con người lắm tiền nhiều của. Preobrazhensky đã dùng tài năng của mình để thỏa mãn dục vọng của những kẻ thừa tiền: “… hai mươi lăm năm chưa bao giờ như vậy cả, “thằng cha” túm lấy cúc quần, – ngài có tin không, thưa giáo sư, đêm nào cũng hàng đàn con gái khỏa thân… Tôi như được bỏ bùa” [14; tr.36]. Những bệnh nhân của Preobrazhensky tìm đến ông để thỏa mãn “khát vọng cuối cùng”, để che giấu những tội lỗi của mình, để bảo vệ danh dự và địa vị của mình. Trước Preobrazhensky, họ không chỉ cởi hết trang phục mà còn cởi bỏ luôn bộ mặt giả dối của mình.

Sự xấu xa của con người không chỉ được miêu tả trong không gian căn hộ mà nó đã trở thành mẫu số chung cho con người trong xã hội lúc bấy giờ. Những người có tiền, có quyền thì dùng tiền và quyền đó để ôm ấp ảo mộng trẻ lại, thỏa mãn thú vui xác thịt. Những con người khác lại sa đọa trong rượu chè, đắm mình tối ngày trong các tiệm bar đêm, ăn chơi trác táng… Con người đã bị tha hóa trầm trọng trong tính cách và lối sống. Sự tha hóa của con người mới được M.Bulgakov đặc tả qua hình tượng nhân vật Sharikov – kẻ có hình hài người nhưng lại mang trái tim của loài chó. Hắn là kẻ tập hợp tất cả những thói hư tật xấu, lối sống trụy lạc và sự tha hóa về nhân cách của con người trong xã hội. Qua ngòi bút của M. Bulgakov, thế giới con người thời kỳ mới hiện lên thật khó hiểu, giả tạo và đáng khinh đến dường nào! Sharikov vì thế không phải là một trường hợp cá biệt. Hắn là trường hợp điển hình nhất, tập trung nhiều tật xấu nhất và trơ trẽn nhất trong xã hội đó.

Bức tranh hiện thực xã hội đương thời sẽ không thể hoàn chỉnh nếu thiếu đi mảnh ghép về sức mạnh quyền lực, sự quan liêu và nạn thủ tục giấy tờ trong bộ máy nhà nước lúc bấy giờ. Ở mặt này, chúng ta nhận thấy sự ảnh hưởng rõ nét của Gogol trong những sáng tác của M. Bulgakov. Tuy nhiên, trong hai tác phẩm này, M.Bulgakov không sử dụng yếu tố phi lý và kỳ ảo

đậm đặc giống như Chiếc áo khoác của Gogol mà những tình tiết ông đưa ra rất đời thực. Cũng nói về thân phận của “con người nhỏ bé” trong xã hội, nhưng M.Bulgakov không đi sâu vào bi kịch của người đó mà chỉ lướt qua nhờ hình ảnh của cô đánh máy chữ. Cô là điển hình cho con người làm công ăn lương nhưng những đồng lương còm cõi không đủ để trang trải cho cuộc sống hàng ngày. Bởi lương tháng bốn mươi lăm rúp của cô đã bị lão trưởng phòng quản trị ăn bớt mất hai mươi lăm rúp. Với số tiền còn lại, cô không thể đi ăn ở nhà hàng Bar, cũng không đủ tiền để đi xem xi nê – thứ giải trí được xem là duy nhất trong cuộc đời của người đàn bà. Hơn thế, cô còn bị gã người tình Pháp hành hạ về thể xác. Không ai trong xã hội đó thể hiện sự cảm thương, giúp đỡ và đấu tranh đòi quyền lợi cho cô. Hiện thực đó hằng ngày, hàng tháng cứ thế diễn ra, thậm chí nó sẽ không có gì thay đổi cho đến hết cuộc đời cô gái.

Giống như Akaky Akakievich Bashmachkin trong Chiếc áo khoác của

Gogol gắn bó với công việc sao chép giấy tờ đến tận khi đầu bạc. Ước mơ lớn nhất của ông là có được chiếc áo khoác mới giá tám mươi rúp. Để có được chiếc áo, Akaky đã phải làm việc hết mình, tiết kiệm hết mức, và cuối cùng, ước mơ thành hiện thực. Nhưng trớ trêu thay, chiếc áo bị cướp mất ngay sau đó và không có ai cảm thông hay giúp đỡ cho anh tìm lại chiếc áo. Thậm chí

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giễu nhại trong truyện khoa học huyễn tưởng của m bulgakov (những quả trứng định mệnh, trái tim chó) (Trang 60 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)