Kết quả phát triển vùng cây có múi sản xuất tập trung quy mô

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực hiện quy hoạch phát triển sản xuất cây có múi ở huyện bắc giang, tỉnh hà giang (Trang 68)

STT Xã, thị trấn KH 2016-2020 Thực hiện 2019 So sánh TH/KH (%) Số vùng DT (ha) Số vùng DT (ha) Số vùng DT 1 Bằng Hành 1 14,2 0 0 - - 2 Đông Thành 5 405 5 405 100 100 3 Đồng Yên 2 123,7 2 103,7 100 83,83 4 Đồng Tâm 2 224,7 2 206,37 100 91,84 5 Hữu Sản 1 11,5 0 0 - - 6 Tân Quang 2 55 2 72 100 130,90 7 Thượn Bình 1 10 1 13,4 100 134,0 8 Tiên Kiều 8 904,08 8 1.116 100 123,44 9 Vĩnh Hảo 5 628,95 7 740,11 140 117,67 10 Vĩnh Phúc 7 778,5 10 964,7 142,86 123,91 Tổng: 10 34 3.224,93 37 3.621,28 108,82 112,29 Nguồn: Phòng Nông nghiệp & PTNT, Số liệu điều tra (2019) Việc quy hoạch không đồng bộ cũng là lý do ảnh hưởng lớn đến việc phá vỡ quy hoạch PTSX cây có múi trên địa bàn 10 xã nghiên cứu được thể hiện qua bảng 4.8. Cụ thể là một số xã đã phá vỡ quy hoạch theo 3 trường hợp:

Thực hiện quy hoạch đúng số vùng QH, nhưng vượt quy hoạch về mặt diện tích như xã Tiên Kiều, theo kế hoạch giai đoạn 2016-2020 diện tích cây có múi của xã là 904,08 ha với 8 vùng trồng tập trung, đến 6 tháng đầu năm 2019 mục dù đã thực hiện được 8 vùng tập trung theo quy mô, nhưng về mặt diện tích theo quy hoạch đã thực hiện vượt lên 1116 ha, vượt 23,44% quy hoạch (QH); xã Tân Quang vượt 30% diện tích QH; xã Thượng Bình vượt 34% diện tích QH.

Thực hiện quy hoạch vượt số vùng quy hoạch và vượt cả diện tích như xã Vĩnh Phúc, với quy hoạch là 778,5 ha với 7 vùng phát triển sản xuất tập trung, nhưng thực hiện đến 6 tháng đầu năm 2019 đã thực hiện được 10 vùng sản xuất cây có múi tập trung, vượt 42,86%, diện tích quy hoạch lên 964,7 vượt 23,91%

so quy hoạch ; xã Vĩnh Hảo, đối với quy hoạch về diện tích là 628,95 ha, nhưng năm 2019 thực hiện vượt lên 740,11 ha, vượt 17,7% so với quy hoạch, về số vùng quy hoạch đã phát triển lên thành 7 vùng, vượt 40% chỉ tiêu quy hoạch.

Trường hợp cuối, là không thực hiện quy hoạch phát triển sản xuất cây có múi theo vùng quy hoạch, xã Bằng Hành và xã Hữu Sản. Cả hai đều cho biết về sự không phù hợp về trong quy hoạch liên quan trực tiếp tới thổ nhưỡng, đất đai của xã không phù hợp cho việc phát triển loại cây này, cho nên chỉ có ít hộ tự phát và xã có thống kê.

Qua điều tra, việc thực hiện và quy hoạch bị phá vỡ xuất phát do các nguyên nhân như :

Thứ nhất, mức độ về sự phù hợp/không phù hợp của thổ nhưỡng tại các địa phương là khác nhau, do đó việc thực hiện đúng, đủ hay vượt hoặc không thực hiện quy hoạch là điều tất yếu khi có chính sách khuyến khích phát triển.

Thứ hai, điều kiện về mặt kinh tế của địa phương (kinh tế hộ gia đình) không đủ để có thể tham gia PTSX cây có múi, đặc biệt là khâu chăm sóc, “ chăm cam như chăm con mọn”; “cây cam là cây nhà giàu” liên quan trực tiêp tới mặt kinh tế.

