Làm báo trong hồn cảnh tù đày

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động báo chí của các chiến sĩ cách mạng trong nhà tù côn đảo (1972 1975) (Trang 62)

7. Kết cấu của luận văn

2.3 Làm báo trong hồn cảnh tù đày

2.3.1. Lực lượng tham gia:

Cơng sinh thành và vun đắp nên tờ báo của Trại 6B là của tồn thể tù chính trị câu lưu ở trại. Người tù đã tham gia gửi bài vở, đĩng gĩp ý kiến và gĩp tiền, giấy bút vào quỹ chung tồn trại để trích một phần lo cho cơng tác báo chí. Tuy nhiên, “Cơng đầu lại thuộc về lực lượng thanh niên. Chính lực lượng thanh niên bằng nhiệt tình và sáng tạo của tuổi trẻ đã kịp thời giải quyết các yêu cầu cần thiết cho tờ báo được ra mắt đúng kỳ: bài viết, giấy, mực tự chế, ấn lốt… kể cả việc cất giấu bảo quản” 1.

Nhiều tù nhân lớn tuổi cũng tích cực tham gia. Như trường hợp cụ Lê Đình Tốn, bút danh Sulfalem, sinh năm 1914, quê ở Bắc Ninh, bị đày ra đảo lần đầu vào những năm 1940, năm 1959, cụ lại bị đày ra Cơn Đảo lần thứ hai. Hay như cụ Huỳnh Tài, bút danh AK, sinh năm 1920, quê ở Quảng Nam, là tù Cơn Đảo từ năm 1946. Hai cụ bị vi trùng Koch tấn cơng đến nát hai buồng phổi, phải tạm trú dài hạn ở bệnh xá nhưng vẫn lạc quan, đều đặn viết bài cho tạp chí Xây dựng.

Riêng các bài xã luận, bình luận… là do Trịnh Văn Tư, Phĩ Bí thư Đảng ủy 2

kiêm trưởng Ban tuyên huấn trại trực tiếp viết hoặc duyệt lại bài viết của Trưởng BBT Nguyễn Đằng (bút danh Tu Huyền, Râu Đen) và bài viết của một số cán bộ lớn tuổi, từng trải, nhiều kinh nghiệm khác…

Cơng tác thu thập, nắm thơng tin từ radio do Trần Nga, Lê Quyết Chiến phụ trách máy nhỏ, Lê Mạnh Tiến, Tơn Thất Hương phụ trách máy lớn. Từ sau Hiệp

1 Theo Nguyễn Đằng, Trưởng BBT nội san Xây dựng Trại 6 B.

2 Từ tháng 5.1973, đồng chí Trịnh Văn Tư đảm nhiệm chức Bí thư Đảng ủy thay thế đồng chí Nguyễn Ngọc Cao vừa được trao trả.

định Paris, chiếc radio lớn được giao cho Bùi Văn Toản và Phạm Văn Ba theo dõi thơng tin cho đến ngày 20.1.1975 1.

“Trị sự tồ soạn” cĩ Trần Văn Hồ (Hồng Hịa) và Nguyễn Minh Tranh (tốt nghiệp ĐH. Tổng Hợp Hà Nội). Cơng tác ấn lốt, trực tiếp thực hiện tờ báo cĩ cả một đội ngũ làm việc khơng quản giờ giấc và sức khỏe. Vẽ bìa, biếm họa cĩ Hồng Văn Nghiêm, Trần Văn Tư (Tư Địa); Trình bày bìa, tiêu đề và trang trí trang báo cĩ Hồng Thanh Quang; Trình bày, chép bài cĩ Lê Minh San, Châu Văn Đẹp, Hồng Trọng Tấn, Phạm Văn Mạng, Nguyễn Tấn Tài, Đặng Thành Phong… những khi cần gấp thì được chi viện thêm Trần Thanh Lê (“nhà báo” Phịng 8).

Tham gia phát hành, lưu chuyển báo, tập hợp bài vở là đại diện ở các phịng. Ngồi ra cịn cĩ những tù nhân làm nhiệm vụ bảo vệ, cảnh giới trong khi những người khác đọc báo hoặc thực hiện tập báo.

