Đào tạo sinh viên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo nguồn nhân lực thể thao ở trường đại học thể dục thể thao trung ương i từ sơn bắc ninh (Trang 43 - 46)

2.2. Thực trạng

2.2.1. Đào tạo sinh viên

Hoạt động của nguồn nhân lực TDTT chủ yếu là việc chuyển tải những kỹ năng vận động gồm những động tác, bài tập của mình cho người tập một cách chính xác. Bởi vậy nguồn nhân lực được đào tạo trong nhà trường TDTT cốt yếu là phải tiếp thu, nắm vững được những kỹ năng vận động các động tác, bài tập của tất cả các môn thực hành, nhất là môn chuyên sâu. Các môn lý

luận chuyên ngành nhằm hướng dẫn, soi sáng cho sinh viên những cơ sở khoa học, phương pháp giảng dạy, huấn luyện, tập luyện các mơn thực hành. Cịn các môn học cơ sở, cơ bản chủ yếu trang bị cho sinh viên những tri thức văn hoá chung để giúp sinh viên nhận thức đúng và sâu hơn khoa học chuyên ngành và kỹ thuật thực hành, giải quyết có hiệu quả các vấn đề nẩy sinh trong hoạt động thực tiễn sau khi tốt nghiệp ra trường. Các môn ngoại ngữ (tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Nga, tiếng Trung) giúp sinh viên giao tiếp chuyên môn với người nước ngồi khi cần. Cịn đối với chuyên ngành y sinh học thì sự gắn chặt và thống nhất giữa lý thuyết, thực hành và thực nghiệm một cách nhất quán.

Về các mơn thể thao chun ngành thì hiện nay nhà trường đang đào tạo 14 môn thể thao chuyên ngành : Điền kinh, Bòng đá, Bơi lội, Thể dục dụng cụ, Vật, Võ, Quần vợt, Bóng chuyền, Bóng rổ, Bóng bàn, Cờ vua, Bóng ném, Bắn súng, Cầu lông. Các môn thể thao chuyên ngành được phân phối trương trình trong cả 8 kỳ từ năm thứ nhất cho đến năm thứ tư.

Như vậy khối lượng thời gian đào tạo của các môn thực hành nhiều nhất so với khối lượng thời gian đào tạo các môn học đại cương và các môn học chuyên ngành. Điều này cho thấy so với các trường đại học chuyên ngành các lĩnh vực khác thì Trường Đại học Thể dục thể thao I có khối lượng thời gian đào tạo thực hành lớn hơn nhiều.

Từ khối lượng đào tạo các môn thực hành nhiều như vậy, đồng thời biên chế của mỗi lớp lên lớp các môn thực hành không quá 30 sinh viên và phải có 2 giảng viên đứng lớp, cho nên ngoài số lượng giảng viên chuyên trách dạy thực hành, nhà trường cũng đã quyết định 50 giảng viên giảng dạy các môn học cơ sở, cơ bản và các môn lý luận chuyên ngành kiêm dạy các môn thực hành.

Về số lượng sinh viên thì hàng năm nhà trường tuyển sinh từ 600 đến 800 chỉ tiêu, trong đó số sinh viên được tuyển thẳng chiếm khoảng 15 phần trăm.

Về công tác giáo dục đạo đức cho sinh viên, hàng năm nhà trương tổ chức học chính trị đầu năm cho sinh viên thời gian học 1 tuần, ngồi ra phịng cơng tác chính trị và quản lý sinh viên cũng thường xuyên tổ chức các buổi nghe thời sự cho sinh viên, cơng tác tun truyền giáo dục chình trị tư tưởng của Đoàn thanh niên cũng được Nhà trường rất quan tâm, điều này cho thấy vấn đề giáo dục đạo đức cho sinh viên trong trường là tương đối tốt.

Các hoạt động đồn thể cũng được duy trì thường xuyên vào các ngày lễ trong năm, ngồi ra nhà trương cịn tổ chức các buổi giao lưu văn nghệ, TDTT với các trường bạn.

Về phương pháp giảng dạy: Qua khảo sát cho thấy hiện nay đã có tới 30% tổng số giảng viên áp dụng phương pháp dạy học tích cực trong đó áp dụng cả cơng nghệ thơng tin.

Đối với sinh viên, trong tiến trình học tập mỗi ngày, mỗi tuần mỗi học kỳ, mỗi năm học thường xuyên phải lên lớp học gần 1/2 thời gian thực hành ngồi trời, trong nhà tập, cịn 1/2 thời gian lên lớp lý thuyết, lý luận trên giảng đường. Cho nên sinh viên học tập khá vất vả, cần có sức khoẻ, thể lực tốt mới đảm bảo hồn thành khố học có chất lượng.

Do phần lớn các mơn thực hành lên lớp ngồi trời, tức ngồi sân như bóng đá, bóng rổ, quần vợt, bóng ném, bóng chuyền, đá cầu, bơi, nếu trời mưa to gió lớn thì khơng thể lên lớp được. Nếu như vậy thì tiến trình, tiến độ giảng dạy và học tập không thực hiện được đầy đủ, ảnh hưởng lớn đến chất lượng đào tạo. Cho nên nhà trường còn phải dự phòng một khối lượng thời gian nhất định để bù vào số thời gian không lên lớp được của các môn thực hành ngoài trời do thời tiết xấu.

Các hoạt động thi đấu của sinh viên các khoá về các môn thực hành điều này không những chỉ nâng cao kỹ năng, thể lực cho sinh viên, mà còn gây khơng khí vui tươi lành mạnh, sôi nổi trong tồn trường. Do đó nhà trường cũng dành một khối lượng thời gian đáng kể cho các mơn thực hành

để có điều kiện thực hiện được các hoạt động thi đấu trong sinh viên giữa các khoá của nhà trường.

Trên đây là một số đặc điểm về công tác giáo dục và đào tạo ở Trường Đại học Thể dục thể thao I hiện nay cũng như thực trạng giáo dục - đào tạo của nhà trường.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo nguồn nhân lực thể thao ở trường đại học thể dục thể thao trung ương i từ sơn bắc ninh (Trang 43 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)