2.3. MỘT SỐ THÔNG TIN VỀ BỆNH CARE 2.3.1. Đặc điểm dịch tễ của bệnh Care 2.3.1. Đặc điểm dịch tễ của bệnh Care
2.3.1.1. Phân bố địa lý của bệnh
Những nghiên cứu về dịch tễ học, huyết thanh học đã chỉ ra bệnh Care lưu hành ở nhiều nơi trên thế giới. Ở Châu Phi, sự lây nhiễm của bệnh được
báo cáo giữa đàn chó nuôi ở Nam Châu Phi và Nigeria (Leisewitz et al., 2001;
Ezeibe, 2005). Có bằng chứng về sự lây nhiễm xuất hiện giữa các loài động vật hoang dã ở Botswana, Zimbabwe, Nam Châu Phi, Tanzania với các khu
vực khác ở Châu Phi (Van Vuuren et al., 1997).
Bệnh Care xuất hiện trên chó nuôi và chó hoang dã ở Châu Mỹ (Pardo et
al., 2005). Hơn 300 con chó đã chết trong một đợt dịch bùng phát ở Alaska
(Maes et al., 2003) và bệnh Care cũng xảy ra trên chó đã tiêm phòng vacxin tại
Mexico. Bệnh Care đã được tìm thấy ở Brazil (Headley and Graça, 2000). Bệnh đã được phát hiện ở chó đã tiêm phòng vacxin và chưa tiêm phòng vacxin ở
Argentina (Calderon et al., 2007), dịch bệnh xảy ra trên gấu trúc ở Chicago vào
năm 1998 (Lednicky et al., 2004).
Ở Châu Âu, bệnh Care được phát hiện tại Italy (Martella et al., 2006), Đức
(Frisk et al., 1999), Hungary (Demeter et al., 2007) và Bắc Ireland (Harder and Osterhaus, 1997). Ở Phần Lan, một đợt dịch bệnh Care đã xảy ra trên đàn chó đã được tiêm phòng vacxin. Bệnh Care là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm trên đàn chó nuôi khi 71% chó chưa được tiêm phòng vacxin. Bệnh Care gần đây xuất hiện tại một số trang trại chăn nuôi tại Australia. Dịch bệnh Care đã bùng phát ở Châu Á và nhiều nơi trên thế giới.
2.3.1.2. Loài vật mắc bệnh
Trong tự nhiên, tất cả các giống chó đều mẫn cảm với virus Care, nhưng chó ngoại mẫn cảm hơn chó nội. Virus Care gây bệnh trên động vật hoang dã ăn thịt (Appel et al., 1994). Năm 1987, bệnh do virus Care gây ra trên hải cẩu đã được tìm thấy (Phocasibirica) ở hồ Baikal Sibero, những chủng virus này được đặt tên PDV1 và PDV2 (Phocine Distemper virus). Năm 2006, bệnh Care trên khỉ nâu châu Âu đã được tìm thấy trong trại Quảng Đông, Trung Quốc. Qua phân tích trình tự amino acid của virus tại thực địa cho thấy đây là chủng virus cường độc.
Trong phòng thí nghiệm, virus Care có thể gây bệnh cho chó con và chồn. Ngoài ra, có thể dùng chuột lang, thỏ, chuột nhắt trắng, khỉ để gây nhiễm virus.
2.3.1.3. Lứa tuổi mắc bệnh
Chó mắc bệnh Care thường ở độ tuổi từ 3 tháng tới 1 năm tuổi (Zafar et al., 1999). Việc gây bệnh thử nghiệm trên chó 6 tháng tuổi dễ hơn chó 3 tuần tuổi do chó 3 tuần tuổi có miễn dịch thụ động thu nhận từ mẹ (Hồ Đình Chúc, 1993). Người ta cũng đã ghi nhận virus Care gây viêm não trên chó lớn tuổi.
2.3.1.4. Mùa vụ nhiễm bệnh
Theo Tô Du và Xuân Giao (2006), bệnh xảy ra quanh năm nhưng xuất hiện nhiều khi có sự thay đổi thời tiết đặc biệt là những ngày mưa, độ ẩm cao. Ở Việt Nam, bệnh thường diễn ra vào thời điểm giao mùa, từ xuân sang hè.
