Cơ chế, chính sách

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực hiện quy hoạch phát triển sản xuất cây có múi ở huyện bắc giang, tỉnh hà giang (Trang 99)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.3.4.Cơ chế, chính sách

Chính sách là một trong những yếu tố tác động mạnh mẽ đến kết quả triển khai thực hiện quy hoạch trên địa bàn, do vậy cần phải xác định rõ các chính sách

được đề xuất, đưa ra phải phù hợp với hoàn cảnh, thời điểm, sự cấp thiết của lĩnh vực và đặc biệt là giải quyết được các vấn đề của người sản xuất. Đó mới là các “yêu sách” vì lợi ích chung của nền kinh tế, cũng vì thế cần phải có chính sách mới như:

Đề xuất chính sách hỗ trợ xúc tiến thương mại, tuyên truyền và quảng bá sản phẩm quả. Hàng năm cần dành nguồn ngân sách tiến hành các hội nghị xúc tiến thương mại, hội nghị kết nối cung cầu hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm.

Cần đề xuất chính sách về đất đai như khuyến khích và tổ chức chỉ đạo, tuyên truyền, động viên các hộ thực hiện tốt việc dồn điền đổi thửa, thuê đất, góp đất để có điều kiện tích tụ ruông đất xây dựng các vùng sản xuất quả an toàn. Chuyển đổi đất lúa, màu, đất rừng, đất hàng năm kém hiệu quả sang trồng cây ăn quả và cây có múi có hiệu quả hơn gắn với chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo mục tiêu chương trình xây dựng nông thôn mới. Cần có chính sách khuyển khích, hỗ trợ và tạo điều kiện chuyển đổi mục đich sử dụng đất.

Đề xuất chính sách về tín dụng. Cần tạo điều kiện cho người sản xuất tiếp cận với nguồn vốn vay ưu đãi với thời gian vay vốn phù hợp với chu kỳ sản xuất, kinh doanh để phát triển sản xuất cây cây có múi. Cần có chính sách hỗ trợ vay vốn với lãi xuất ưu đãi trong xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị ứng dụng công nghệ cao cho các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế tham gia vào công tác sản xuất, chế biến, bảo quản và tiêu thụ quả, quả an toàn.

Ngoài ra, tiếp tục thực hiện tốt Nghị định 55/2015/CP của Chính phủ ngày 09/6/2015 về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn nhằm hỗ trợ người sản xuất, tổ hợp tác, hợp tác xã và các tổ chức kinh tế hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp nói chung, phát triển sản xuất, sơ chế, bảo quản và tiêu thụ sản phẩm cây có múi của huyện nói riêng.

Cụ thể hóa thông tư số 42/TTLT-BNNPTNT-BTC-BKHDT ngày 16/10/2013 của Bộ Nông nghiệp và PTNT hướng dẫn thực hiện một số điều trong quyết định số 01/2012/QĐ-TTg ngày 09/01/2012 của Thủ tướng Chính phủ. Đầu tư vào các hạng mục chính như:

-Đầu tư khảo sát địa hình, phân tích mẫu đất, nước, không khí xác định vùng sản xuất quả an toàn.

-Xây dựng hệ thống điện lưới, thủy lợi, đường giao thông, nhà xưởng và thiết bị sản xuất, bảo quản, chế biến, cơ sở nghiên cứu và chuyển giao khoa học công nghệ, cơ sở kỹ thuật nông nghiệp và phòng chống ô nhiễm môi trường.

Thực hiện tốt Quyết định số 01/2012/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, Thông tư số 43/2013/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp trong đầu tư, xây dựng và cải tạo vùng sản xuất quả an toàn tập trung.

4.3.5. Nâng cao nhận thức ngƣời sản xuất

PTSX cây có múi rất tốn kém và vất vả hơn nhiều so với sản xuất các loại nông sản khác, đặc biệt là khi yêu cầu thị hiếu hướng đến chất lượng sản phẩm đặt lên hàng đầu, việc chuyển mình từ sản xuất truyền thống sang áp dụng các kỹ thuật mới trong sản xuất là một thách thức đối với người sản xuất; một mặt nữa là thị trường luôn biến động không ổn định, giá bán bấp bênh, dù là sản phẩm có thương hiệu, đạt chất lượng tiêu chuẩn VietGap cũng chưa có đầu ra bao tiêu nên chưa tạo được lòng tin cho người sản xuất.

