3.2. Một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao chất lƣợng giáo dục-đào tạo
3.2.5. Giải pháp thành lập trung tâm khảo thí và kiểm định chất lượng
Hiện nay Trường Đại học Thể dục thể thao I đã thành lập Ban Kiểm định chất lượng với chức năng giúp nhà trường và chỉ ra phương hướng, biện pháp phát triển các nguồn lực, nâng cao chất lượng công tác giáo dục - đào tạo trong thời gian tới.
Chúng tôi kiến nghị Ban Kiểm định chất lượng cần bổ sung một chức năng nữa, đó là tổ chức điều hành cơng việc thi và chấm thi các học phần, các môn học. Chức năng này trước đây là do các bộ môn đảm đương, hiện nay là do Phòng Đào tạo thực hiện. Chức năng này gọi là khảo thí.
Chức năng kiểm định chất lượng và chức năng khảo thí có liên quan mật thiết với nhau, ảnh hưởng tích cực lẫn nhau, thúc đẩy cơng tác giáo dục - đào tạo ngày càng quan tâm nâng cao chất lương. Khi thực hiện hai chức năng khảo thí và kiểm định chất lượng thì Ban Kiểm định chất lượng đổi thành trung tâm khảo thí và kiểm định chất lượng.
Đối với sinh viên Trường Đại học Thể dục thể thao I, tăng cường quản lý học tập sẽ có tác dụng nâng cao chất lượng học tập của họ. Cụ thể là quản lý, giáo dục sinh viên tinh thần, thái độ tích cực học tập trên lớp, trong những giờ thảo luận, giờ tự học của mỗi học phần, mỗi môn học. Giảng viên giảng dạy học phần là người có vai trị chủ yếu quản lý sinh viên trong các khâu học tập đó, bằng các hình thức như sau:
Một là, quản lý sinh viên trên lớp như điểm danh, tinh thần ý thức, kỷ luật học tập. Hình thức quản lý này nhằm rèn luyện sinh viên tích cực lên lớp và tiếp thu bài giảng của giảng viên. Thơng qua hình thức quản lý này, giảng viên đánh giá, xác định điểm ý thức học tập của sinh viên đối với môn học phần.
Hai là, quản lý sinh viên các giờ thảo luận, tự học. Hình thức quản lý này nhằm thúc đẩy sinh viên tính tích cực, năng động, sáng tạo trong học tập, tiếp nhận kiến thức phong phú hơn.
Giờ thảo luận của sinh viên trên lớp do giảng viên điều hành, quản lý. Nhưng giờ tự học của sinh viên do giảng viên yêu cầu, quy định như tham khảo tài liệu, đọc sách giáo khoa giáo trình, làm bài tập, viết tiểu luận thì giảng viên quản lý phải thông qua Ban cán sự lớp, Ban chấp hành chi đoàn thanh niên.
Tự học của sinh viên ngoài giờ quy định của giảng viên, của nhà trường thì chủ yếu là do tính tự giác của sinh viên, do thời gian nhàn rỗi của sinh viên khơng ai có thể ép buộc được, đó chỉ là sự động viên khuyên bảo mà thôi. Tự học của sinh viên do đó là hoạt động do bản thân người học quyết định, thực hiện và điều chỉnh một cách tự giác, tích cực, nhằm đạt tới các mục tiêu do giảng viên và bản thân đề ra.
Thơng qua hình thức quản lý này để giảng viên xác định, cho điểm ý thức học tập của sinh viên một cách chính xác và tồn diện hơn.
Ba là, quản lý sinh viên làm bài kiểm tra giữa kỳ. Bài kiểm tra giữa kỳ sẽ được chấm điểm, cho nên giảng viên coi kiểm tra phải nghiêm túc, chặt chẽ.
Thông qua bài kiểm tra giữa kỳ để tính điểm giữa kỳ của học phần. Hiện nay hầu hết các giảng viên của Trường Đại học Thể dục thể thao I xác định điểm giữa kỳ chỉ căn cứ vào điểm của bài kiểm tra. Chúng tôi đề xuất việc cho điểm giữa kỳ phải căn cứ không chỉ điểm của bài kiểm tra mà cần tham khảo cả chất lượng của các bài tập, các tiểu luận hoặc các lần trả lời của sinh viên. Có như vậy điểm giữa kỳ mới xác đáng và khách quan.
