Nguồn lực của cơ quan quản lý

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực hiện quy hoạch phát triển sản xuất cây có múi ở huyện bắc giang, tỉnh hà giang (Trang 87)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.2. Các yếu tố ảnh hưởng tới thực hiện quy hoạch phát triển sản xuất cây có

4.2.2. Nguồn lực của cơ quan quản lý

Năng lực cán bộ lập kế hoạch là yếu tố quan trọng trong việc đảm bảo quy hoạch có phù hợp và mang tính thực tiễn. Vị trí này cần có am hiểu về công tác quy hoạch, có cái nhìn tổng thể về vấn đề lập quy hoạch phát triển cây có múi,

nắm chắc chuyên môn và biết phối hợp với các cơ quan ban ngành có liên quan, đặc biệt là nắm bắt rõ tình hình phát triển kinh tế của địa phương.

Bắc Quang là một trong những huyện trọng điểm trong PTSX cây có múi của cả tỉnh, người dân địa phương trong huyện cần cù, sáng tạo trong sản xuất, luôn có tinh thần vượt khó vươn lên trong mọi lĩnh vực, có bề dầy kinh nghiệm về PTSX cây có múi như các xã Vĩnh Phúc, Tiên Kiều, Vĩnh Hảo, Đông Thành,… sản xuất cây có múi trở thành một thế mạnh và là cây chủ lực múi nhọn của địa phương, đến nay nhiều địa phương trong huyện ngoài phát triển mở rộng diện tích cây có múi, các hộ nông dân đã mạnh dạn chuyển đổi sang sản xuất theo hướng VietGap để nâng cao giá trị sản phẩm để mang lại kinh tế cao cho gia đình.

Việc tổ chức thực hiện quy hoạch sản xuất như thế nào và quy trình sản xuất có vai trò quyết định sự thành công hay thất bại trong cả quá trình cho ra sản phẩm. Đây cũng là yếu tố kêt hợp tổng hợp các điều kiện thuận lợi về nhiều mặt để giúp sản phẩm hàng hóa có chỗ đứng trên thị trường và đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật. Việc chuyển hướng sang sản xuất theo hướng tập trung cây có múi chủ lực đã giúp người dân có hiệu quả kinh tế cao nhờ các giống cây có múi có chất lượng, có giá trị kinh tế cao, phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng.

Do đó, việc UBND huyện Bắc Quang kết hợp với Phòng Nông nghiệp &PTNT huyện thực hiện quy hoạch PTSX cây có múi được coi là phù hợp thời điểm, đây là một trong những bước chuyển đổi quan trọng, nó đánh giá trình độ kỹ thuật, trình độ nhận thức và khả năng tiếp cận công nghệ, tiến bộ kỹ thuật mới của người dân trong PSX cây có múi là rất cao và đáng được khuyến khích phát huy ra trong địa bàn toàn tỉnh Hà Giang nói chung.

Thế nhưng hiện nay đội ngũ cán bộ kỹ thuật của các hợp tác xã, cán bộ chuyên môn cấp xã còn thiếu về số lượng và chất lượng chưa cao, đội ngũ cán bộ khuyến nông viên cơ sở còn hạn chế về trình độ, năng lực. Điều đó đã hạn chế rất nhiều trong tuyên truyền, tập huấn và hướng dẫn cho nông dân trong việc mở rộng diện tích trồng mới theo đúng lộ trình quy hoạch, cũng như theo dõi, đánh giá, phát hiện các lỗi sai kỹ thuật trong sản xuất theo tiêu chuẩn VietGap. Bên cạnh đó trình độ của người dân còn có những hạn chế, nhất là trong tiếp thu các công nghệ, qui trình sản xuất mới, vẫn còn một bộ phận nông dân chưa mạnh dạn trong ứng dụng, đầu tư thâm canh theo qui trình đã làm ảnh hưởng đến phát triển sản xuất trên địa bàn.

4.2.3. Nhận thức của ngƣời sản xuất trong thực hiện quy hoạch

Trong phát triển sản xuất nông nghiệp nói chung, hộ gia đình là đơn vị canh tác cơ bản trong mọi hoạt động kinh tế nông nghiệp. Vì thế trong quá trình thực hiện quy hoạch PTSX cây có múi, có đảm bảo được tiến độ hay không, thậm trí là có triển khai được quy hoạch hay không, điều này phụ thuộc rất lớn vào các hộ gia đình. Bởi vì họ là chủ thể của sản xuất. Họ quyết định sản xuất cây gì, cách sản xuất như thế nào. Họ luôn luôn đứng trước nhiều khó khăn và luôn phải cân nhắc ứng xử ra sao để có thể sản xuất tốt hơn. Đặc biệt là giá trị nhận lại từ phát triển sản xuất cây có múi, và hiện nay luôn luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro về khí hậu thời tiết, rủi ro về thị trường ảnh hưởng đến ứng xử tâm lý người sản xuất. Hộ gia đình là đơn vị thực hiện canh tác sản xuất trực tiếp, họ là người quyết định mở rộng hay thu hẹp diện tích canh tác. Đối với cây có múi cũng tương tự như vậy, khi thu nhập từ cây có múi mang lại lợi ích kinh tế cao hơn các loại cây trồng khác khả năng thực hện thành công và bền vững sẽ khả thi hơn.