Qua các phân tích trong phần các yếu tố ảnh hưởng tới quy hoạch phát triển sản xuất cây có múi trong mục nhận thức thức người sản xuất, chúng tôi muốn đưa ra một số gợi ý nhằm thúc đẩy và góp phần nâng cao nhận thức của bà con sản xuất cây có múi như sau:

Thông qua các cuộc họp, hội nghị đầu bờ hay chuyển giao khoa học kỹ thuật hàng năm qua đó củng có tầm nhìn của người nông dân về bối cảnh hiện nay và trong những năm tới ảnh hưởng tới việc thực hiện chuyển đổi phương thức sản xuất theo hướng hiện đại; sản xuất theo quy hoạch;

Quan tâm hơn nữa tới nhu cầu của người nông dân trong việc chuyển đổi phương thức sản xuất nông nghiệp theo hướng hiện đại: những biểu hiện tích cực và tiêu cực trong nông dân, để có các đề xuất, giải pháp nhằm đáp ứng được sự phát triển đó, căn cứ vào sự phù hợp của kinh tế địa phương để giúp bà con phát huy thế mạnh tiềm năng kinh tế của mình;

Tổ chức các cuộc tham quan, triểm lãm mô hình kinh tế thúc đẩy ý chí, nỗ lực vượt khó, khả năng tự thúc đẩy bản thân của người nông dân trong việc thực hiện phát triển sản xuất cây có múi theo quy hoạch, chuyển đổi phương thức sản xuất nông nghiệp theo hướng hiện đại; Xây dựng mô hình mẫu về liên kết dọc giữa doanh nghiệp làm trung gian phân phối, người sản xuất và kênh bán lẻ. Các doanh nghiệp cung ứng vật tư đầu vào (giống, phân bón, thuốc BVTV...) nhằm kiểm soát được vật tư đầu vào và cùng chịu trách nhiệm đến cùng với sản phẩm sản xuất ra. Các doanh nghiệp được lựa chọn phải có tâm huyết, kinh nghiệm và uy tín trong kinh doanh cùng đầu tư vào sản xuất với nông dân.

4.3.6. Giải pháp thị trƣờng

Hiện nay và trong thời gian tới vấn đề tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp nói chung và sản phẩm quả có múi nói riêng là vấn đề khó khăn, nó tác động mãnh liệt vào sản xuất, hoặc thúc đẩy sản xuất hoặc kìm hãm sản xuất. Do đó, có thể mở rộng và thực hiện được thành công quy hoạch hay không là phải đánh giá được thị trường cả đầu vào và đầu ra cho sản phẩm, tạo được niềm tin cho người sản xuất.

Trước tiên, huyện Bắc Quang phải có kế hoạch nghiên cứu, tìm hiểu thị trường, xác định dung lượng thị trường một cách cụ thể, rõ ràng, có tầm chiến lược để từ cơ sở quy hoạch vùng đưa sản phẩm đi xa, đến nhiều nơi, mở rộng các đầu mối tiêu thụ, từ đó góp phần tạo niềm tin cho người sản xuất

Lựa chọn kênh tiêu thụ hợp lý để giảm thiểu chi phí các khâu trung gian, chi phí bảo quản chế biến, giảm thời gian lưu thông và tăng chất lượng sản phẩm hàng hoá và vẫn mở rộng, phát triển được thị trường. Lựa chọn kênh tiêu thụ phải căn cứ vào: mục tiêu của kênh; yêu cầu về mức độ bao phủ thị trường; yêu cầu về mức độ điều khiển kênh; thời gian lưu thông sản phẩm của kênh; xem xét đến tổng chi phí và phân phối của cả kênh; mức độ linh hoạt của kênh; đặc điểm của sản phẩm; đặc điểm của khách hàng; đặc điểm của trung gian phân phối,..

Tăng cường sự liên kết giữa sản xuất với tiêu thụ sản phẩm; cần xây dựng hệ thống các kênh phân phối ổn định, chú trọng thiết lập hệ thống các cửa hàng, quầy bán và giới thiệu sản phẩm cam tại các trung tâm thành phố, nơi có sức mua lớn như Hà Nội, Hải Phòng, Thành phố Hồ Chí Minh, ...

Nghiên cứu và mở rộng thị trường nội địa là hoạt động cần thiết đặc biệt là thiết lập kênh thị trường xa như thị trường Miền Nam, Miền Trung ... hay các chuỗi siêu thị. Vì tính chất thời vụ của sản phẩm là một trong những hạn chế của sản phẩm. Vậy, mở rộng thị trường là một hoạt động cần thiết nhằm hạn chế tối đa sự mất cân đối cung cầu trên thị trường và giảm thiểu những rủi ro trong sản xuất và tiêu thụ.