Nhìn chung, Trại 6B tuy là “vùng giải phĩng” vẫn là nơi thường bị kẻ địch càn quét, lùng sục một cách bất ngờ. Vì vậy, để tránh đổ máu, những người tham gia phong trào làm báo vẫn hoạt động theo phương châm “Trách nhiệm đến đâu, được biết đến đĩ”. Gần 20 năm trong nhà tù Cơn Đảo, ý thức cảnh giác đã trở thành bài học xương máu đối với lực lượng tù chính trị câu lưu Trại 6B.

2.3.2. Qui trình làm báo trong tù:

2.3.2.1. Xác định đề tài:

Xây dựng, Vươn lên, Đồn kết, Quyết tâm, Rèn luyện,

Niềm tin, Sinh hoạt, Phấn đấu… là những tờ báo của lực lượng tù chính trị

câu lưu Trại 6B. Báo phản ánh mọi mặt đời sống vật chất, tinh thần của tù nhân trong trại. Đề tài thường gặp trên các báo là “Tình thương yêu đồng đội: nhường một viên thuốc, một giọt nước cứu tử hồi sinh của mình cho đồng bạn sống; một

cuộc đấu tranh trong nội tâm để dứt khốt mối tình trở ngại cho lý tưởng, một chuyển hướng tư tưởng dân tộc siêu giai cấp hay giai cấp cũ của một thanh niên để tiếp nhận một lập trường tư tưởng mới và trong sinh hoạt hằng ngày: phê, tự phê, học tập, lao động, ăn ở, giải trí, phục vụ đấu tranh v.v…” 1.

Bên cạnh đĩ, để đạt được hiệu quả thơng tin tuyên truyền, bài vở của mỗi số báo đều tập trung vào một chủ đề lớn riêng biệt.

- Sinh hoạt số 1, ra ngày 20.11.1972, tập trung bài vở phản ánh cuộc tuyệt thực 19 ngày (12.9.1972 – 30.9.1972) của lực lượng tù chính trị câu lưu Trại 6B.

- Sinh hoạt Xuân 1973 và Xây dựng số 1 (3.1973): tập trung viết về Hiệp định Paris vừa được ký kết.

- Xây dựng số 3, ra ngày 2.6.1973, kỷ niệm ngày Quốc tế lao động 1.5 và tố cáo địch tiến hành cuộc đàn áp đẫm máu ngày 2.5.1973.

- Xây dựng 4, ra ngày 1.7.1973, chào mừng ngày thành lập Chính phủ CMLTCHMNVN (6.6.1969).

- Xây dựng số 5, ra ngày 30.7.1973, kỷ niệm ngày Hiệp định Genève được ký kết (20.7.1954).

- Xây dựng số 6, ra ngày 30.8.1973, kỷ niệm ngày Cách mạng Tháng Tám

thành cơng (19.8.1945) và ngày Quốc Khánh (2.9).

- Xây dựng số 7, ra ngày 30.9.1973, hướng về ngày Nam Bộ kháng chiến

(23.9.1945)…

Vì vậy, để kịp thời huy động bài vở cho chủ đề mỗi số, BBT đều cĩ cuộc họp với Trưởng Ban tuyên huấn trại để xác định đề tài rồi phân cơng một số cây bút chủ lực viết những bài trọng điểm. BBT cũng nhờ sự hỗ trợ Ban điều hành trại và đại diện các phịng để phát động tồn trại tham gia phong trào viết báo. Trên các số báo đang thực hiện, mục Lá thư tồn soạn, BBT thường ra lời kêu

gọi tập thể tù nhân gửi bài về cho số báo sau:“Xây dựng rất hoan nghênh những cây bút ở các phịng tích cực đĩng gĩp bài vở làm cho nội dung số báo thêm phong phú. Xây dựng mong sẽ nhận được nhiều bài vở hơn nữa về các đề mục truyện ngắn, đoản văn, hồi ký, ký sự, phiếm luận, thơ, tân nhạc, cổ nhạc v.v… Các bài gửi bài về sớm để tịa soạn tiện việc chọn lựa, sắp xếp bài vở và ấn lốt ra kịp ngày…” 1.