Thứ ba, nhận thức; tâm lý của người dân chưa cao, họ ùa theo đám đông chấp nhận rủi ro, hoặc họ là nhóm né tránh rủi ro không quyết đoán trong việc quyết đinh tham gia PTSX cây có múi tại địa phương.

4.1.4. Ảnh hƣởng của thực hiện quy hoạch phát triển sản xuất cây có múi đến phát triển kinh tế tại địa phƣơng

4.1.4.1. Ảnh hưởng đến diện tích, năng suất, sản lượng cây có múi

Để đánh được sự ảnh hưởng của quy hoạch phát triển sản xuát cây có múi tới sản xuất tại huyện Bắc Quang, Chúng tôi tiến hành so sánh năng suất, sản lượng, diện tích tại địa phương trước và sau quy hoạch năm 2016, quy hoạch mới được hình thành và lên kế hoạch, chưa được triển khai sâu rộng nên sẽ coi là năm để so sánh là mốc trước quy hoạch. Sử dụng số liệu thứ cấp từ các báo cáo tổng kết của phòng Nông nghiệp và chi cục thống kê huyện Bắc Quang, Chúng tôi đã tổng hợp số liệu và so sánh về năng suất, sản lượng, diện tích và một số chỉ tiêu khác tại huyện Bắc Quang trước và sau khi quy hoạch đã cho thấy sự ảnh hưởng và tác động của quy hoạch phát triển sản xuất

cây có múi tại địa phương, và đượccụ thể hóa trong bảng 4.9.

Trong năm 2016, huyện Bắc Quang mở rộng diện tích trồng một số loại cây ăn quả trên toàn địa bàn như cây nhãn, cam, xoài, mận, vải và cây ăn quả khác. Đặc biệt quan tâm và phải kể đến là việc tăng diện tích một số loại cây có múi theo quy hoạch kinh tế của huyện với 4.931,1 ha.

Trong đó diện tích trồng cam Sành chiếm nhiều nhất với 3.651,1 ha, tuy nhiên năm 2018, cây cam sành sau quy hoạch tổng diện tích toàn huyện giảm xuống còn 3.353,2 ha (giảm 297,9 ha so với năm 2016 do chuyển đổi một số vườn cam sành già cỗi sang trồng cam Vinh), mặc dù vậy diện tích cho thu hoạch tăng lên 3.021,3 ha, tăng 36,40%, năng suất bình quân đạt 13,8 tấn/ha tăng 42,27%, sản lượng đạt trên 41,7 nghìn tấn, tăng 93,63%.

Trước khi có quy hoạch năm 2016, tổng diện tích cây cam Vinh toàn huyện là 1079,5 ha, đến năm 2018 tăng lên 2.483,9 ha (tăng1.404,4 ha so với năm 2016 do chuyển đổi từ đất vườn đồi, đất trồng chè và một số vườn cam sành già cỗi sang trồng cam Vinh), tuy nhiên trước những năm 2016 do diện tích mới trồng chưa cho thu hoạch nhiều, vì thế chưa có sản lượng và năng suất. Nhưng sau quy hoạch trùng thời điểm diện tích bắt đầu cho thu hoạch vì thế diện tích cho thu hoạch 2.446,3 ha, năng suất bình quân 13,7 tấn/ha, sản lượng đạt trên 33,5 nghìn tấn năm 2018, tỷ lệ được tính theo chỉ tiêu đạt 100% quy hoạch.

Ngoài ra, trên địa bàn huyện còn quy hoạch thêm một số loại cây có múi cho năng suất và sản lượng tương đối kinh tế như: Bưởi, Chanh, Quýt, Cam Canh, ... Với tổng diện tích toàn huyện là 274,3 ha, diện tích cho thu hoạch 239,9 ha, năng suất bình quân đạt khoảng 15 tấn/ha, sản lượng đạt trên 4,35 nghìn tấn.