Ba hình thức quản lý trên của người giảng viên giúp sinh viên học tập có kết quả tốt và giúp giảng viên xác định được hai loại điểm một cách đúng đắn, đó là điểm ý thức học tập và điểm giữa kỳ. Theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, điểm học phần là tổng của điểm ý thức, điểm giữa kỳ và điểm thi học phần. Tỷ lệ của mỗi loại điểm đó thì do các trường đại học, cao đẳng tự quyết định. Trường Đại học Thể dục thể thao I xác định như sau: Điểm ý thức tối đa 10%, điểm giữa kỳ tối đa 30%, điểm thi học phần tối đa 60%, song tỷ trọng của điểm ý thức thì hơi thấp, cần nâng lên 20% để nhằm phát huy tính tích cực và ý thức học tập của sinh viên. Còn điểm giữa kỳ nên giảm xuống, chỉ cần 20% là đúng đắn.
3.2.7. Giải pháp về tăng cường xây dựng, phát triển các bộ môn vững mạnh
Bộ môn là cơ sở trực tiếp thực hiện nhiệm vụ giáo dục - đào tạo của nhà trường. Việc xây dựng và phát triển các bộ môn vững mạnh là một trong những nhân tố có ý nghĩa quyết định sự thúc đẩy nhanh và có hiệu quả tiến trình nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo của nhà trường.
Hiện nay Trường Đại học Thể dục thể thao I có 18 bộ mơn, trong đó một số bộ mơn tương đối mạnh cả về chất lượng, số lượng, với năng lực quản lý, giảng dạy và nghiên cứu khoa học. Song đa số các bộ mơn cịn hạn chế vả về chất lượng và số lượng. Khơng ít bộ mơn chưa giảng viên nào (kể cả trưởng, phó bộ mơn) có bằng tiến sỹ, thậm chí có một số bộ môn chưa giảng viên nào (kể cả trưởng, phó bộ mơn) có trình độ trên đại học. Có một số bộ mơn chỉ có 2 đến 3 giảng viên trẻ dạy cả đại học chính quy và đại học tại chức, trong và ngồi trường rất vất vả. Có bộ mơn chỉ có 3 người mà có tới 2 người quản lý (một trưởng và một phó bộ mơn). Tình hình như vậy dẫn đến
hiện trạng khơng ít bộ môn năng lực quản lý, thực hiện các nhiệm vụ giảng dạy, nghiên cứu khoa học, hiệu quả thấp.
Bởi vậy tăng cường xây dựng và phát triển các bộ môn vững mạnh là một trong những giải pháp cấp thiết, nhất là đối với những bộ mơn cịn yếu cả về chất và số lượng, về con người quản lý.
Vấn đề đưa ra những giải pháp trên đây đã qua khảo sát, điều tra xã hội học, đối tượng là giảng viên trong đó có các trưởng bộ mơn, các tiến sĩ, thạc sĩ, giảng viên chính, giảng viên lâu năm và giảng viên trẻ. Chúng tôi dự kiến 10 giải pháp (xem phụ lục), nhưng có 7 giải pháp được lựa chọn đề xuất trên đây do số giảng viên nhất trí cao, cụ thể: giải pháp thứ nhất có 96,6% số giảng viên nhất trí, giải pháp thứ hai có 93,3% số giảng viên nhất trí, giải pháp thứ ba có 100% số giảng viên đồng ý, giải pháp thứ tư có 100% số giảng viên nhất trí, giải pháp thứ năm có 80% số giảng viên, giải pháp thứ sáu và giải pháp thứ bẩy có tới 100% số giảng viên nhất trí. Như vậy 7 giải pháp đó được sự đồng tình cao của lực lượng giảng viên Trường Đại học Thể dục thể thao I. Trên đây là 7 giải pháp chủ yếu, Trường Đại học Thể dục thể thao I cũng như các trường đại học Thể dục thể thao khác của nước ta có thể tham khảo áp dụng vào trong công tác giáo dục - đào tạo nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực TDTT hiện nay. Chúng tơi tin rằng 7 giải pháp đó có tính khả thi khơng chỉ trước mắt mà trong nhiều năm tới.
KẾT LUẬN
Nguồn nhân lực thể thao là một bộ phận của nguồn nhân lực quốc gia. Với bản chất và vai trị của mình, nguồn nhân lực thể thao góp phần tích cực vào việc đào tạo và tăng cường nguồn nhân lực to lớn của đất nước có chất lượng cao. Để làm tốt sứ mạng đó nguồn nhân lực thể thao phải được đào tạo ra có chất lượng tốt từ trong các trường đại học thể dục thể thao, trong các trường đại học sư phạm thể dục thể thao, trong các khoa của các trường đại học và cao đẳng sư phạm của nước ta. Trong số các trường đại học đó, trường đại học thể dục thể thao I có vai trị và vị trí quan trọng nhất, đã đang và sẽ đào tạo ra nguồn nhân lực thể thao đơng đảo, đủ các loại hình thiết yếu.