2.3.1.5. Truyền nhiễm học
a. Chất chứa virus
Trong cơ thể chó mắc bệnh Care, virus thường có trong máu, phủ tạng, các chất bài tiết, đặc biệt trong nước tiểu thường xuyên có virus. Các cơ quan tập trung nhiều virus ở chó mắc Care như: não, lách, phổi, hạch, tuỷ xương theo nghiên cứu của Lan et al. (2005a). Virus có thể bài thải trong khoảng thời gian từ 60 tới 90 ngày sau khi gây nhiễm mặc dù phần lớn chó dừng bài thải virus trong vòng 2 tuần.
b. Đường xâm nhập và cách thức lây lan
Chó mắc bệnh bài xuất virus qua các chất bài tiết của cơ thể như phân, nước tiểu, nước mũi, các dịch tiết… và khuếch tán vào không khí trong các giọt nước nhỏ. Virus có thể tồn tại trong các dạng này 6 - 22 ngày ngoài môi trường. Từ đó, virus dễ dàng xâm nhập vào thức ăn, nước uống. Bệnh Care có tính chất lây lan rất cao, các chó tiếp xúc trực tiếp với chó mắc bệnh, với chất bài tiết chứa virus hay thông qua thức ăn, nước uống có chứa mầm bệnh thì dễ mắc bệnh. Đặc biệt, virus còn có thể xâm nhập vào cơ thể qua da.
Mặc dù virus được bài tiết ra ngoài môi trường qua hầu hết những dịch tiết của cơ thể nhưng bệnh ít lây lan qua nước tiểu. Theo Hồ Đình Chúc (1993) dịch tiết ở đường hô hấp do chó mắc bệnh ho bắn ra có thể gây bệnh cho các con chó khác.
Trong phòng thí nghiệm, có thể đưa virus vào cơ thể của động vật thí nghiệm theo con đường tiêm, uống, bôi vào niêm mạc mũi đều gây được bệnh.
c. Tỷ lệ ốm, tỷ lệ chết
nếu không điều trị kịp thời (Hồ Đình Chúc, 1993). Khi chó mắc các bệnh kế phát như parvovirus, viêm gan truyền nhiễm làm cho tỷ lệ chết càng cao (Tô Du và Xuân Giao, 2006).
2.3.2. Triệu chứng bệnh tích
2.3.2.1. Triệu chứng lâm sàng
Biểu hiện của bệnh thường rất đa dạng phụ thuộc vào tuổi chó mắc bệnh, giống chó, tình trạng sức khoẻ, chế độ chăm sóc nuôi dưỡng và độc lực của mầm bệnh.
Bệnh Care là bệnh cấp tính hoặc á cấp tính trên chó với biểu hiện sốt, rối loạn hô hấp, viêm dạ dày ruột, và triệu chứng thần kinh (Appel and Summers, 1995). Chó mắc bệnh Care có các biểu hiện trên lâm sàng là viêm kết mạc mắt, mắt có dử, mũi chảy nhiều dịch, con vật ốm yếu, ho, tiêu chảy, sốt cao và gầy còm (Appel, 1969).
Triệu chứng thần kinh thường xuất hiện trong giai đoạn đầu của bệnh hoặc một vài tuần hoặc vài tháng sau đó (Appel and Summers, 1995). Triệu chứng
thần kinh có thể xuất hiện khi viêm màng não và tủy sống cấp tính (Zurbriggen et
al., 1987; Baumgartner et al., 1989). Chó mắc bệnh Care có thể viêm não tủy
dạng mạn tính nên không quan sát được biểu hiện trên lâm sàng (Amude et al.,
2006, 2007).
