Một vài nhận xét

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động báo chí của các chiến sĩ cách mạng trong nhà tù côn đảo (1972 1975) (Trang 88 - 91)

7. Kết cấu của luận văn

2.6 Nội san Xây Dựng của tù nhân Trại 6 Khu B, Cơn Đảo

2.6.2.1 Một vài nhận xét

Đối tượng độc giả của Xây dựng tuy là một tập thể thống nhất về tư tưởng, hành động nhưng lại cĩ trình độ văn hĩa và thành phần xuất thân khác nhau. Vì vậy, để đáp ứng nhu cầu thưởng thức của độc giả, Xây dựng đã lựa chọn cho mình lối thể hiện giản dị, mạch lạc, cụ thể ngay từ phần tiêu đề cho đến nội dung thơng tin.

Đại đa số tiêu đề các bài báo trên Xây dựng đều là tiêu đề thơng tin, cĩ rất ít tiêu đề thuộc dạng nghi vấn. Riêng kiểu tiêu đề gợi ý, kích thích sự tị mị của độc giả hầu như khơng xuất hiện trên Xây dựng.

Nĩi về độ dài của hệ tiêu đề, thường các bài xã luận, bình luận trên Xây dựng cĩ mở đề, chính đề, trung đề khá dài. Khảo sát qua các số báo Xây dựng

4, 5, 7, phần mở đề thường cĩ độ dài trung bình là 9 chữ, phần chính đề 11 chữ, phần trung đề lên đến 14 chữ… Một số tiêu đề quá dài phải cắt thành 2 – 4 dịng. Như ở Xây dựng 5, trang 1, cĩ tiêu đề sau: “Thiết thực kỷ niệm ngày 20 – 7: Nắm vững pháp lý và ra sứcđấu tranh buộc địch thực hiện nghiêm chỉnh hiệp định Paris”, trang 11 lại cĩ tiêu đề: “Nhân ngày kỷ niệm ký kết Hiệp định Genève:Mài sắt lý luận đấu tranh cho hiệp định Paris và nghị định thư”…

Ngược lại, những bài viết thuộc thể tài khác trên Xây dựng lại cĩ tiêu đề rất ngắn gọn, cĩ tiêu đề chỉ gồm một chữ, một số tiêu đề dài 2 – 3 chữ và phần nhiều chỉ cĩ 4 – 7 chữ, như một số tiêu đề: Gỏi, Trên con tàu lưu đày (Xây dựng 2), 4 tháng sống ở Chuồng Cọp (Xây dựng 4ĐB), Nhớ một mùa đồng

khởi (Xây dựng 7)…

Cách sử dụng tiêu đề hết sức cụ thể của Xây dựng đã giúp người đọc nắm bắt nội dung các bài viết một cách nhanh chĩng, đồng thời phản ánh nỗ lực của BBT nội san Xây dựng trong việc “tạo ra những sản phẩm dễ đọc, dễ hiểu đối với mọi anh em tù nhân”.

Tuy nhiên, ngơn ngữ thể hiện trên nội san Xây dựng cũng cĩ một số hạn chế.

- Về chính tả: Xây dựng nhận được nhiều bài vở do tập thể tù nhân gĩp về, lực lượng viết cĩ trình độ văn hĩa khác nhau nên một số bài viết mắc phải lỗi chính tả. Do khơng cĩ điều kiện tra cứu và thời gian thực hiện báo thường bị động, những người chép lại bài đơi khi để sĩt lỗi chính tả trên trang viết. Những lỗi chính tả thường tặp trên Xây dựng là việc dùng lẫn lộn hai dấu thanh “?” và “~”1 như: giảy giụa, chiến sỉ, theo dỏi, ngẩu nhiên, bán rẽ… cũng như ít phân biệt chữ “gi; d” và “ă;â”: bầm giập, dương mắt, mài dũa, giịng thơ… và một số lỗi chính tả khác: hạ từng, đương kiêm, xa xuơi, bán đắc, xoa diệu…

- Về sử dụng từ địa phương và khẩu ngữ: bài vở thuộc nhiều thể loại trên

Xây dựng thường sử dụng rất nhiều từ địa phương và khẩu ngữ. Cĩ thể các bài

viết đĩ chưa đạt tới những chuẩn mực của ngơn ngữ báo chí nhưng lối viết đĩ càng thể hiện được cách nĩi, cách nghĩ và thái độ của người tù chính trị câu lưu trong cuộc sống thường ngày, thể hiện tính chân thật lịch sử của ngơn ngữ dùng trong nhà tù thời gian ấy. Như phĩng sự văn nghệ cĩ tựa đề là Dư luận đĩ đây

trên Xây dựng 4ĐB viết: “Anh em đau dài dài dài… làm trở ngại quá sá!”; “ Ơng bầu “sồn sồn” mới nhậm chức, đầy nhựa… văn nghệ Phịng 7 độ này coi mọi xơm tụ được mùa dữ lắm…”. Phiếm luận Chuyện đời cũng trên Xây dựng 4ĐB cũng viết: “Ký kết rồi, chẳng những Mỹ và tay sai chẳng ghịt nổi đầu ai, mà lại bị quân dân miền Nam và thế giới ghịt đầu xuống mức này rồi mức khác. Từ cuối đầu chịu ký đến quẹo cổ rút quân… Rút giị người ta chẳng được mà giờ mình bị rút liệt từng đường gân, rụng từng giị một… Chuyện xa chuyện gần đến chuyện trước mắt, thua quân thua dân cịn đỡ chứ thua tù thì kẹt lắm!”.

- Về cách viết các nhân danh, địa danh: Cách thể hiện khá lộn xộn. Trong cùng một bài hay trên những bài đặt cạnh nhau, người đọc cĩ thể cùng lúc nhận thấy nhiều lối viết, cĩ khi dùng từ phiên âm: Mác, Aêng – ghen, Aêng ghen, Mốt - cơ - va, Mễ tây cơ, Ba – ri, Pari… Cĩ khi giữ nguyên hình thức: Marx, Engels, Fontainableau, Dominicaine… Lối viết cĩ hay khơng cĩ dấu gạch nối giữa các từ ghép và từ Hán Việt cũng khơng nhất quán. Dường như tất cả đều phụ thuộc vào người viết bài gửi tới. BBT Xây dựng chưa cĩ quan niệm thống nhất trong lĩnh vực này, thành thử những người trong nhĩm thực hiện báo cứ chép nguyên văn bài viết. Tình trạng này cịn tồn tại trên nhiều tờ báo hiện nay.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động báo chí của các chiến sĩ cách mạng trong nhà tù côn đảo (1972 1975) (Trang 88 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(195 trang)