Trường Đại học Thể dục thể thao I từ ngày thành lập đến nay đã gần 50 năm đào tạo ra được nguồn nhân lực đơng đảo góp phần quan trọng phục vụ sức khoẻ nhân dân, phục vụ công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước, tăng cường cán bộ TDTT cho ngành TDTT và các ngành giáo dục, quân đội, công an, xây dựng và phát triển các trường đại học TDTT và đại học sư phạm TDTT cả ba miền Bắc - Trung - Nam của Tổ quốc.
Tuy vậy nguồn nhân lực thể thao do Trường Đại học Thể dục thể thao I đào tạo ra cũng còn những hạn chế nhất định chủ yếu là về chất lượng do việc dạy và học chậm đổi mới về chương trình, nội dung môn học và phương pháp giảng dạy. Chất lượng nguồn nhân lực thể thao do Trường Đại học Thể dục thể thao I đào tạo ra vẫn còn thấp trước sự đòi hỏi của nhiệm vụ tăng cường sức khoẻ nhân dân, nhất là tuổi trẻ, nhằm phát triển nguồn nhân lực của đất nước có chất lượng cao.
Hiện nay Trường Đại học Thể dục thể thao I xác đinh trọng tâm của mọi hoạt động trong nhà trường phải nhằm đáp ứng cho công tác nâng cao chất lượng giáo dục vào đào tạo nguồn nhân lực thể thao, triển khai việc mở rộng quy mô đào tạo do nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, nhu cầu phát triển sự nghiệp TDTT của đất nước đặt ra, với nhiệm vụ chủ yếu là: Nâng cao chất
lượng giáo dục đào tạo các loại hình nguồn lực con người đảm trách công tác TDTT quần chúng (nhất là đối với những người lao động), TDTT trong các lực lượng vũ trang, TDTT trường học, huấn luyện viên thể thao và vận động viên tài năng trẻ.
Để thực hiện tốt nhiệm vụ trên đây, Trường Đại học Thể dục thể thao I cần thực hiện phương hướng và các giải pháp chủ yếu như: Giáo dục - đào tạo phải đồng bộ về loại hình, chương trình nội dung đào tạo, tăng cường áp dụng các thành tựu khoa học, công nghệ, gắn với thực tiễn hoạt động TDTT, với 7 giải pháp chính là: đổi mới nội dung các môn học và phương pháp dạy và học, tăng cường chất lượng đội ngũ giảng viên, coi trọng hơn nữa việc phát hiện và đào tạo tài năng trẻ, tăng cường cơ sở vật chất, tăng cường phát triển các bộ môn vững mạnh, tăng cường quản lý học tập đối với sinh viên.
Việc thực hiện có kết quả tốt phương hướng, nhiệm vụ với áp dụng các giải pháp trên đây, từ nay đến năm 2020, Trường Đại học Thể dục thể thao I chắc chắn sẽ nâng cao hơn nữa vị thế của mình về cơng tác giáo dục - đào tạo nguồn nhân lực thể thao chất lượng cao, phục vụ đắc lực sự nghiệp cơng nghiệp hố, hiện đại hố vì dân giàu nước mạnh, và góp phần quan trọng nâng cao thành tích thể thao Việt Nam ở khu vực, từng bước tiến lên sánh vai với các cường quốc thể thao trên thế giới.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đặng Nguyên Anh (2006), “Biến đổi dân số thời kỳ cơng nghiệp hố, hiện đại hoá đất nước”, Tạp chí Khoa học xã hội, (3).
2. Phạm Ngọc Anh (1995), “Quyền lực con người - nhân tố quyết định quá trình cơng nghiệp hố, hiện đại hố”, Tạp chí Nghiên cứu lý luận, (2). 3. Alvin Toffler (1992), Cú sốc tương lai, Nxb. Thông tin lý luận, Hà Nội. 4. Bàn về chiến lược phát triển con người (1990), Nxb. Sự thật, Hà Nội.