Thực tế chứng minh, giá trị sản lượng và lợi nhuận từ cây có múi là cao hơn so với các loại cây ăn quả khác, cụ thể bảng 4.18 cho thấy, giá trị sản lượng thu được từ đại diện cây có múi là cây cam (134.200) theo loại hình sản xuất thường cũng đã cao hơn với các loại còn lại, Xoài (80.300), Mận(47.500), .. so với sản xuất theo tiêu chuẩn VietGap cao hơn nhiều lần so với các lại cây khác.

Lợi nhuận thu được bình quân từ cây có múi là khoảng 126.000, thu so với trồng Xoài đạt 63.700, so với Vải đạt 74.700, so với Mận đạt 91.000.

Bảng 4.18. Hiệu quả kinh tế một số cây ăn quả trên địa bàn huyện Bắc Quang (tính trên một ha/năm)

Đơn vị: 1.000đ

STT Hạng mục Giá trị sản lƣợng Chi phí Lợi nhuận thuần

1 Cam sản xuất thường 134,200 68,800 65,400 2 Cam sản xuất theo VietGAP 302,800 116,200 186,600

3 Mận 47,500 12,500 35,000

4 Xoài 80,300 18,000 62,300

5 Vải 74,000 22,500 51,500

Đây là một trong những lý do phá vỡ quy hoạch tại một số xã trên địa bàn huyện. Trên những cơ sở này mở các chương trình, hội nghị, trình diễn mô hình, để các hộ cùng giúp đỡ nhau trong sản xuất, trao đổi kinh nghiệm, vốn sản xuất, cần tiếp tục mở rộng các loại hình kinh tế trang trại, sản xuất hàng hoá theo hợp đồng, để các hộ nông dân nhận thức rõ được việc phát triển sản xuất một cách tự phát và phát triển sản xuất theo QH.

Một mặt khác, chúng tôi đã tìm hiểu và nghiên cứu thêm về khía cạnh ý nhận thức về chính sách thực hiện chuyển đổi đất trồng cây có múi theo quy hoạch . Đây là một trong những yếu tố góp phầnđảm bảo đúng tiến dộ thực hiện quy hoạch PTSX cây có múi theo đúng lộ trình phát triển kinh tế xã hội của huyện, việc chuyển đổi đất canh tác, dồn điền đổi thửa công tác quan trọng cần được triển khai thực hiện.

Bảng 4.19. Kết quả chuyển đổi đất theo quy hoạch phát triển sản xuất cây có múi từ năm 2016 đến tháng 6/2019 ở huyện Bắc Quang

STT Xã, thị trấn Tổng DT (ha) Kế hoạch Thực hiện 1 Bằng Hành 35,7 - 2 Đông Thành 122,7 40 3 Đồng Yên 130,2 103,7 4 Đồng Tâm 140,9 30 5 Hữu Sản 11,4 - 6 Thượng Bình 7 - 7 Tiên Kiều 308,7 47,5 8 Tân Quang 11,3 7,5 9 Vĩnh Hảo 386,1 110 10 Vĩnh Phúc 468,6 406 Tổng 10 1.622,6 744,7

Nguồn: Phòng NN & PTNT huyện Bắc Quang và Nguồn: Số liệu điều tra (2019) Qua điều tra bảng 4.19, các xã trong địa bàn nghiên cứu trong huyện Bắc Quang về việc nhận thức dồn điền đổi thửa, góp đất để có điều kiện tích tụ ruộng đất xây dựng vùng chuyên canh phát triển sản xuất cây có múi tập trung. Diện tích chuyển đổi đất nông nghiệp (đất trồng lúa một vụ, đất trồng cây hàng năm,

đất lâm nghiệp) để phát triển các loại cây có múi theo chỉ tiêu huyện đề ra tại các địa phương vùng nghiên cứu là 1.622,6 ha/5 năm.

Thực tế thực hiện từ năm 2016 đến nay cho thấy, các địa phương trong huyện đã vận động chuyển đổi được 744,7 ha đất để PTSX cây có múi ở 10/23 xã, thị trấn tại huyện Bắc Quang, cụ thể:

- Xã Bằng Hành chỉ có 12,5 ha DT đất thich hợp cho việc PTSX cây có múi theo quy hoạch, chiếm 0,25 % DT thích hợp toàn huyện.

