Giễu nhại Faust của Goethe

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giễu nhại trong truyện khoa học huyễn tưởng của m bulgakov (những quả trứng định mệnh, trái tim chó) (Trang 50 - 56)

1.1.2. Văn học giễu nhại

2.1. Giễu nhại Kinh Thánh, Faust của Goethe và Biến dạng của Kafka

2.1.2. Giễu nhại Faust của Goethe

Bi kịch Faust, tác phẩm chính của J. W. Goethe (1749-1830), đã được

tác giả viết trong hơn sáu mươi năm. Nội dung vở bi kịch được xây dựng trên cơ sở của truyền thuyết dân gian Đức thời trung cổ về nhà bác học Faust bán linh hồn cho quỷ để đổi lấy lạc thú của trần gian, rốt cuộc phải chịu cái chết thảm khốc và bị đày xuống địa ngục. Trong tác phẩm của mình, thay vào motif bán linh hồn cho quỷ, Goethe đã xây dựng nên chủ đề về cuộc giao kèo giữa Người và Quỷ, về cuộc đua bất phân thắng bại giữa Faust và Mephisto,

trong ba thành tựu tiêu biểu nhất của nền văn hoá cổ điển Đức (bên cạnh Hiện tượng luận tinh thần của G.W.F. Hegel và Giao hưởng số 9 cung Rê thứ của L.v. Beethoven). Nó cũng đã trở thành nguồn cảm hứng cho nhiều tác phẩm

lớn về sau này của văn học thế giới như các tiểu thuyết Gia đình Karamazôv

của F. Dostojewski, Tiến sĩ Faust của Thomas Mann hay Nghệ nhân và

Margarita của M. Bulgakov. Nhiều nhà văn Nga thế kỉ XX chịu ảnh hưởng của Goethe: những nhà văn thuộc giai đoạn “kỉ nguyên bạc” như L.N. Andreev (vở

kịch Anatema, truyện vừa Nhật kí của Quỷ), hay G.I.Chulkov (Giọng nói từ hầm

mộ); các nhà văn của những năm 1920-1930 như D.I.Kharms(Bà lão),

O.G.Savich (Người đối thoại tưởng tượng), N.N.Nikandrov (Kẻ độc tài Piotr);

tiếp sau đó là V.Nabokov với Nước phòng thủ của Luzhin, và các nhà văn nửa sau

thế kỉ XX….

Faust của Goethe đã cung cấp cho nhiều nhà văn сác motif (motif cuộc gặp gỡ với những con người ở thế giới bên kia, motif sự cám dỗ của Quỷ, motif tái sinh …), cổ mẫu cốt truyện, mẫu hình nhân vật… để xây dựng tác

phẩm. Đồng thời Faust cũng là tác phẩm khơi gợi cảm hứng tranh luận và đối

thoại, đặc biệt là những tranh luận trong quan niệm về con người. Faust

ảnh hưởng không nhỏ trong sáng tác của M. Bulgakov, đặc biệt là trong cách

xây dựng nhân vật. Nhờ có sự đối thoại với Faust, trong Những quả trứng

định mệnhTrái tim chó M.Bulgakov đã tạo ra được những cặp đôi song trùng: Giáo sư Preobrazhensky là sự tích hợp hình ảnh của Quỷ Mephisto và Faust; Bormental là hình ảnh giễu nhại Vagner; Rokk tương ứng với Quỷ

Mephisto; giáo sư Persikov trong Những quả trứng định mệnh có nhiều điểm

giống và khác với Faust; Sharikov giống Người tí hon vì cùng là kết quả của khoa học.

Faust trong bi kịch đại diện cho một bộ phận của nhân loại mà theo quan điểm của Chúa trời thể hiện sự sáng tạo của Chúa trong sáng nhất. Faust là một nhà khoa học, đã nghiên cứu tất cả các bộ môn khoa học đặc trưng cho thời đại của mình: triết học, y học, luật học, thần học. Faust đã nhận thức được rằng các ngành khoa học của loài người luôn vấp phải những giới hạn, lý trí của con người tưởng như vô hạn cuối cùng cũng chứng tỏ là hữu hạn và cánh cửa nhận thức về toàn bộ sự thật của vũ trụ cũng như sự tồn tại của con người vẫn luôn luôn khép kín. Đó là nguyên nhân dẫn đến sự tuyệt vọng của nhà khoa học Faust và ông quyết định dâng mình cho ma thuật để giải bí ẩn thế giới. Mang hình bóng, dáng dấp của Faust trong tác phẩm của Bulgakov là nhân vật giáo sư Filip và giáo sư Persikov. Cả Faust và giáo sư Persikov đều

tự đi ra khỏi giới hạn không gian của mình. Tuy nhiên, nếu trong Faust việc

nhà khoa học đi ra khỏi không gian đầu tiên của mình đánh dấu hành trình tìm đến một nguồn tri thức vô tận và khả năng toàn thắng của cái thiện thì trong

