Đánh giá những hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo nguồn nhân lực thể thao ở trường đại học thể dục thể thao trung ương i từ sơn bắc ninh (Trang 63 - 65)

2.3. Đánh giá những thành tựu, hạn chế, nguyên nhân và những vấn đề đặt

2.3.2. Đánh giá những hạn chế và nguyên nhân

Thứ nhất, nhìn chung các bộ mơn chưa phát triển ngang tầm so với yêu

cầu của công tác giáo dục - đào tạo hiện nay, do đó đã hạn chế nhất định về các mặt quản lý, giảng dạy, nghiên cứu khoa học, hướng dẫn luận văn tốt nghiệp của sinh viên.

Thứ hai, các Trưởng bộ môn chưa quan tâm tới việc dự giờ của các

giảng viên thuộc bộ môn, nhất là đối với giảng viên trẻ, giảng viên mới vào nghề, để đánh giá, góp ý về hình thức, nội dung, phương pháp giảng bài của giảng viên. Điều này đã hạn chế nhiều tới tính tích cực chuẩn bị bài giảng và đổi mới phương pháp của giảng viên.

Hội giảng năm 2007 vừa qua cho thấy các giảng viên có số điểm cao chủ yếu là nữ từng giảng dạy nhiều năm, số giảng viên điểm thấp phần đông là mới vào nghề từ 3 - 5 năm nay.

Thứ ba, đa số giảng viên trẻ của nhà trường chưa đổi mới phương pháp

Qua khảo sát, tìm hiểu các trưởng bộ mơn, hiện nay chỉ mới có 20% số giảng viên áp dụng phương pháp dạy học tích cực, số giảng viên áp dụng phương pháp "giảng giải thông báo" là 18%, số giảng viên áp dụng phương pháp "Đọc chép, xen kẽ giảng giải" là 42%, với số giảng viên áp dụng phương pháp sử dụng công nghệ thông tin 20%. Như vậy phần lớn giảng viên còn áp dụng các phương pháp cũ trong giảng dạy (chủ yếu là giảng viên trẻ), chiếm tới 60%.

Thứ tư, do việc đổi mới phương pháp giảng dạy chưa trở thành phổ biến

trong đội ngũ giảng viên nhà trường cho nên sinh viên chưa phát huy được tính tích cực trong học tập, nhất là đối với các môn học cơ bản, các môn khoa học xã hội và nhân văn. Nguyên nhân là đội ngũ giảng viên trong quá trình được đào tạo chỉ được tiếp thu phương pháp dạy học theo lối cũ, học tập của bản thân cũng theo cách cổ điển, chỉ một chiều, khơng được kích thích suy nghĩ, sáng tạo, nghĩ và làm theo một hướng nhất định, nghĩa là họ được "đào tạo để nghĩ theo một chiều" [3, tr.72].

Qua khảo sát ở thư viện, sinh viên đọc giáo trình và tài liệu để nắm được tốt hơn nội dung bài giảng của môn học đang học, thể hiện cụ thể như sau:

Bài giảng, môn học do giảng viên thực hiện phương pháp giảng dạy tích cự thì có khoảng 60% số sinh viên đến thư viện đọc giáo trình, tài liệu; cịn bài giảng, mơn học do giảng viên giảng theo các phương pháp cũ thì chỉ có gần 20% số sinh viên đến thư viện đọc giáo trình, tài liệu tham khảo. Như vậy số lượng sinh viên thiếu tính tích cực đến thư viện khảo cứu tài liệu, giáo trình rất đơng bởi đa số các giảng viên chưa đổi mới phương pháp giảng dạy.

Thứ năm, do thiếu kiểm tra, đôn đốc của các khoa, của giảng viên phụ

trách môn học, cho nên giờ tự học của sinh viên, nhất là sinh viên năm thứ nhất chưa tích cực, nhiều sinh viên chỉ tìm đến Internet, hoặc đi chơi bóng.

Qua tìm hiểu các ban cán sự lớp của các khoá cho thấy số sinh viên quan tâm, tích cực đối với giờ tự học như đọc giáo trình, tài liệu, làm bài tập,

năm thứ nhất khoảng 30%, năm thứ hai khoảng 34%, năm thứ ba khoảng 55%, năm thứ tư gần 60%.

Thứ sáu, do những hạn chế và nguyên nhân trên đây cho nên chất

lượng học tập của sinh viên tuy bước đầu được cải thiện, nhưng nói chung cịn nhiều hạn chế, nhất là đối với các môn học cơ sở, cơ bản, ngoại ngữ và các môn khoa học xã hội - nhân văn.

Trên đây là những hạn chế chính và nguyên nhân của chúng về giáo dục - đào tạo ở Trường Đại học Thể dục thể thao I hiện nay, chủ yếu là các khâu dạy và học. Đây cũng là tình hình thực trạng tiêu cực trong cơng tác đào tạo của nhà trường cần được khắc phục sớm, cần có những biện pháp khả thi phát huy những tiến bộ loại trừ những hiện tượng lạc hậu để không ngừng thúc đẩy sự phát triển Trường Đại học Thể dục thể thao I.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo nguồn nhân lực thể thao ở trường đại học thể dục thể thao trung ương i từ sơn bắc ninh (Trang 63 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)