Tích cực phát hiện, đào tạo và bồi dưỡng nhân tài thể thao

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo nguồn nhân lực thể thao ở trường đại học thể dục thể thao trung ương i từ sơn bắc ninh (Trang 76 - 77)

3.2. Một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao chất lƣợng giáo dục-đào tạo

3.2.3. Tích cực phát hiện, đào tạo và bồi dưỡng nhân tài thể thao

Trường Đại học Thể dục thể thao I chỉ đảm nhiệm phát hiện và đào tạo vận động viên trẻ trở thành vận động viên có tài. Trên thực tế nhiều năm qua nhà trường đã phát hiện và đào tạo được một số vận động viên có tài cung cấp cho các đội tuyển quốc gia, giành được những thành tích đáng khích lệ trên các đấu trường quốc tế. Nhưng so với yêu cầu hiện nay và những năm tới thì cịn nhiều hạn chế. Bởi vậy cần tăng cường tuyển chọn và đào tạo hơn nữa vận động viên thể thao trẻ trở thành nhân tài thể thao, với những biện pháp như sáu:

Thứ nhất, tuyển chọn vận động viên trẻ từ thành tích thi đấu của vận động viên tại các giải thể thao các trường trung học cơ sở, các trường trung học phổ thông, tại các Hội khoẻ Phù Đổng của học sinh các trường phổ thông cấp huyện, quận, tỉnh, thành phố và toàn quốc, việc tuyển chọn này khơng chỉ căn cứ vào thành tích thi đấu mà cịn phải xem xét về sức khoẻ, thể lực và độ tuổi.

Thứ hai, mở rộng quy mô cả về số lượng vận động viên và loại hình đào tạo. Nhà trường cần thiết xin tăng kinh phí để thực hiện mở rộng quy mơ đào tạo vận động viên trẻ. Số lượng đào tạo hiện nay mới chỉ 80 vận động viên trẻ, cần tăng lên 100 vận động viên một hai năm tới. Số môn thể thao cũng cần được tăng lên từ 6 môn lên 8 môn.

Thứ ba, trong quá trình đào tạo hàng năm tiến hành sàng lọc những vận động viên khơng có sự phát triển về thành tích và về thể lực, tuyển chọn số vận động viên khác bổ sung.

Thứ tư, ngoài việc quan tâm tới trang bị kỹ thuật, rèn luyện kỹ năng chuyên môn cho VĐV cần phải tăng cường giáo dục phẩm chất đạo đức cho các em. Tài đức phải thống nhất, không thể thiếu mặt nào đối với VĐV. ở nước ta những năm qua có một số vận động viên tài năng, nhưng vì đạo đức

kém cho nên phải bị loại. Bởi vậy đào tạo VĐV thể thao trẻ cho đất nước pahri quan tâm cả hai mặt tài và đức để các em phát triển và trở thành những VĐV quốc gia ưu tú.

Thứ năm, tăng cường chất lượng các giảng viên, huấn luyện viên có kinh nghiệm cùng với các chuyên gia nước ngoài lựa chọn các phương pháp tối ưu đào tạo đội ngũ vận động viên trẻ trở thành nhiều tài năng thể thao cung cấp cho các đội tuyển quốc gia đảm trách nhiệm vụ thi đấu quốc tế đạt thành tích cao.

Như vậy, nhà trường thực hiện giải pháp này tức là thực hiện năm biện pháp như đã trình bày ở trên. Nhân tài thể thao chỉ có thể được tuyển chọn và đào tạo từ đội tuổi thiếu nhi đến thành niên và thanh niên. Trường Đại học Thể dục thể thao I đảm nhiệm tuyển chọn và đào tạo vận động viên trẻ độ tuổi thiếu nhi và thành niên cung cấp cho đất nước là một vinh dự.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo nguồn nhân lực thể thao ở trường đại học thể dục thể thao trung ương i từ sơn bắc ninh (Trang 76 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)