Tiêu thụ nội tỉnh đây là thị trường không tiềm năng, phần lớn các loại quả chủ yếu tiêu thụ tại các chợ trung tâm tỉnh, các thị trấn và chợ nông thôn. Diện tích và sản lượng cây ăn quả tăng lên, do vậy mà lượng tiêu dùng nội tỉnh giảm và giảm mạnh nhất là sản phẩm Cam Canh và Cam Sành.

chủ yếu cung cấp cho khu vực miền Bắc. Đặc biệt là thị trường Hà Nội và các thành phố lớn khác với những sản phẩm đặc sản Cam Sành và Cam Vinh, tuy là thị trường rất khó tính, nhưng tiêu thụ với một lượng lớn sản phẩm, với các sản phẩm phải đảm bảo về chất lượng, mẫu mã. Sản phẩm quả đặc sản được thu hoạch vào dịp tết nguyên đán với trên 80% sản phẩm quả đặc sản được tiêu dùng tại thị trường này đã chứng minh điều đó.

4.3.7. Rà soát, điều chỉnh quy hoạch

Từ những kết nghiên cứu, căn cứ từ những điều kiện thực tế, chúng tôi mạnh dạn đưa ra đề xuất rà soát và điều chỉnh lại quy hoạch phát triển sản xuất cây có múi trên địa bàn 22/23 xã như hiện nay, thay vào đó, rà soát lại, điều chỉnh quy hoạch theo vùng chủ lực hội tụ đủ các điều kiện phù hợp sản xuất như:

(1) Căn chứ trên địa hình, điều kiện tự nhiên, khí hậu của từng xã, địa phương mà đưa ra chiến lược quy hoạch phù hợp. Đặc biệt là phải lưu tâm tuyệt đối đến thổ nhưỡng của vùng. Đây là yếu tố tiên quyết đầu tiên để thấy được sự phù hợp của vùng cho phát triển sản xuất cây có múi. Qua các phân tích mẫu đất, từ đó biết được các địa phương có đất đai phù hợp nhất để đưa vào quy hoạch để có thể triển khai và thực hiện tốt nhất và là mô hình học hỏi cho cộng đồng.

(2) Căn cứ trên thực tế về mặt kinh tế của địa phương, cụ thể là dựa trên thu nhập bình quân đầu người để có thể xác định về khả năng tự chủ cho việc tham gia phát triển sản xuất cây có múi, bởi xuất phát từ thực tiễn việc đầu tư PTSX cây có múi cần rất nhiều vốn đầu tư, đặc biệt là thời kỳ kiến thiết cơ bản là khoảng thời gian mà cần rất nhiều vốn đầu tư. Ngoài ra khoảng thời kỳ sản xuất kinh doanh khả năng chăm sóc và bón, thuốc BVTV là rất lớn “chăm cam như chăm con mọn”. Do đó, đòi hỏi cơ bản phải là xã có điều kiện kinh tế phát triển mới có đủ khả năng phục vụ như: Đại lý phân bón, đại lý thuốc BVTV, HTX, …

Tuy nhiên hiện nay với điều kiện kinh tế và trình độ kinh tế khác nhau nhưng có tới 22/23 đều nằm trong vùng quy hoạch, điều này cho thấy sự thiếu tính toán, thiếu tầm nhìn của nhà quy hoạch.

(3) Căn cứ trên thế mạnh kinh tế địa phương, mỗi xã đều có một thế mạnh kinh tế riêng, chủ lực như: Lâm nghiệp có các xã Hữu Sản, Bằng Hành, Thượng Bình, Đồng Tâm, Đồng Tiến; kinh tế hỗn hợp rất phát triển như xã Đong Thành, Tiên Kiều, Vĩnh Hảo. Vì thế, nên tham khảo trước để đưa ra các chiến lược kinh tế phù hợp cho các xã thay cho việc gộp chung để chạy theo đề án quy hoạch.

(4) Ngoài ra, qua nghiên cứu, chúng tôi cho rằng đây là căn cứ quan trọng nhất mà cần phải rá soát và điều chỉnh quy hoạch, đó chính là nhận thức và trịnh độ dân trí của người sản xuất của các địa phương. Đây là yếu tố then chốt cho việc tiếp nhận và thực hiện quy hoạch địa phương về mọi mặt.

(5) Rà soát, điều chỉnh các loại giống cây có múi phù hợp với điều kiện sinh thái, kinh tế, thổ nhưỡng của từng xã để tố ưu hóa hiệu quả trong sản xuất, kích thích tiềm năng sản xuất của người nông dân. Cần xác định rõ mục tiêu quy hoạch của từng nhóm cây có múi, tránh quy hoạch tràn lan, lãng phí nguồn lực, không mang lại hiệu quả, gây mất niềm tin cho người sản xuất.

(6) Cần phải rà soát, điều chỉnh và nghiên cứu lại vùng cần được đầu tư xây dựng hệ thống bảo quản, chế biến cho sản phẩm cây có múi, tránh láng phí, tiết kiệm chi phí và thời gian cho cả các bên hữu quan.