Mặt khác, việc tuân thủ theo quy hoạch PTSX cây có múi theo chủ trương phát triển kinh tế của huyện đã mang lại xu hướng phát triển mới hơn, kỹ thuật hơn, đảm bảo chất lượng sản phẩm hơn phát triển thường cho hai loại cây có múi chủ lực (Bảng 4.10), là cây cam sành và cam vinh đã được các hộ áp dụng tốt các kỹ thuật chăm sóc cây theo quy trình VietGap vào sản xuất và chuyển đổi đất trồng lúa sang đất trồng cây ăn quả theo chủ trương chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp, cơ cấu cây trồng của tỉnh Hà Giang và huyện Bắc Quang.

Bảng 4.9. So sánh năng suất, sản lƣợng, diện tích một số loại cây có múi trƣớc và sau quy hoạch ở huyện Bắc Quang

STT Nội dung Đơn vị Năm So sánh (%) 2016 2018 2018/2016 Tổng diện tích Ha 4.931,1 6.111,5 123,94

1 DT trồng cam sành Ha 3.651,1 3.353,2 91,84

Diện tích cho sản phẩm Ha 2.215,1 3.021,3 136,40 Năng suất Tấn/ha 9,7 13,8 142,27 Sản lượng Tấn 21.556,5 41.738,9 193,63

2 DT trồng cam vinh Ha 1.079,5 2.483,9 230,10

Diện tích cho sản phẩm Ha - 2.446,3 100,0 Năng suất Tấn/ha - 13,7 100,0 Sản lượng Tấn - 33.515,0 100,0

3 DT trồng quýt Ha 150,68 198,61 131,81

Diện tích cho sản phẩm Ha 97,2 117,89 121,29 Năng suất Tấn/ha 3,49 5,7 163,32 Sản lượng Tấn 339,23 671,97 198,09

4 DT trồng chanh Ha 30,22 40,9 135,34

Diện tích cho sản phẩm Ha 17,2 28,1 163,37 Năng suất Tấn/ha 1,95 2,45 125,64 Sản lượng Tấn 33,54 68,85 205,26

5 DT trồng bƣởi,bòng Ha 19,15 34,5 180,16

Diện tích cho sản phẩm Ha 4,12 5,6 135,92 Năng suất Tấn/ha 3,47 6,27 180,7 Sản lượng Tấn 14,30 35,1 245,60 Nguồn: Chi cục thống kê huyện Bắc Quang (2018)

Bảng 4.10. Quy hoạch về diện tích cây có múi trồng theo hƣớng VietGAP huyện Bắc Quang

TT Nội dung Đơn vị Năm 2016 2018 1 DT trồng cam sành ha 3.651,1 3.353,2 DT VietGAP ha 34 2789,2 Tỷ lệ %/tổng DT cam sành % 0,9 83,2 2 DT trồng cam vinh ha 1.079,5 2.483,9 DT VietGAP ha 0,0 1854,4 Tỷ lệ %/tổng DT cam Vinh % 0,0 74,7 Nguồn: Chi cục thống kê huyện Bắc Quang (2018) Như vậy, căn cứ trên kết quả điều tra so sánh với mục tiêu bản quy hoạch phát triển sản xuất cây có múi đề ra cho thấy rằng, thời điểm điều tra DT cây cam Sành đã đạt 54,87% so với mục tiêu quy hoạch cả giai đoạn 2016 – 2020, với diện tích thực tế đạt 3.353,2 ha. Đây là đại diện cho cây ăn quả có múi của huyện Bắc Quang với thương hiệu Cam Sành Hà Giang được công nhận từ năm 2004. Vì thế cùng với những ưu việt về bản chất cây trồng và thương hiệu đã trở thành lựa chọn ưu tiên khi tham gia quy hoạch phát triển sản xuất cây có múi cho nhiều hộ gia đình, do đó diện tích mặt dù giảm (chủ yếu là do tuổi cây đã đạt ngưỡng knh doanh tối đa, cần được thay thế, trồng mới hoặc thậm chí là chuyển đổi loại cây có múi khác để đáp ứng tốt thị trường hơn) nhưng vẫn duy trì được diện tích và diện tích cho thu ở mức cao so với các loại cây có múi khác.