5. Hồng Chí Bảo (1998), “Con người mới xã hội chủ nghĩa - lý luận và phương pháp nghiên cứu”, Tạp chí Triết học, (2).
6. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2006), Giáo trình chủ nghĩa xã hội khoa học - Dùng trong các trường đại học và cao đẳng, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
7. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2006), Tuyển tập nghiên cứu khoa học giáo dục thể thất, y tế trường học, Nxb. Thể dục thể thao, Hà Nội.
8. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2006), Giáo trình kinh tế chính trị Mác - Lênin (Dùng cho các khối ngành Kinh tế - Quản trị kinh doanh trong các trường đại học, cao đẳng), Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
9. Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội (2000), Thực trạng lao động và việc làm ở Việt Nam, Nxb. Thống kê, Hà Nội.
10. Bộ môn Kinh tế phát triển - Đại học kinh tế quốc dân (1997), Giáo trình
11. Bốn mươi năm xây dựng và phát triển Trường Đại học Thể dục thể thao I (1999), Nxb. Thể dục thể thao, Hà Nội.
12. Vũ Đình Cự (29/7/2007), “Tri thức phục vụ phát triển”, Báo Nhân Dân, (18975).
13. Nguyễn Trọng Chuẩn (1990), “Nguồn lực con người trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của nước ta”, Tạp chí Triết học, (4).
14. Nguyễn Trọng Chuẩn (2002), Một số vấn đề về triết học con người - xã
hội, Nxb. Khoa học Xã hội, Hà Nội.
15. Chương trình KHCN cấp nhà nước KX – 07, Đề tài KX07 - 08 Viện khoa học Giáo dục (1995), Kết quả điều tra về vai trị của nhà trường trong việc hình thành và phát triển nhân cách con người Việt Nam, Hà
Nội.
16. Ngô Cương (2001), Cơ sở đánh giá giáo dục hiện đại, Nxb. Học Lâm -
Trung Quốc (Tiếng Trung).
17. Nguyễn Như Diện (1995), Con người và nguồn lực con người trong phát triển, Nxb. Khoa học Xã hội, Hà Nội.
18. Hồ Anh Dũng (1994), Yếu tố con người trong lực lượng sản xuất và việc
phát huy nhân tố đó ở nước ta hiện nay, Luận án Tiến sĩ Triết học, Hà
Nội.
19. Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
20. Đảng Cộng sản Việt Nam (1997), Văn kiện Hội nghị lần thứ Ba Ban chấp hành Trung ương (khố VIII), Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
21. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
22. Nguyễn Đình Đường (1996), Bồi dưỡng và đào tạo lại đội ngũ nguồn nhân lực trong điều kiện hiện nay, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
23. K.L. Jones, LW. Shainberg, C.O.Byber (1968), Health Science, New
York (Bản Tiếng Anh).
24. Lê Thanh Hà (2001), Nguồn nhân lực, tập bài giảng dùng cho sinh viên
hệ Cao đẳng chuyên ngành Quản lý lao động, Nxb. Lao động, Hà Nội.
25. Bùi Thanh Hà (2003), Công nhân công nghiệp trong các doanh nghiệp liên doanh ở nước ta thời kỳ đổi mới, Nxb. Khoa học Xã hội, Hà Nội.
26. Phạm Minh Hạc (chủ biên, 1996), Vấn đề con người trong sự nghiệp cơng nghiệp hố, hiện đại hố, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
27. Phạm Minh Hạc (7/1999), Chăm sóc, đào tạo, phát huy nguồn lực con
người phục vụ cơng nghiệp hố, Đặc san báo Cơng an Tp. Hồ Chí Minh.
28. Lê Quang Hoan (2002), Tư tưởng Hồ Chí Minh về con người với việc phát huy nhân tố con người trong cơng nghiệp hố, hiện đại hoá ở Việt Nam hiện nay, Luận án tiến sĩ Triết học, Hà Nội.
29. Nguyễn Xuân Kính (2003), Con người, môi trường và văn hoá, Nxb.
Khoa học Xã hội, Hà Nội.
30. Nguyễn Đức Khang (2002), Phát huy nhân tố con người bộ đội pháo binh Việt Nam trong việc bảo vệ quốc phòng hiện nay, luận án Tiến sĩ Triết học, Hà Nội.
31. Lê Trung Lâm - Nguyễn Ái Lâm (1996), Phát triển nguồn nhân lực - Kinh nghiệm thế giới và thực tiễn nước ta, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà
Nội.
32. Vũ Mạnh Lợi (2006), “Một số xu hướng và thái độ của thanh niên Việt Nam đối với vấn đề việc làm”, Tạp chí Xã hội học, (3).