Có sự sai khác nhau về triệu chứng lâm sàng quan sát được trên chó mắc bệnh Care do tính chất gây bệnh đa hệ thống của bệnh. Triệu chứng của bệnh thường liên quan tới hệ thống hô hấp, tiêu hóa và hệ thống thần kinh. Bệnh Care thường có đặc điểm sốt hai giai đoạn, kèm theo tiết dịch ở mắt – mũi, sau đó là dịch mủ, chán ăn, viêm kết mạc, viêm phế quản, viêm phổi, viêm dạ dày ruột và triệu chứng thần kinh (Summers and Appel, 1994).
Tổn thương trên da như viêm da mụn nước và mụn mủ có thể xảy ra trên chó. Tăng sừng hóa với sự xuất hiện các mụn nước và mủ có thể được tìm thấy ở chó mắc bệnh. Sự có mặt của virus Care trong biểu bì ở gan bàn chân của chó mắc Care liên quan tới sự phát triển của các tế bào sản sinh keratin dẫn đến hiện tượng sừng hóa (Gröne et al., 2003). Tuy nhiên, các tổn thương trên thường ít khi liên quan đến các triệu chứng thần kinh, đây thường được coi là dấu hiệu tiên lượng tốt (Maeda et al., 1994).
(Bittegeko et al., 1995). Ở chó con, chó trưởng thành có thể xuất hiện các biến dạng ở xương dài (Baumgärtner et al., 1995).
2.3.2.2. Bệnh tích
Appel and Summers (1995) đã chỉ ra bệnh tích đại thể có thể gặp bao gồm sừng hoá ở mõm và gan bàn chân. Tuỳ theo mức độ kế phát các vi khuẩn có thể thấy viêm phế quản phổi, viêm ruột, mụn mủ ở da,...
Kết quả nghiên cứu của Lan et al. (2005b, 2006a, 2007) cho thấy bệnh tích
vi thể trên chó mắc bệnh Care gồm: viêm não không sinh mủ, thể bao hàm ở não, phá hủy bao myelin, thâm nhiễm tế bào thần kinh đệm ở não; viêm phổi và thể bao hàm trong tế bào ở phổi; viêm kẽ phổi; suy giảm và hoại tử tế bào lympho ở các hạch lympho và lách; thể bao hàm ở biểu mô dạ dày, ruột non và thận; viêm dạ dày ruột; viêm ruột cata.
Nghiên cứu của Lan et al. (2008) đã chỉ ra bệnh tích vi thể ở phổi là viêm
kẽ phổi với thể bao hàm ái toan trong biểu mô phế nang. Hạch lympho suy giảm tế bào hoặc hoại tử. Viêm ruột non với thể bao hàm ái toan trong tế bào tiết ở ruột và tuyến ở dạ dày. Không có bệnh tích xuất hiện ở hệ thần kinh trung ương ở các chó nghiên cứu.
Pope et al. (2016) đã chỉ ra bệnh tích vi thể trên chó nhà và động vật hoang dã (gấu trúc và cáo). Bệnh tích ở phổi gồm thể hợp bào và thể bao hàm ở trong biểu mô niệu quản, thần kinh và phế quản. Có sự thâm nhiễm tế bào viêm ở hệ thống thần kinh trung ương của các con vật mắc bệnh với biểu hiện triệu chứng thần kinh cấp tính. Viêm phổi và ký sinh trùng cũng được tìm thấy ở các ca chó mắc bệnh Care.
2.3.3. Chẩn đoán bệnh Care
2.3.3.1. Dựa vào đặc điểm dịch tễ học của bệnh
Bệnh chủ yếu xảy ra ở chó 2 đến 12 tháng tuổi, ở thời điểm giao mùa, thời tiết thay đổi đột ngột, độ ẩm cao hoặc lạnh.
2.3.3.2. Dựa vào triệu chứng lâm sàng
Chẩn đoán bệnh Care thể cấp tính và á cấp tính có thể dựa vào bệnh sử và triệu chứng lâm sàng. Khi có những triệu chứng lâm sàng đặc trưng của bệnh thì có thể nghi ngờ chó mắc bệnh Care. Ở những chó chưa tiêm phòng hoặc chó trưởng thành không được tiêm phòng đầy đủ có những triệu chứng sốt, triệu
chứng hô hấp như chảy nước mũi, ho, có dử mắt..., triệu chứng tiêu hóa hoặc triệu chứng thần kinh thì khả năng chó mắc phải bệnh Care là rất cao (Hồ Đình Chúc, 1993).