- Xã Thượng Bình có 9,0 ha DT đất thích hợp cho việc PTSX cây có múi theo quy hoạch, chiếm 0, 18% DT thích hợp toàn huyện.

- Xã Hữu Sản có 2,1 ha DT đất thích hợp cho việc PTSX cây có múi theo quy hoạch, chiếm 0,04% DT thích hợp toàn huyện.

Ngoài ra, qua nghiên cứu cho thấy rằng tất cả các xã dù là có truyền thống về PTSX cây có múi hay mới tham gia theo đề án quy hoạch trong kế hoạch kinh tế của huyện, tất cả những người sản xuất được hỏi trong bảng 4.20 đều có 2 mong muốn lớn nhất và cũng là những câu hỏi mà các nhà hoạch định chính sách, đề xuất quy hoạch cần phải giải quyết, đảm bảo quy hoạch được thực hiện và củng cố lại niềm tin vào các chính sách cho nông nghiệp. Hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm là điều mà 45/100 người khảo sát ưu tiên hàng đầu trong thực hiện quy hoạch, đây là nhu cầu hàng đầu cần giải quyết để người sản xuất an tâm đầu tư sản xuất. Chỉ cần có thị trường tiêu thụ, đảm bảo đầu ra là các hộ sản xuất sẵn sàng tham gia thực hiện quy hoạch tại địa phương.

Một mặt nữa là việc cung ứng đầu vào trong sản xuất cũng được người sản xuất ưu tiên lựa chọn hàng đầu với 25 ý kiến tương ứng 25%. Qua nghiên cứu về vấn đề này, đặc biệt là các xã có điều kiện khó khăn về giao thông, khó khăn về địa hình, kinh tế đây lại là yếu tố số một cần ưu tiên trong sản xuất nói chung không riêng là sản xuất cây có múi như các xã Hữu Sản, Thượng Bình, Đồng Tâm, tại các xã này hiện tại chưa có bất kỳ một đại lý hay cửa hàng phân phối phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, cửa hàng vật tư giống cây trồng nào phục vụ cho sản xuất. Do đó, việc lấy và sử dụng đầu vào phục vụ sản xuất đều phải đi xa, ra các xã khác, hoặc ra trung tâm huyện; điều này rất bất lợi cho các hộ sản xuất vì phải trả bằng tiền mặt khi mua, hoặc tỷ lệ cho mua chịu cũng rất ít với số lượng đầu vào cũng không được nhiều.

Bảng 4.20. Mức độ ƣu tiên về nhu cầu của nông dân PTSX cây có múi đƣợc điều tra tại huyện Bắc Quang năm 2019

STT Chỉ tiêu Số lƣợng (hộ) Tỷ lệ (%)

1

Quy hoạch PTSX cây có múi phù hợp, khả

thi 11 11,0

2 Cung ứng đầu vào trong sản xuất 25 25,0 3 Hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm 45 45,0 4 Hỗ trợ đào tạo kỹ thuật, tiến bộ KHKT 19 19,0

Tổng 100 100

Nguồn: Số liệu điều tra (2019) Ngoài ra, chúng tôi cũng nghiên cứu thêm về các lý do, những yếu tố có thể ảnh hưởng tới nhận thức của người sản xuất, ở đây không chỉ riêng về yếu tố kinh tế mà còn do nhiều yếu tố khác mà chúng tôi liệt kê sau đây:

(1) Việc lên kế hoạch và tổ chức triển khai kế hoạch của cán bộ cơ sở nhằm tạo điều kiện cho người nông dân chuyển đổi phương thức sản xuất nông nghiệp theo hướng hiện đại chưa được thực hiện, các hoạt động không được triển khai mà chỉ dừng lại ở dạng các công văn, văn bản được đăn tin trển bản tin của UBND xã;

(2) Các hoạt động về tuyên truyền của chính quyền cơ sở về sự cần thiết phải phát triển sản xuất, sản xuất phải theo quy hoạch hay là chuyển đổi phương thức sản xuất nông nghiệp theo hướng hiện đại và những vấn đề đặt ra không được giải quyết, người nhận không nhận thức được hậu quả của các vấn đề kinh tế trong tương lai;

(3) Các hoạt động về hỗ trợ của chính quyền cơ sở nhằm giúp nông dân chuyển đổi các loại hình sản xuất, phương thức sản xuất không được triển khai kèm theo sự thiếu hiêu biết về định hướng phát triển theo hướng hiện đại là yếu tố khó khăn trong quá trính huy động thực hiện;

(4) Sự thay đổi về môi trường sống tại địa phương cũng là những lý do ảnh hưởng đến nhận thức của người nông dân trong thực hiện quy hoạch và đặc biệt là liên quan tới kết quả phát triển kinh tế của hộ gia đình sẽ thay đổi nhận thức và hành động của họ;

(5) Ngoài ra, phong tục, tập quán canh tác và cả tâm lý đám đông của người nông dân cũng làm ảnh hưởng tới nhận thức của việc thực hiện quy hoạch và thực tiễn phải làm và hành động của họ.