Đối với diện tích các loại cây có múi nằm trong quy hoạch PTSX theo hướng VietGAP đều tăng lên một cách nhanh chóng, đại diện là hai loại cây có múi có tỷ lệ diện tích trồng lớn nhất là Cam Vinh, Cam Sành. Khi so sánh mục tiêu quy hoạch với kết quả điều tra, tỷ lệ DT nằm trong quy hoạch VietGAP đạt 78,95%. Đây là xu hướng phát triển tất yếu của tất cả các loại cây có múi trong điều kiện thị trường luôn biến động và thay đổi, đặc biệt là yêu cầu về chất lượng sản phẩm, truy xuất nguồn gốc, xuất sứ sản phẩm đảm bảo an toàn đang là điểm nóng. Mặt khác đây là hướng mới xuất hiện đới với riêng loại cây này, cần được phát triển để nâng tầm ảnh hưởng đến kinh tế vùng.

Từ những phân tích trên, có thể thấy rằng quy hoạch PTSX cây có múi đã thực sự tác động tích cực tới quá trình PTSX cây có múi tại địa phương, đặc biệt là việc gia tăng khả năng áp dụng khoa học kỹ thuật trong canh tác, đưa sản phẩm truyền thống lên vị trí mới trong nền kinh tế chung của tỉnh. Những điều này sẽ giúp cho việc phát triển cây có múi được thực hiện đồng bộ và bền vững hơn khi phát triển đi lên theo kế hoạch và có áp dụng các hướng phát triển mới.

4.1.4.2. Hình thành liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm cây có múi

Thực hiện chủ trương phát triển sản xuất cây có múi, cây kinh tế theo quy hoạch, trong những năm qua, hầu hết các hộ nông dân trong vùng sản xuất đều đưa vào trồng các giống cây có múi có năng suất cao, chất lượng tốt, chống chịu sâu bệnh và phù hợp với điều kiện của huyện Bắc Quang theo đúng cơ cấu.

Thứ nhất, về kỹ thuật canh tác, các hộ nông dân xã trong huyện có tham gia PTSX cây có múi theo cả hai phương thức cơ bản áp dụng các kỹ thuật canh tác mới như trồng mật độ cao để tận dụng đất trong giai đoạn kiến thiết cơ bản, cắt tỉa, tạo hình, tạo tán,.v.v... Việc thực hiện các quy trình kỹ thuật, nhất là kỹ thuật tổng hợp phòng dịch hại, sản xuất theo quy trình VietGap, kỹ thuật bón phân từng bước được các hộ nông dân áp dụng.

Để có thể áp dụng thành công các kỹ thuật canh tác, khoa học trong sản xuất, UBND huyện cùng với Phòng Nông nghiệp & PTNT huyện đã liên kết với Trung tâm kỹ thuật tiêu chuẩn đo lường chất lượng Hà Giang thông qua các buổi tập huấn hàng nằm, lịch mùa vụ đã cung cấp tài liệu kỹ thuật canh tác miễn phí cho các hộ nông dân, đồng thời các cán bộ kỹ thuật từ trung tâm cũng tham gia trực tiếp đào tạo, tập huấn cho bà con. Ngoài ra bà con nông dân được sự hỗ trợ trực tiếp từ cán bộ chuyên môn xã trong lĩnh vực nông nghiệp để cùng bà con phát triển sản xuất, đảm bảo chất lượng, nhất là đối với sản phẩm VietGap.

Thứ hai, đối với việc tiêu thụ sản phẩm từ cây có múi, kết quả điều tra các hộ nông dân ở 10 xã trong huyện cho thấy, những năm trước đây hầu hết sản phẩm cây ăn quả nói chung là quả vải, nhãn, xoài, cam, quýt,… đều được bán cho thương lái, bán lẻ ít, thậm chí chưa từng có doanh nghiệp thu mua. Do đó, việc kích thích sự tham gia các doanh nghiệp, các tổ chức tham gia tiêu thụ sản phẩm quả cây có múi là điều quan trọng cần giải quyết, tuy nhiên điều này còn phụ thuộc vào độ hấp dẫn của cơ chế, chính sách hiện hành có phù hợp để

kích thích, mở rộng được tiềm năng cho loại cây này hay không. Đây là câu hỏi cho các nhà lập chiến lược, hoạch định chính sách phát triển để thu hút đầu tư và tiêu thụ.