Chẩn đoán bệnh dựa vào triệu chứng lâm sàng cần phân biệt với những bệnh sau:
Bệnh viêm gan truyền nhiễm: Bụng chướng to, sờ nắn vùng gan thấy con vật rất đau đớn. Giác mạc đục hơn, có thể như “cùi nhãn”.
Bệnh do Parvovirus: Gây viêm dạ dày, ruột xuất huyết do hoại tử tế bào thượng bì nhung mao ruột, thường ỉa chảy phân loãng như nước và có máu tươi, con vật chết rất nhanh, không có triệu chứng thần kinh.
Bệnh do Leptospira: Viêm dạ dày, ruột chảy máu, viêm loét miệng và thường xuất hiện ở chó lớn, vàng da, niêm mạc, số lượng bạch cầu tăng.
2.3.3.3. Chẩn đoán trong phòng thí nghiệm
a. Xét nghiệm máu
Đặc trưng của chó mắc bệnh Care cấp tính là thiếu máu, giảm tiểu cầu, giảm tế bào lympho, bạch cầu trung tính và bạch cầu đơn nhân (Shell, 1990). Virus Care có tồn tại thể vùi trong hồng cầu dạng đơn lẻ, hình bầu dục hoặc hình dạng bất thường xuất hiện màu đỏ hoặc xanh khi nhuộm bằng phương pháp
Wright (Gossett et al., 1982). Thể bao hàm trong tế bào bạch cầu được miêu tả
như đồng nhất, hình trong, hình bầu dục, hoặc hình dạng bất thường có đường
kính 1-4 micron, bắt màu đỏ khi nhuộm bằng phương pháp Schorr (Cello et al.,
1959) và phương pháp Wright (Gossett et al., 1982).
b. Tìm thể Lents
Lấy mẫu bệnh phẩm là dịch cạo niêm mạc mắt hay mũi chó bệnh, đem nhuộm Hematoxilin – Eosin (HE), tìm tiểu thể Lents qua kính hiển vi. Chú ý, ở não, thể Lents rất giống thể Negri ở bệnh dại.
c. Chẩn đoán virus học
Tiêm truyền bệnh phẩm cho động vật thí nghiệm
Mẫu bệnh phẩm là máu, lách, gan, phổi, các chất bài tiết và dịch nước mũi, nước mắt của chó nghi mắc bệnh đem nghiền, chế thành huyễn dịch và tiêm cho động vật thí nghiệm. Ưu tiên sử dụng chồn hoặc chó non, ngoài ra có thể tiêm cho chuột lang, chuột nhắt trắng, thỏ.
Quan sát tiến triển của bệnh gây ra trên động vật thí nghiệm, mổ khám bệnh tích đại thể và kết luận.
Trong bệnh phẩm có thể phân lập được một số vi khuẩn kế phát như
Pasteurella, Bacillus bronchisepticus, Staphylococcus, E. coli và Salmonella.
Phân lập virus trên môi trường tế bào
Mẫu bệnh phẩm đem nghiền thành huyễn dịch, xử lý kháng sinh, ly tâm lấy nước trong và lọc qua màng lọc vi khuẩn rồi đem gây nhiễm lên môi trường tế bào một lớp thích hợp. Virus Care chỉ có thể nhân lên và gây bệnh tích tế bào (Cyto pathogenic Effect - CPE) khi gây nhiễm lên tế bào phù hợp. Bệnh tích tế bào do CDV gây ra có thể quan sát được là những thể hợp bào, tế bào bị phá hủy màng và xuất hiện nhiều thể vùi ở trung tâm vùng tế bào xuất hiện CPE.
