Bài học kinh nghiệm thực hiện quy hoạch phát triển sản xuất cây có mú

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực hiện quy hoạch phát triển sản xuất cây có múi ở huyện bắc giang, tỉnh hà giang (Trang 34 - 36)

Phần 1 Đặt vấn đề

2.2.3. Bài học kinh nghiệm thực hiện quy hoạch phát triển sản xuất cây có mú

Bắc Quang là một trong 3 huyện có lượng cây ăn quả lớn nhất và cây có múi lớn nhất của tỉnh Hà Giang, rất cần có những bản đề án quy hoạch phát triển chất lượng để đồng hành cùng người nông dân và lan tỏa sản phẩm thương hiệu để giữ vững vị thế trên thị trường.

Học hỏi và rút kinh nghiệm từ các huyện tiên phong đi đầu, kế thừa thành quả nghiên cứu của nhiều tác giả đã nghiên cứu về việc quy hoạch phát triển sản xuất nông nghiệp như việc quy hoạch tổng thể cùng ĐBSH như: Hoàng Quốc Cường (2009), Hoàng Công Bình (2012), Triệu Thị Minh Hồng (2009). Các tác giả đã chỉ ra mỗi vùng sinh thái có điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội, đặc điểm khí hậu thời tiết khác nhau cần phải quy hoạch cụ thể và nghiên cứu ở từng vùng sinh thái thì hiệu quả của các biện pháp kinh tế kỹ thuật trong sản xuất mới phát huy tác dụng và đạt kết quả tốt nhất, quy hoạch sản xuất hàng hóa gắn liền với chuyên môn hóa, đa dạng hóa nhằm thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa; đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật nông nghiệp để nâng cao trình độ chuyên môn kỹ thuật, tổ chức sản xuất hàng hóa nông nghiệp,.v.v...

Do đó, với những kinh nghiệm học hỏi từ các tác giả, từ cái nhìn tổng quan về quy hoạch sản xuất nông nghiệp nói chung, huyện Bắc Quang có thể áp dụng là những kinh nghiệm quan trọng để đưa ra các giải pháp để góp phần thực hiện thành công quy hoạch phát triển sản xuất cây có múi nói riêng và cây ăn quả nói chung ở huyện Bắc Quang như:

Thứ nhất, công tác quy hoạch và thực hiện quy hoạch phải xác định các đặc thù về các loại cây có múi có thể phát triển tốt trên địa bàn huyện, đồng thời quy hoạch vùng phù hợp cho từng loại sản phẩm cây có múi.

Thứ hai, trước khi thực hiện quy hoạch cần phải xác đinh được độ thích hợp về điều kiện tự nhiên đất đai, khí hậu, địa hình, xây dựng bản đồ vùng tương ứng với chỉ dẫn địa lý để có thể xây dựng được các phương án, chiến lược cho các loại sản phẩm cây có múi.

Thứ ba, xây dựng cơ sở hạ tầng cho vùng quy hoạch; hỗ trợ khuyến nông, hỗ trợ người dân về thông tin thị trường, giống, kỹ thuật, tiêu thụ sản phẩm; thị trường tiêu thụ nội địa và hướng xuất khẩu.

Thứ tư, khả năng quy hoạch điểm sản xuất, chế biến sản phẩm từ cây có múi tại địa bàn, với nhiều loại mẫu mã sản phẩm khá nhau như mứt, nước ép trái cây có múi, kẹo, tinh dầu.

Đây là những kinh nghiệm mà huyện Bắc Quang có thể áp dụng để thực hiện quy hoạch phát triển sản xuất cây có múi trên địa bàn huyện và thấy nó hiệu quả khi lĩnh ngộ được các giải pháp đã được áp dụng, cách xác định nhu cầu và các loại sản phẩm chủ lực phù hợp với điều kiện của địa phương.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực hiện quy hoạch phát triển sản xuất cây có múi ở huyện bắc giang, tỉnh hà giang (Trang 34 - 36)