Bên cạnh đĩ, BBT tờ báo cũng hết sức chú trọng việc hướng dẫn lực lượng tù nhân viết báo. Bởi vì “một thắc mắc chẳng những đối với anh em kém văn hĩa mà cả những anh em cĩ học nhiều năm ở nhà trường là vấn đề kỹ thuật viết văn”… Và phương cách rèn luyện được BBT nêu ra như sau: “Bạn cứ viết, đọc cho anh em nghe, anh em bình từ ý, từ lời, gĩp thêm ý mới, lời hay rồi bạn tu chỉnh lại. Khiêm tốn nghe ngĩng, bình tĩnh suy nghĩ, bền chí luyện tập, một người nơng dân nhất định sẽ trở thành một tay viết cĩ thể phục vụ trên lĩnh vực học tập trước mắt và sau ngày giải phĩng khỏi lao tù” 2. Tất cả những việc trên đã tạo cơ sở thúc đẩy phong trào làm báo ở Trại 6B phát triển khơng ngừng.

2.3.2.2. Thu thập thơng tin:

Nguồn thơng tin, tài liệu viết báo của người tù chính trị câu lưu Trại 6B được thu thập từ nhiều nguồn, chủ yếu là:

Lấy lại từ trí nhớ, từ vốn tri thức sẵn cĩ: Lực lượng sinh viên, học sinh,

trí thức và một số tù nhân từng làm cơng tác tuyên huấn, binh vận cĩ nhiều thuận lợi khi tham gia phong trào. Lực lượng này khơng chỉ đứng ra tổ chức báo phịng mà cịn viết bài đều đặn cho báo trại. Khi viết về các lĩnh vực khoa học tự nhiên, y tế, lịch sử, địa lý, chính trị… người tù chủ yếu dựa vào kiến thức sẵn cĩ để chủ động viết ra. Trí nhớ và kiến thức phong phú của họ được thể hiện rất rõ qua

1 Xây dựng số 4.

những bài viết trên các tập báo cịn lưu được. Những bài phân tích tình hình, vạch đường lối đấu tranh; những bài tìm hiểu nguyên tử, tìm hiểu mặt trời; những bài viết về kiến thức phịng bệnh chữa bệnh; tìm hiểu địa lý, lịch sử, kinh tế, xã hội các nước… đem lại cho tờ báo sự đa dạng, thu hút và rất hữu ích đối với những người bị giam giữ lâu năm.

Từ một số tài liệu lén giấu được: Như trường hợp quyển từ điển Larousse

được xé ra từng trang giấu vào giữa những lớp giấy thùng carton chứa bưu kiện. Dựa vào những trang cĩ được, người tù ở nhĩm thực hiện báo đã vẽ lại bản đồ thế giới, vẽ hình Karl Marx, Lénine…

Từ chuyện kể của những người bị giam giữ lâu năm: BBT thường phân

cơng một số cây bút ghi lại chuyện kể của những người tù lớn tuổi, bị giam ở Cơn Đảo nhiều lần hoặc đã trải qua nhiều nhà tù của thực dân Pháp, của Mỹ – ngụy trên khắp đất nước… để tồn trại khắc sâu tội ác kẻ thù, học tập kinh nghiệm đấu tranh, giữ vững khí tiết. Các bài Trao trả tù binh, Bộ áo quần kaki trắng, Người tù trong biển lửa Điện Biên 1… ra đời từ những chuyện kể như vậy.

Từ radio: Đầu tháng 1.1973, Trại 6B cĩ được hai chiếc radio do Phạm Văn

Ba 2 chuyển từ Nhà lao Chí Hịa ra Cơn Đảo 3. Từ khi cĩ radio, lực lượng tù chính trị câu lưu nắm được chủ trương, đường lối của Đảng và nhà nước, nắm được diễn biến thời cuộc bên ngồi… Tuy nhiên, tin tức thời sự khơng trực tiếp sử dụng trên báo, chỉ dùng làm định hướng cho các bài bình luận, xã luận, vì sợ lộ bí mật về chiếc radio, tránh sự lùng sục, truy xét của địch.

