Kinh nghiệm về thực hiện quy hoạch phát triển sản xuất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực hiện quy hoạch phát triển sản xuất cây có múi ở huyện bắc giang, tỉnh hà giang (Trang 32 - 34)

Phần 1 Đặt vấn đề

2.2.2.Kinh nghiệm về thực hiện quy hoạch phát triển sản xuất

2.2.2.1. Kinh nghiệm huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang

Năm 2015 tỉnh Bắc Giang thắng lớn về vải thiều với tổng doanh thu 4.600 tỷ đồng, tỉnh Bắc Giang đã thực hiện đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp, trong đó chú trọng tới quy hoạch phát triển vùng sản xuất cây ăn quả tập trung tại Lục Ngạn với các cây ăn quả chủ lực như vải thiều, bưởi, cam, nhãn… Sau khi thực hiện, huyện Lục Ngạn đã được cấp 70 giấy chứng nhận vải thiều VietGap cho 70 hộ nông dân, với diện tích là 96,3ha. Ngoài vải thiều, Bắc Giang đã và đang tích cực triển khai đề án tái cơ cấu phát triển một số cây ăn quả có giá trị kinh tế cao trên địa bàn (giai đoạn 2014-2020).

Qua so sánh của các nhà khoa học thuộc Viện Khoa học nông nghiệp Việt Nam (VAAS) cam đường Canh cho thu nhập gấp 17 lần, cam Vinh gấp 9,6 lần so với cây lúa… Thực tế cho thấy một số hộ gia đình ở Tân Mộc, Lục Ngạn trồng cam đường Canh cho năng suất 27 tấn/ha, giá bán từ 45.000 đến 60.000 đồng/kg, giá trị thu nhập trên một ha đạt 1,3 tỷ đồng.

Để đạt được mục tiêu trên ngành sẽ tập trung thực hiện tốt đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp. Chú trọng đổi mới phương thức tổ chức sản xuất, tăng cường liên kết giữa doanh nghiệp, nhà khoa học và người dân trong sản xuất, chế biến và tiêu thụ nông sản, gắn với tái cơ cấu sản xuất theo hướng sản xuất hàng hóa tập trung, bảo đảm phát triển bền vững, góp phần nâng cao năng suất, chất lượng hiệu quả. Ngoài việc liên kết, tỉnh Bắc Giang cũng cần chú trọng thu hút doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp để chế biến, tiêu thụ nông sản cho nông dân. Quyết định số 459/QĐ-UBND về việc ban hành danh mục dự án kêu gọi thu hút đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn giai đoạn 2014-2020 của UBND đã thể hiện rõ điều đó (UBND huyện Lục Ngạn, 2015).

2.2.2.2. Kinh nghiệm huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang

Giai đoạn 2016 – 2020 với chủ trương quy hoạch chuyển đổi diện tích vườn tạp, đất đồi sang trồng các loại CAQ có giá trị kinh tế cao được người dân

Vị Xuyên tích cực hưởng ứng và từng bước mang lại hiệu quả. Đến nay, toàn huyện có khoảng 700ha CAQ, tập trung ở các xã, thị trấn vùng thấp. Trong đó riêng cây cam chiếm 542ha, cây dứa 52ha, còn lại là các loại CAQ khác như: Nhãn, thanh long, na, dứa,... Một số loại CAQ trở thành cây trồng chủ lực trong chiến lược phát triển kinh tế của các địa phương cũng như dần hình thành những vùng sản xuất tập trung như: Vùng cam ở xã Trung Thành, Việt Lâm; nhãn ở thị trấn Việt Lâm, dứa ở xã Phong Quang.

