2.2. Thực trạng
2.2.4. Đào tạo nguồn nhân lực con người đảm nhiệm công tác huấn luyện
luyện thể thao
Bộ phận nguồn nhân lực này ngày càng có nhu cầu lớn về chất lượng và số lượng.
Mục tiêu đào tạo nguồn nhân lực này là: Đào tạo ra đội ngũ huấn luyên viên thể thao có phẩm chất và năng lực tốt vững vàng cho các trung tâm đào tạo vận động viên cấp quốc gia, cấp tỉnh, thành phố và các ngành (nhất là quân đội, công an).
Nhu cầu phát triển thể thao thành tích cao ở nước ta hiện nay rất lớn. Đó là do tổ chức thi đấu, giao lưu thể thao trong nước và ngoài nước ngày càng tăng; do thể thao khu vực, châu lục và thế giới ngày càng mạnh; do sự phát triển của du lịch ở nước ta cần có các hoạt động thể thao; do sự phát triển kinh tế - xã hội và nhu cầu hưởng thụ của nhân dân gia tăng, do các hoạt động thể thao trong các lực lượng vũ trang đòi hỏi nâng cao về chất lượng kỹ thuật và thành tích. Đồng thời phát triển thể thao thành tích cao ở nước ta hiện nay cịn nhằm phục vụ tích cực nhiệm vụ đối ngoại của Đảng, Nhà nước và góp phần nâng cao tinh thần dân tộc, lòng tự hào tổ quốc Việt Nam.
Nhu cầu quan trọng đó của sự phát triển thể thao thành tích cao, địi hỏi phải có nguồn nhân lực lớn mạnh. Trước hết là nguồn nhân lực huấn luyện viên chất lượng cao nhằm để đào tạo nguồn nhân lực vận động viên giỏi đáp ứng với mọi nhiệm vụ thi đấu, giao lưu thể thao trong nước, khu vực, châu lục và thế giới, nâng cao vị thế của thể thao Việt Nam.
Thể thao thành tích cao của nước ta hiện nay có bước phát triển nhất định. Nếu như cách đây 15 năm thành tích thi đấu của thể thao nước ta xếp gần cuối khu vực Đơng Nam Á thì nay được xếp trong những nước hàng đầu khu vực. Đặc biệt, tại Seagame 22 (năm 2003) lần đầu tiên Việt Nam đã tổ chức thành công Đại hội thể thao Đông Nam Á, và đồng thời thành tích thi
đấu của Đoàn thể thao Việt Nam xếp thứ nhất trên 10 đồn tham dự Đại hội. Thành tích thể thao Việt Nam trong các kỳ đại hội thể thao Châu Á cũng đã đoạt được những tấm huy chương rất có giá trị và đã đoạt được huy chương bạc tại Thế vận hội Olimpic ở Xit ni (Ôxtraylia).
Tuy vậy, thể thao Việt Nam so với nhiều nước trong khu vực và trên thế giới vẫn còn nhiều hạn chế. Chúng ta cịn thấp kém một số mơn so với khu vực Đông Nam Á. Rất nhiều môn thể thao Việt Nam chưa phát triển được và khơng ít mơn cịn lạc hậu so với châu lục, thế giới. Đội ngũ huấn luyện viên giỏi, có chất lượng cao của nước ta mới chỉ đếm trên đầu ngón tay, do đó tất yếu phải mời các huấn luyện viên nước ngoài. Điều này do một nguyên nhân cơ bản là chất lượng đào tạo huấn luyện viên ở các trường đại học TDTT nước ta còn rất hạn chế.
Lực lượng vận động viên tài năng còn mỏng, nguồn cung cấp từ cơ sở rất ít. Nhiều mơn thể thao hiện đại có nhu cầu thi đấu giao lưu ở khu vực, châu lục và thế giới nhưng nước ta chưa đào tạo được vận động viên. Cơ sở vật chất và trang thiết bị hiện đại cho thể thao thành tích cao của nước ta còn kém rất xa so với các nước "siêu cường" thể thao ở châu Á và thế giới.