1 Đăng trên các số báo Xây dựng 2, 3, 7.

2 Anh Phạm Văn Ba: quê ờ Thừa Thiên, bị bắt vào tháng 4.1958 và đày ra đảo vào tháng 9.1964. Đầu năm 1972, anh được đưa về đất liền cắt bỏ một trái thận bị giập do tra tấn.

3 Chiếc radio lớn là của Jean Pierre Débris và André Menras, hai thanh niên người Pháp rải truyền đơn và phất cờ giải phĩng trước trụ sở Hạ viện Sài Gịn vào ngày 25.7.1970, bị bắt giam tại Chí Hịa, tặng cho anh Phạm Văn Ba.

thơi. Do dự, ngập ngừng rồi đành thủ tiêu bài báo. Nghĩ đến việc phải viết nữa trong người đầy mệt mỏi.

Nhưng tinh thần làm báo lại trỗi dậy trong tâm trí tơi. Cĩ dở mới cĩ hay, vạn sự khởi đầu nan… Tơi phải viết và viết thiệt nhiều dù rằng chưa đăng được1”.

Đĩ là cảm nghĩ chung của nhiều tù nhân khi lần đầu viết báo. Nhưng khi vượt qua được khĩ khăn ban đầu, họ đã cung cấp cho báo nhiều trang viết chân thực, diễn tả tình cảm đối với quê hương, gia đình, đồng đội… giúp tập thể càng hiểu nhau và càng gắn kết chặt chẽ hơn.

2.3.2.4. Thẩm định chất lượng tin bài:

Tin bài gửi cho báo Xây dựng thường được đại diện các phịng tập hợp và chuyển về BBT. Bài viết của những cây bút nịng cốt và bài đăng trên các báo phịng cũng được gom lại. Cĩ thể nĩi, hiếm khi nào báo Xây dựng bị thiếu tin bài. Trong mục Lá thư tồ soạn, BBT Xây dựng phải thường xuyên cáo lỗi cùng cộng tác viên vì đã cĩ nhiều bài gửi đến mà chưa được sử dụng: “Tịa soạn

Xây dựng nhiệt liệt hoan nghênh các bạn và các phịng đã đĩng gĩp ngày càng

dồi dào cho Xây dựng số 5. Chúng tơi đã cố gắng chọn đăng đến 80 trang nhưng vẫn khơng hết được, một số bài phải trả lại (vì hết thời gian tính), một số bài dành đăng cho số sau. Mong các bạn thơng cảm”.

Bài vở tập hợp về BBT để chọn lựa, sửa chữa. Những bài xã luận, bình luận đều được chuyển đến Trưởng Ban tuyên huấn thơng qua. Sau đĩ những bài đã duyệt được chuyển sang nhĩm thực hiện. Nhĩm thực hiện căn cứ vào tầm mức quan trọng của tin bài theo thứ tự các vấn đề: chỉ đạo đường lối, thời sự, học tập, giải trí… để sắp xếp trình tự trước sau và định số trang của tập báo sắp thực hiện.

2.3.2.5. Huy động nhân lực và phương tiện làm báo:

Làm được báo trong hồn cảnh khĩ khăn thiếu thốn mọi bề, người tù đã nỗ lực sáng tạo, vượt khĩ. Để giải quyết lượng cơng việc bộn bề và phải đảm bảo chất lượng các tập báo khơng chênh lệch nhau, liên tiếp trên các số Xây dựng

4 – 5, BBT kêu gọi các phịng giới thiệu thêm người cho nhĩm thực hiện: “Xây dựng yêu cầu các phịng giới thiệu cho người phụ trách việc ấn lốt và cộng tác viên của phịng liên lạc với tồ soạn”.

Về phương tiện làm báo, quan trọng nhất là giấy, bút, màu. Để cĩ được ba thứ ấy, nhĩm làm báo phải nhờ đến sự giúp đỡ của tập thể, đến kết quả vận động, tranh thủ một bộ phận lực lượng địch và khả năng tìm tịi sáng tạo của bản thân.