Những quả trứng định mệnh khi Persikov rời khỏi căn phòng của mình cũng là thời điểm đánh dấu những thảm họa diễn ra khắp nơi. Nếu Faust chết với dự cảm rồi đây nhân dân tự do đứng vững trên mảnh đất tự do và tâm hồn anh ta được giải thoát vĩnh viễn thì Persikov của M.Bulgakov trong cơn hoảng loạn, quay về với không gian ban đầu, chết một cách bi thảm và cuối cùng việc khôi phục lại trật tự thế giới hài hòa như trước đây diễn ra ngoài nỗ lực ý chí của con người, trật tự đó chỉ có thể có được nhờ sức mạnh của thiên nhiên. Cả hai nhà khoa học đều đạt đến trình độ đáng nể trong chuyên môn: một nhà bác học xuất chúng và một nhà động vật học thiên tài. Nếu như Faust thấy bế tắc với khoa học thì Filip Filipovich và Persikov lại tin tưởng và đặt cả cuộc đời mình cho khoa học. Ở Persikov: báo chí ông không đọc, phim ảnh ông không xem. Mối quan tâm và niềm tự hào của ông là động vật học, phôi thai học, giải phẫu học, thực vật học và địa lý học. Ngoài những thứ trên ra

giáo sư chẳng nói gì bao giờ. Ở Filip Filipovich: không thích đọc báo, cả ngày ông chỉ khám chữa bệnh và nghiên cứu não bộ... Với họ, khoa học là lẽ sống, là niềm đam mê duy nhất trong cuộc đời. Họ lánh đời và cống hiến hết mình cho khoa học. Còn Faust thỏa hiệp với quỷ dữ để được thâm nhập vào những cám dỗ của cuộc đời. Sự giễu nhại mang tính trái ngược này của Bulgakov nhằm nhấn mạnh đến niềm đam mê và thái độ sống của con người. Không chỉ là hiện thân của Faust, trong nhân vật Filip Filipovich còn tích hợp hình ảnh của quỷ Mephisto. Ở ông có sự tồn tại của cả thiên tài và quỷ dữ. Với sự kết hợp này, Bulgakov muốn nhấn mạnh đến tính “lưỡng tính” của con người. Trong con người hàm chứa cả điều thiện lẫn điều ác, cả thiên thần và ác quỷ. Và cuộc sống của con người thực chất là cuộc đấu tranh của hai đối cực đó.

Đặc biệt, Faust của Goethe còn gợi ý cho M.Bulgakov những ý tưởng

về Quỷ, vai trò của Quỷ, mối quan hệ giữa cái thiện và cái ác. Quỷ vốn là hình ảnh tượng trưng cho bóng tối và những điều xấu xa. Quỷ đối lập với

Chúa, cụ thể hóa cho mối quan hệ Ác đối lập với Thiện. Mephisto trong Faust

hiện thân của một tên quỷ thực sự: chủ động làm quen và buộc Faust ký giao kèo. Chính y đã phù phép giúp Faust dụ dỗ Gretchen và giết mẹ cùng anh trai của nàng. Hành vi của Mephisto ở trần gian biểu hiện trong sự thô lỗ, đê tiện, nhục dục và hủy diệt. Y đã đạt được mục đích khi biến Faust thành người của mình hoạt động theo quan niệm của mình. Sharikov và Rokk là hiện thân của Mephisto trong sáng tác của M. Bulgakov. Mephisto ẩn mình trong hình hài của con chó xồm khi tìm cách tiếp cận Faust. Sharikov có tiền thân cũng là một con chó lang thang đầu đường xó chợ. Dường như M.Bulgakov có một sự ám chỉ bản chất quỷ trong Sharikov khi để chó Sharik chính là vật lai ghép trong cuộc phẫu thuật của giáo sư Filip. Và sự thất bại của thí nghiệm sẽ là điều tất yếu vì nó được tạo nên từ những gì xấu xa nhất: Sharik (ám chỉ ẩn mình của quỷ) kết hợp với Clim Trugunkin (kẻ lưu manh, cặn bã của xã hội).

Hai yếu tố xấu xa thì không thể tạo nên một kết quả đẹp. Ở đây, chúng ta nhận thấy tính triết học trong quan niệm của M.Bulgakov bộc lộ rõ nét: “quả” xấu xa được hình thành từ “nhân” xấu xa.

