Đào tạo lực lượng vận động viên tài năng trẻ quốc gia

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo nguồn nhân lực thể thao ở trường đại học thể dục thể thao trung ương i từ sơn bắc ninh (Trang 57 - 58)

2.2. Thực trạng

2.2.6. Đào tạo lực lượng vận động viên tài năng trẻ quốc gia

Nhiệm vụ đào tạo vận động viên trẻ ở các tỉnh, thành phố là do các trung tâm thể thao của tỉnh, thành phố đảm nhiệm, các trung tâm thể thao của tỉnh, thành phố đào tạo vận động viên trẻ cho các tỉnh, thành phố làm nhiệm vụ thi đấu các giải thể thao trong nước, các đại hội thể thao toàn quốc.

Đối với trường đại học thể dục thể thao, nhiệm vụ đào tạo vận động viên tài năng trẻ là cung cấp cho các đội tuyển quốc gia tham dự các giải thể thao quốc tế, các đại hội TDTT khu vực, châu lục và thế giới. Bởi vậy việc tuyển chọn cũng như đào tạo vận động viên tài năng trẻ của trường đại học thể dục thể thao I phải đảm bảo đúng quy trình và tính khoa học xác thực.

Tài năng trẻ trong lĩnh vực thể thao phải đào tạo có chất lượng cao. TS Trương Anh Tuấn, Vụ trưởng Vụ Sức khoẻ Ban tuyên giáo Trung ương Đảng, nguyên Phó hiệu trưởng Trường Đại học Thể dục thể thao I từng nhấn mạnh: "Để có lực lượng vận động viên tài năng trẻ của Trường Đại học Thể dục thể thao I phải được đào tạo có hệ thống khoa học" [57, tr.216].

Đào tạo nguồn nhân lực này phải có những giảng viên, huấn luyện viên giàu kinh nghiệm, từng là vận động viên quốc gia của nhà trường. Ngoài ra nhà trường còn phải mời các chuyên gia nước ngoài trực tiếp huấn luyện, đào tạo.

Mười năm qua nhà trường đã đào tạo trên 100 vận động viên tài năng trẻ đạt đẳng cấp kiện tướng. Hầu hết các vận động viên tham gia các đội tuyển

quốc gia làm nhiệm vụ thi đấu trên các đấu trường quốc tế. Họ đem về cho tổ quốc nhiều tấm huy chương rất có ý nghĩa. Số vận động viên trẻ đang được đào tạo tại trường cũng có nhiều triển vọng. Cũng như các lĩnh vực khác, trong lĩnh vực thể thao nhà trường quán triệt sâu sắc lời dạy của Bác Hồ: "Thành tích thể thao của thế giới phát triển mạnh, Việt Nam ta hãy cố gắng tiến kịp" [60, tr.152]. Tuy nhiên nhà trường mới tiến hành đào tạo vận động viên của 4 mơn thể thao so với u cầu thì cịn ít, sắp tới sẽ được tăng lên một số môn thể thao cần thiết nhằm đáp ứng với sự đòi hỏi tăng cường hơn nữa nguồn nhân lực vận động viên quốc gia. Đồng thời nhà trường tiến hành giáo dục - đào tạo các vận động viên trẻ có chất lượng cao hơn, chóng trưởng thành về mặt thành tích và phẩm chất đạo đức.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo nguồn nhân lực thể thao ở trường đại học thể dục thể thao trung ương i từ sơn bắc ninh (Trang 57 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)