Trên Xây dựng cĩ mục Sổ vàng ghi nhận các khoản tiền mặt, giấy viết… được tập thể tù nhân đĩng gĩp, ví dụ trên Xây dựng 5:

Bạn Th : 10 tờ giấy mỏng (pelure) Bạn T : 1 cây bút đen và 20 $ thuốc rê Bạn S : 1 bút đen, 1 bút chì và 35 $ thuốc rê Phịng 9 : vật liệu màu để trang trí

Tuy nhiên những khoản đĩng gĩp như trên chỉ đáp ứng được phần nào nhu cầu. Vì cùng lúc cả trại và phịng đều làm báo nên nhu cầu giấy viết rất lớn. Nhĩm thực hiện – khơng cịn cách nào khác – phải gửi trật tự và y tế mua giấy viết, giá cao gấp nhiều lần giá gốc. Tiền mua hàng được trích ra từ quỹ chung của trại, cũng do tập thể tù nhân đĩng gĩp. Thỉnh thoảng bộ phận nhà bếp, y tế được cấp, được mua giấy tập với số lượng hạn chế cũng dành dụm gửi cho nhĩm làm báo. Từ ba nguồn trên, lượng giấy bút để làm ra tờ báo tương đối đầy đủ, nhưng giấy bút viết nháp thì phải tự chế.

Giấy viết bản thảo thường được tù nhân lấy từ bao thuốc lá, giấy bao xi măng, giấy thùng carton… Men theo thành giếng, hồ nước trong trại, chỗ nào

cũng cĩ giấy phơi. Bao thuốc lá tách ra viết được ba mặt, giấy xi măng viết được bốn mặt, miếng thùng carton viết đến sáu mặt. Người tù lấy giấy bỏ vào nước cho nở ra rồi cứ thế tách mỏng cho đến khi khơng cịn tách được nữa, xong đem phơi khơ, ép lại để sử dụng dần dần.

Với mực viết, người tù tìm ra được cơng thức pha chế khá đơn giản: Bột thuốc nhuộm quần áo màu đen 1 đem trộn với ít nước, khuấy đều cho tan bột, đem đun lên và cuối cùng thêm vào chút ít glycérine (loại chất nhờn dùng trị táo bĩn, xin được ở y tế). Cĩ lúc hết thuốc nhuộm, người tù phải đốt dép nhựa,đốt bao nilon… rồi hứng muội khĩi phía trên ngọn lửa, đem cạo muội khĩi ấy trộn với glycérine cũng tạo thành mực đen.

Những cây bút hết mực, người tù dùng kim may lẩy hịn bi ra, kề miệng hút mực tự chế vào đầy ống, lắp bi lại là cĩ thể sử dụng tiếp. Nhiều khi hút quá mạnh, mực trào vào miệng, rịng rã mấy ngày vẫn chưa tẩy sạch vết. Người tù cịn tạo ra “viết lơng kim” dùng để vẽ bằng cách bẻ ngắn mũi kim chích, mài mịn đầu nhọn, khi dùng thì bơm mực vào ống tiêm.

Riêng màu vẽ gần như cĩ sẵn: thuốc đỏ, thuốc xanh trị bệnh ghẻ dùng làm màu đỏ, màu xanh, bột nghệ 2 làm màu vàng, cùng với thuốc nhuộm màu đen, những người làm báo ở Trại 6B đã cĩ được bốn màu quan trọng nhất, từ đĩ cĩ thể pha chế ra nhiều màu khác nhau. Màu thường được dùng để vẽ tựa, vẽ bìa, vẽ tranh minh họa… Người tù cịn làm cọ vẽ bằng cách lấy những cọng chổi, cọng dương (phi lao) tươi… đem lột hết vỏ ngồi, vĩt xéo đầu rồi đưa vào giữa hai hàm răng cắn tưa giập ra để sử dụïng.

Nhìn chung, nhờ vào tính tập thể cao và kết quả của cơng tác vận động, tranh thủ lực lượng địch, nhờ vào tính tìm tịi sáng tạo khơng ngừng… người tù

1 Xin mua với lý do nhuộm quần áo cho đỡ dơ vì khơng cĩ xà bơng giặt.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động báo chí của các chiến sĩ cách mạng trong nhà tù côn đảo (1972 1975) (Trang 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(195 trang)