Trong cuộc đua tranh thể thao thành tích cao việc đào tạo ra nguồn nhân lực huấn luyện viên chất lượng cao và nguồn nhân lực này tuyển chọn và đào tạo ra nguồn nhân lực vận động viên đẳng cấp cao, nhiều tài năng có ý nghĩa quyết định sự thành cơng trên đấu trường quốc tế. Do đó nhiệm vụ đào tạo đội ngũ huấn luyện viên thể thao chất lượng cao ở nước ta hiện nay là hết sức quan trọng. Trường Đại học Thể dục thể thao I đã và đang đảm đương sứ mệnh này ngày càng nhận thấy tầm quan trọng của nhiệm vụ đó. Nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo nguồn nhân lực thể thao thành tích cao là cấp thiết của Trường Đại học Thể dục thể thao I hiện nay.
2.2.5. Đào tạo nguồn lực con người đảm nhiệm công tác y sinh học trong các hoạt động thể dục thể thao
Phong trào TDTT ngày càng phát triển ở nước ta, thể thao phong trào và thể thao thành tích cao ngày càng gia tăng cả về số người tập luyện và thi đấu. Vì thế phải có một bộ phận nguồn nhân lực đảm trách cơng tác phịng chữa chấn thương vệ sinh dinh dưỡng.
Thể thao phong trào phát triển từ phong trào TDTT quần chúng ở các cơ sở nông thôn, thành thị, ở các cơ quan, nhà máy, công ty, trong các lực lượng vũ trang. Đông đảo con người cả nam lẫn nữ, thanh niên, trung niên, cao niên rất hăng hái tập luyện và giao lưu, thi đấu. Thể thao trường học phát triển từ phong trào giáo dục thể chất học đường, đông đảo học sinh, sinh viên tham gia tập luyện, giao lưu, thi đấu. Kể cả thể thao phong trào và thể thao trường học đã từng xảy ra những chấn thương đáng tiếc trong tập luyện giao lưu, thi đấu, nhưng chưa có bác sĩ thể thao hoặc cán bộ chun mơn phịng chữa, chấn thương. Vấn đề vệ sinh và dinh dưỡng cho tập luyện và thi đấu chưa hợp lý. Nghĩa là phải có một bộ phận nhân lực công tác trong các hoạt động thể thao phong trào, thể thao trường học để trực tiếp với những người tập, giao lưu thi đấu chỉ dẫn cách thức đề phòng chấn thương và kịp thời sơ cứu ngay sau khi vận động viên xảy ra chấn thương, cũng như vệ sinh và dinh dưỡng đối với họ.
Về thể thao thành tích cao ở nước ta đã có một bộ phận nguồn nhân lực đảm nhận phòng chữa chấn thương vệ sinh, dinh dưỡng trong thể thao, nhưng chủ yếu tập trung ở các trung tâm thể thao quốc gia, còn trung tâm thể thao, các khu vực, các tỉnh, thành và các ngành chưa có. Do đó cần có một số lượng nhân lực chuyên trách về mặt y sinh học thể thao trong sinh hoạt, tập luyện và thi đấu của vận động viên.
Trường Đại học Thể dục thể thao I bắt đầu từ năm học 2007 - 2008 trở đi tuyển sinh đào tạo nguồn nhân lực y sinh học TDTT. Trong tương lai gần, trường đại học thể dục thể thao I sẽ cung cấp cho các trung tâm thể thao tỉnh, thành, cho các ngành, các trường học mỗi năm một số nhân lực đó.
Nguồn nhân lực này phải được đào tạo ra có chất lượng cao mới đảm nhận tốt cơng việc của mình.
Để đào tạo nguồn nhân lực này đảm trách được công việc hữu hiệu sau khi tốt nghiệp ra trường phải có một đội ngũ giảng viên chun mơn y học thể thao và y khoa có năng lực, trực tiếp giáo dục - đào tạo sinh viên từ năm thứ nhất cho tới khi tốt nghiệp ra trường. Muốn vậy nhà trường có nhiệm vụ phối hợp với Trường Đại học Y khoa Hà Nội trong công tác đào tạo nguồn nhân lực cần thiết này.