Tính đến hết năm 2018, qua điều tra 6 tháng đầu năm 2019,trong tiêu thụ sản phẩm quả thì mối liên kết đã hình thành giữa người sản xuất cây có múi và doanh nghiệp chế biến, kết quả được thể hiện ở bảng 4.11. Theo đó, số lượng tiêu thụ qua kênh thương lái thu mua vẫn chiếm tỷ lệ cao nhất là 76,71%, tiêu thụ thông qua các doanh nghiệp chế biến 14,68% và tiêu thụ trực tiếp đến người tiêu dùng là 8,61%. Số lượng sản phẩm quả trung bình mỗi hộ bán cho doanh nghiệp chế biến là 5.851,28 tấn; bán cho thương lái thu mua là 29.168,64 tấn; còn lại là bán cho người tiêu dùng. Đối với phương thức bán sản phẩm, địa điểm bán chủ yếu tại vườn có thu mua đến tận nhà vận chuyển chiếm 87,21%, tiêu thụ tại chợ chiếm 9,46%.

Bảng 4.11. Tình hình tiêu thụ sản phẩm cây có múi của các hộ điều tra năm 2019

Chỉ tiêu Sản lƣợng BQ

(Tấn) Cơ cấu (%) 1. Loại khách hàng

- Doanh nghiệp chế biến 5.581,28 14,68 - Thương lái thu mua 29.168,64 76,71

- Người tiêu dùng 3.273,3 8,61

2. Địa điểm bán

- Tại chợ 3.595,35 9,46

- Tại nhà 33.152,4 87,21

- Tại điểm thu mua 1.267,16 3,33 Nguồn: Số liệu điều tra (2019) Ngoài ra, chúng tôi cũng nghiên cứu qua một số kênh tiêu thụ sản phẩm quả có múi đang hoạt động và một số kênh sẽ được phát triển ra thị trường và đưa vào hoạt động. Chúng tôi hy vọng đây sẽ là một hướng đi mới trong công tác tìm kiếm và tiêu thụ sản phẩm để bà con an tâm sản xuất.

Các kênh tiêu thụ sản phẩm quả cây có múi theo quy hoạch được thể hiện qua hình 4.2:

Hình 4.2. Sơ đồ quy hoạch kênh tiêu thụ sản phẩm cây có múi tại huyện Bắc Quang

Nguồn: Báo cáo quy hoạch và tổng hợp điều tra (2019) (1)NSX ký hợp đồng với DN, DN trực tiếp cung ứng sản phẩm tới tay

NTD, không qua trung gian.

(2) - NSX thông qua đại diện của tổ canh tác (mỗi xã tương ứng với 1 tổ), bán sản phẩm cho DN, DN bán và cung ứng sản phẩm đến tay NTD.

- NSX thông qua đại diện của tổ canh tác, bán sản phẩm cho người thu gom, người thu gom bán lại cho người bán buôn, người bán buôn bán lại cho người bán lẻ và cuối cùng là đến tay NTD.

- NSX thông qua đại diện của tổ canh tác, bán sản phẩm cho người bán buôn, người bán buôn bán lại cho người bán lẻ và cuối cùng là đến tay NTD.

(3) NSX bán sản phẩm trực tiếp cho người thu gom và người thu gom bán sản phẩm lại cho người bán buôn, người bán buôn bán sản phẩm cho người bán lẻ và đến tay NTD.

(4) NSX bán trực tiếp cho người thu gom, người thu gom bán lại cho người bán lẻ và đến NTD.

Qua nghiên cứu trên địa bàn huyện, hiện tại, có 3 kênh chính tiêu thụ sản phẩm quả cây có múi trên địa bàn huyện nhiều nhất được thể hiện trong hình 4.2. Đây là những kênh mà người dân dễ dàng tiếp cận nhất, đồng thời đây cũng là

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực hiện quy hoạch phát triển sản xuất cây có múi ở huyện bắc giang, tỉnh hà giang (Trang 68)