Rokk trong Những quả trứng định mệnh biến thành quỷ dữ vì sự thiếu

hiểu biết, nóng vội của y đã tạo ra thảm họa bò sát. Y trở thành người gián tiếp giết vợ và phá hủy làng mạc, đất nước. Hành vi của Rokk tương ứng với hành vi của quỷ dữ. Và khi thảm họa xảy ra, sự biến đổi về màu tóc từ trắng sang đen giống như việc quỷ Mephisto hiện nguyên hình. Hình ảnh Rokk với mái tóc bạc trắng, rú rít kinh hoàng chạy trốn trong vô định khi thảm họa xảy ra đã trở thành nỗi ám ảnh của nhiều người đọc.

Trong cặp song trùng Bormental – Vagner, Bulgakov muốn nhấn mạnh đến vai trò của những người phụ tá. Họ không chỉ hỗ trợ trong công việc mà còn là những người bạn chia ngọt sẻ bùi, sẵn sàng lắng nghe tâm sự của các giáo sư. Tuy nhiên những học trò này sẵn sàng trở thành người tiêu diệt những sáng tạo do người thầy tạo ra để giữ gìn sự hài hòa trong trật tự thế giới.

Sharikov và Người tí hon (Homunculus) đều là thành quả của sự sáng tạo khoa học, là những đứa con được sinh ra không theo lẽ thông thường – sinh ra bằng phương pháp nhân tạo. Sharikov là đứa con lai ghép của thú – người. Người tí hon ra đời từ cái “điểm sáng dịu dàng” và theo sự pha chế đặc biệt trong bình cổ cong:

“Nếu ta lấy từ trăm ngàn vật chất

Để kết tinh thành nguyên liệu tạo ra người

Cái chính là pha trộn không ngơi Rồi cho vào bình, nút chặt, đưa lên bếp

Chưng cất nhiều lần theo đúng cách

Công tình sẽ hoàn thành trong im lặng, âm thầm” [26; tr.350-351]. Tuy nhiên, hai nhân vật này có nhiều điểm đối lập: Người tí hon thông minh, hiểu biết; Sharikov tham ăn, tục tĩu, lố bịch. Sự khác nhau này xuất phát từ quan điểm nghệ thuật của hai tác giả.

Ngoài sự giễu nhại hình tượng nhân vật, M.Bulgakov còn giễu nhại quan điểm của Goethe. Nếu như Goethe tin rằng: con người là sự sáng tạo đáng tự hào nhất của Chúa, con người không ngừng vươn lên và “chừng nào còn vươn lên con người còn lầm lạc”, thì M.Bulgakov ngụ ý rằng càng vươn lên con người càng thất bại. Với Goethe và M.Bulgakov, thất bại như là kết quả không tránh khỏi khi con người tồn tại trong một thế giới không hoàn hảo.

Không chỉ ảnh hưởng trong Những quả trứng định mệnh Trái tim

chó, Faust của Goethe còn để lại dấu ấn đậm nét trong tiểu thuyết Nghệ nhân và Margarita. M.Bulgakov đã sử dụng motif cốt truyện, sự kiện, mẫu hình nhân vật và “đối thoại”với Goethe trong cách hình dung về mô hình thế giới. Các sự kiện chính tạo nên cốt truyện của Goethe tiếp tục trở lại trong tiến

trình cốt truyện của Nghệ nhân và Margarita dù có những biến đổi nhất định.

Thỏa thuận với Quỷ - tái diễn trong Nghệ nhân và Margarita, song hành động

đó được thực hiện không phải bởi Nghệ nhân mà bởi Margarita. Quỷ không tìm cách tiêu diệt Nghệ nhân mà thậm chí còn là người bảo vệ Nghệ nhân. Không giống như Mephisto của Goethe, Voland thử thách Margarita, đòi hỏi nàng phải phục vụ để được hưởng phần thưởng. Margarita thực hiện các yêu cầu của Quỷ để có thể gặp lại người yêu của mình. Sự hi sinh của nàng đã

Margarita hiện diện như một thứ sức mạnh cứu rỗi trong khi ở Faust nó dẫn đến sự phá hủy.

Như vậy, đối với trường hợp Faust của Goethe, biểu hiện của giễu nhại

nằm ở sự tiếp thu và đối thoại chủ yếu qua hình tượng nhân vật. Thông qua sự giễu nhại này, Bulgakov bộc lộ nhiều quan điểm về tính cách, thái độ của con người với công việc và cuộc sống. Ông cũng ngầm khẳng định rằng, con người có hai mặt: thiên thần và ác quỷ. Nếu không được kiểm soát và sử dụng lý trí, phần quỷ dữ trong người có thể phát lộ và gây hại cho xã hội.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giễu nhại trong truyện khoa học huyễn tưởng của m bulgakov (những quả trứng định mệnh, trái tim chó) (Trang 50 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)