Khi thực hiện tốt việc rà soát lại theo các tiêu chí trên thì việc đưa ra các kế hoạch, chiến lược quy hoạch mới phù hợp là điều tất yếu, khi đó chúng ta có thể điều chỉnh lại được quy hoạch để thúc đẩy phát triển kinh tế một cách đúng nghĩa mà bền vững, đồng thời kích thích được tiềm năng thế mạnh của từng xã, từ đó không chỉ cây có múi trở thành cây kinh tế múi nhọn mà còn có thế mạnh về nhiều mặt hàng, sản phẩm nông nghiệp nữa.

4.3.8. Các giải pháp khác

Đối với địa phương cần đầu tư xây dựng vườn giống cây ăn quả được tuyển chọn với những cá thể ưu tú cho năng suất, chất lượng tốt vừa lưu giữ và chủ động nguồn mắt ghép phục vụ sản xuất giống cây ăn quả cung cấp cho người sản xuất. Xây dựng hệ thống cung ứng nước cho vườn trồng, hệ thống kho bãi chứa và bảo quản, nâng cấp tuyến đường trọng yếu để tạo điều kiện thuận lợi trong việc vận chuyển nguyên vật liệu cũng như thành phẩm, tiêu thụ sản phẩm.

Tổ chức thêm nhiều buổi tọa đàm, tập huấn chuyên môn cho cán bộ, sinh hoạt và học tập cho các hộ nông dân để nâng cao kiến thức và kỹ thuật trồng và chăm sóc vườn trồng.

Đối với doanh nghiệp, các doanh nghiệp nên làm tốt công tác nghiên cứu thị trường để đảm bảo tối đa lợi nhuận đồng thời bảo vệ lợi ích cho người sản xuất và chất lượng trái cây ăn toàn.

PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

5.1. KẾT LUẬN

Qua nghiên cứu đề tài “Đánh giá thực hiện quy hoạch phát triển sản xuất cây có múi ở huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang”, từ điều tra, đánh giá trực tiếp vấn đề, tác giả đưa ra một số kết luận như sau:

Thứ nhất, quy hoạch phát triển sản xuất cây có múi ở huyện Bắc Quang là một quá trình tất yếu trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng, tái cơ cấu ngành nông nghiệp và phát triển kinh tế cho các hộ dân trồng cây ăn quả nói chung tại đây. Trong đó cần chú trọng và nâng tầm ảnh hưởng của xu hướng phát triển theo tiêu chuẩn VietGAP để nâng cao hiệu quả kinh tế từ cây có múi nhiều hơn nữa.

Thứ hai, thực trạng thực hiện quy hoạch phát triển sản xuất cây có múi ở địa bàn huyện BắcQuang, tác giả thấy rằng, hầu hết các nội dung quy hoạch phát triển sản xuất cây có múi đã được ban thực hiện quy hoạch chi tiết hóa thành các chỉ tiêu cụ thể và có giám sát theo dõi để đánh giá qua các năm.

(1)Trong quá trình thực hiện quy hoạch chỉ có 70% các xã nghiên cứu có Nghị quyết thực hiện và 100% số xã trên địa bàn huyện thành lập ban chỉ đạo thực hiện quy hoạch. Ngoài ra, chúng tôi cũng làm rõ được các hình thức tuyên truyền và sự đánh giá của người dân về tính hiệu quả của các hình thức đó trong việc công bố quy hạch và thực hiện.

(2)Huy động được 81,40% sự tham gia của người dân trong thực hiện quy hoạch và huy động triển khai giải ngân cho vay để tham gia quy hoạch PTSX cây có múi 7.630 triệu đồng.

(3)Nhìn chung kết quả quy hoạch tổng thể đạt 96,5%, có 12/22 xã vượt mức chỉ tiêu quy hoạch theo giai đoạn đề ra. Đối với 10 xã nghiên cứu, có 6/10 xã phá vỡ quy hoạch về quy hoạch vùng và cả diện tích, đạt chỉ tiêu 64,7%

(4)Nhận định được sự ảnh hưởng bước đầu tới phát riển kinh tế của địa phương. Về mặt tổng thể, sau quy hoạch cho thấy diện tích cây có múi của huyện tăng lên 23,94%.

Thứ ba, yếu tố ảnh hượng đến quá trình thực hiện quy hoạch phát triển sản xuất cây có múi ở địa bàn huyện Bắc Quang là chất lượng bản quy hoạch, nguồn

lực của cơ quan quản lý thực hiện quy hoạch, nhận thức của người sản xuất và

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực hiện quy hoạch phát triển sản xuất cây có múi ở huyện bắc giang, tỉnh hà giang (Trang 99)