Bên cạnh những thuận lợi về điều kiện tự nhiên, thổ nhưỡng, khí hậu, những năm qua, huyện Vị Xuyên cũng có nhiều chính sách hỗ trợ, khuyến khích người dân phát triển các loại CAQ, cụ thể như đẩy mạnh triển khai thực hiện các chính sách hỗ trợ vay vốn phát triển sản xuất của T.Ư, của tỉnh như Nghị định 55 của Chính phủ, Nghị quyết 209 của HĐND tỉnh; tăng cường hướng dẫn nông dân áp dụng các biện pháp kỹ thuật trong khâu trồng, chăm sóc và thu hái sản phẩm; hỗ trợ về giống.

Xác định cây cam là một trong những cây trồng chủ đạo trong thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp của huyện, huyện Vị Xuyên đã có kế hoạch nâng cao năng suất, chất lượng vườn cam giai đoạn 2016 – 2020. Theo đánh giá, sản lượng cam hiện khá cao, 433,2 tấn, tăng 15,6 tấn so với năm 2014, tuy nhiên sản lượng đó vẫn chưa tương xứng với tiềm năng phát triển của địa phương. Nguyên nhân là do diện tích cam bị già cỗi, suy kiệt dinh dưỡng do không được chăm bón thường xuyên khiến cây sinh trưởng và phát triển kém, nhiễm một số sâu, bệnh hại ảnh hưởng đến năng suất, sản lượng. Huyện đã định hướng tổ chức lại sản xuất theo hướng tập trung, xây dựng các HTX sản xuất cam, hình thành mối liên kết chặt chẽ giữa các vùng sản xuất cam trong huyện để cùng phát triển bền vững,... Quy hoạch vùng cam trồng tập trung tại các xã: Trung Thành, Việt Lâm, Quảng Ngần, thị trấn Việt Lâm; phấn đấu đến năm 2020 trồng mới 250 ha, đưa tổng diện tích cam VietGAP toàn huyện đến năm 2020 lên 600 ha.

Để triển khai thực hiện Đề án có hiệu quả, huyện đã đưa ra nhiều giải pháp hỗ trợ về cơ chế, chính sách, giống, kỹ thuật... Cụ thể, huyện sẽ hỗ trợ 100% cây giống áp dụng cho diện tích trồng mới; đối với những hộ trồng cam sành theo tiêu chuẩn VietGAP được tập huấn về kỹ thuật trồng, chăm sóc, đốn tỉa tạo tán, cải tạo vườn già cỗi... Đặc biệt, có những chính sách hỗ trợ về giống, đầu tư cơ sở vật chất ban đầu. Hàng năm, tổ chức tập huấn cho tất cả các hộ trồng cam về quy trình kỹ thuật, công tác chăm sóc, thu hái sản phẩm, nhất là khâu bảo

vệ thực vật tại các xã vùng cam. Xây dựng đội ngũ cán bộ khuyến nông xã, thôn đủ mạnh chuyên sâu về cam để trực tiếp hướng dẫn cho bà con,...

Nhận thấy CAQ cho giá trị kinh tế cao hơn các loại cây trồng khác nên các hộ gia đình trên địa bàn huyện Vị Xuyên đã mạnh dạn chuyển đổi diện tích đất đồi tạp sang trồng cam, quýt và ổi và một số loại cây trồng có giá trị kinh tế cao khác. Mỗi năm, vườn CAQ đều đem lại thu nhập cao và ổn định cho bà con nông dân. Đặc biệt, thực hiện chủ trương phục hồi vườn cam của tỉnh, huyện, đa số các hộ trồng CAQ đều mạnh dạn đăng ký trồng mới cam và áp dụng thực hiện sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP trên 100% diện tích cam của gia đình. Bên cạnh đó, nhờ huyện có nhiều cơ chế hỗ trợ nên nhiều hộ rất phấn khởi và tin tưởng vào chủ trương của huyện,...” (UBND huyện Vị Xuyên, 2016).

2.2.3. Bài học kinh nghiệm thực hiện quy hoạch phát triển sản xuất cây có múi ở Bắc Quang

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực hiện quy hoạch phát triển sản xuất cây có múi ở huyện bắc giang, tỉnh hà giang (Trang 32 - 34)