Đây là những yếu tố có thể làm thay đổi nhận thức của người nông dân, khi chúng ta tác động đúng, phù hợp thì nhận thức của người nông dân cũng sẽ thay đổi theo. Tùy thuộc vào lĩnh vực phát triển sản xuất mà chúng ta có thể có những giải pháp tác động khác nhau tới người nông dân, ngoài ra chúng ta còn phải hiểu được phong tục và tập quán canh tác của họ thì mới có thể thay đổi được nhận thức của họ.

4.2.4. Các chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất cây có múi

Sản xuất cây ăn quả có múi yêu cầu có chính sách kinh tế phải linh hoạt để kích thích người sản xuất nâng cao chất lượng sản phẩm nhất là sản phẩm để xuất khẩu và hạn chế tính thời vụ trong sản xuất (Nguyễn Thế Nhã, Vũ Đình Thắng, 2002).

Cơ chế chính sách có tác động rất lớn đến việc mở rộng hay thu hẹp quy mô sản xuất của mọi ngành nói chung và ngành nông nghiệp nói riêng. Phát triển sản xuất cây có múi, cũng nằm trong sự tác động đó, trong giai đoạn đầu việc đưa các giống cây có năng suất, chất lượng tốt, chống chịu sâu bệnh vào sản xuất cũng gặp nhiều khó khăn về địa hình, nước tưới, và việc áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật trong canh tác, kiểm soát chất lượng,.v.v..

Xác định được các vấn đề khó khăn của nông dân thì sẽ có được các giải pháp về chính sách thích hợp. Sản xuất quả hàng hóa tập trung, quả có múi an toàn đòi hỏi vốn đầu tư tương đối lớn so với đại đa số kinh tế hộ gia đình. Chính vì vậy, việc tạo ra các điều kiện cho người sản xuất tiếp cận với nguồn vốn vay ưu đãi (theo quy định hiện hành) với thời gian vay vốn phù hợp với chu kỳ sản xuất, kinh doanh (từ trung đến dài hạn) để giúp phát triển sản xuất.UBND tỉnh đã ra các chính sách như:

Thực hiện theo Quyết định số 68/2013/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất trong nông nghiệp: tập trung vào hỗ trợ mua sắm máy móc; thiết bị phục vụ sản xuất nông nghiệp; hỗ trợ xây dựng các cơ sở sơ chế, chế biến, bảo quản sản phẩm;....

Huy động nguồn vốn theo Quyết định 62/2013/QĐ-TTg ngày 25/10/2013 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác xã, liên

kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng lớn: tập trung hỗ trợ cho các HTX, tổ chức, DN tham gia vào sản xuất, tiêu thụ, chế biến sản phẩm,…

Ngoài ra, để hỗ trợ cho người dân có điều kiện tham gia sản xuất, tỉnh có các chính sách hỗ trợ sản như:

Nghị quyết số 05-NQ/TU, ngày 15/4/2016 của BCH Đảng bộ tỉnh khóa XVI về phát triển vùng kinh tế động lực tỉnh Hà Giang, giai đoạn 2016 -2020;

Quyết định số 1838/QĐ-UBND ngày 23/9/2015 của UBND tỉnh phê duyệt Đề án Tái cơ cấu ngành Nông nghiệp tỉnh Hà Giang, giai đoạn 2016 - 2020;

Quyết định số 1047/QĐ-UBND ngày 29/5/2014 của UBND tỉnh Hà Giang về việc phê duyệt dự án phát triển và nâng cao giá trị sản phẩm cam, quýt tỉnh Hà Giang đến năm 2020;

Nghị quyết số 07/2016/QĐ-HU ngày 11/10/2016 của ban chấp hành Đảng bộ huyện khoá XXI về phát triển các sản phẩm chủ lực có thế mạnh của huyện giai đoạn 2016 - 2020;

Tuy nhiên, cho đến giai đoạn hiện nay, chỉ có Nghị quyết 29/2018/NQ- HĐND về chính sách khuyến khích phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa trên địa bàn tỉnh Hà Giang được triển khai thực hiện. Trong đó đối với cây có múi được hỗ trợ 100% lãi suất vay vốn cho các tổ chức, cá nhân để thâm canh vườn cam theo tiêu chuẩn VietGAP. Mức vay vốn được hỗ trợ lãi suất tối đa là

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực hiện quy hoạch phát triển sản xuất cây có múi ở huyện bắc giang, tỉnh hà giang (Trang 87)