Sự xuất hiện nhiều hay ít, nhanh hay chậm của CPE phụ thuộc vào số lượng, độc lực của virus và “tuổi” tế bào. Tế bào mới nuôi cấy thì virus gây nhiễm dễ dàng hơn, CPE xuất hiện nhanh và nhiều hơn ở những tế bào đã nuôi cấy nhiều ngày (Lan et al., 2005a).
d. Chẩn đoán bằng phản ứng miễn dịch đánh dấu enzyme
ELISA(Enzyme linked Immuno Sorbent Assay) là một phương pháp xét
nghiệm miễn dịch dựa trên cơ chế kết hợp đặc hiệu giữa kháng nguyên và kháng thể, có sử dụng kháng thể có gắn enzyme và chất phát quang nhằm phát hiện ra sự kết hợp đó.
e. Chẩn đoán bằng phương pháp nhuộm hóa mô miễn dịch
Nhuộm hóa mô miễn dịch (Immunohistochemistry - IHC) là phương pháp có độ chính xác cao cho phép phát hiện kháng nguyên tồn tại trong tổ chức. Phương pháp này được thực hiện dựa trên nguyên lý là sự kết hợp giữa kháng nguyên và kháng thể đặc hiệu và được phát hiện bằng chất chỉ thị màu.
f. Chẩn đoán bệnh bằng phương pháp miễn dịch huỳnh quang
Phản ứng miễn dịch huỳnh quang IF (Immuno fluorescent test) có độ chính xác cao, dùng chất đánh dấu là chất phát huỳnh quang. Phương pháp này được thực hiện dựa trên nguyên lý: khi dùng kháng thể hoặc kháng kháng thể đã được nhuộm bằng chất phát huỳnh quang, rồi cho kết hợp với kháng nguyên – kháng thể khi soi dưới kính hiển vi huỳnh quang sẽ phát sáng.
Trong phản ứng này thường dùng kháng thể đặc hiệu nhuộm chất phát huỳnh quang để phát hiện kháng nguyên chưa biết.
Phản ứng miễn dịch huỳnh quang gián tiếp
Dùng kháng kháng thể được nhuộm chất phát huỳnh quang để phát hiện kháng nguyên chưa biết.
g. Chẩn đoán phát hiện RNA của virus Care bằng RT- PCR
Phương pháp RT-PCR (Reverse Transcription Polymesase Chain
Reaction) là sự kết hợp giữa phương pháp phiên mã ngược và phương pháp PCR. Phương pháp này có thể phát hiện RNA tồn tại với lượng rất thấp mà khó có thể phát hiện bằng phương pháp khác.
Do Taq polymerase sử dụng trong PCR không hoạt động trên RNA nên trước hết cần chuyển RNA thành cDNA nhờ enzyme phiên mã ngược Reverse Transcriptase (RT). Sau đó, cDNA này sẽ được khuếch đại nhờ Taq polymerase. Dấu hiệu xác định bệnh là sản phẩm nhân bản một đoạn gen đặc hiệu của virus. Sự hiện diện của sản phẩm này được nhận biết qua điện di trên gel agarose (Lan
et al., 2008).
h. Chẩn đoán phát hiện bệnh Care bằng kit chẩn đoán nhanh
Hiện nay, nhiều phòng khám thú y sử dụng phương pháp xét nghiệm nhanh bằng thiết bị thiết kế sẵn, đơn giản, tiện dụng và có độ chính xác cao.
Về bản chất, đây là phương pháp xét nghiệm ELISA để phát hiện kháng nguyên của virus Care trong máu, dịch kết mạc mắt và nước mũi của chó. Hai kháng thể đơn dòng trong thiết bị sẽ kết hợp đặc hiệu với các nhóm quyết định kháng nguyên khác nhau của virus Care. Sau khi cho bệnh phẩm vào vị trí đệm Cellulose của thiết bị, virus Care sẽ kết hợp với kháng thể đơn dòng thứ nhất. Rồi phức hợp này kết hợp với kháng thể đơn dòng khác trong màng nitơ - cellulose của thiết bị để tạo thành hợp chất kép hoàn chỉnh. Kết quả xét nghiệm được biểu hiện qua các vạch do thiết bị sử dụng theo phép “sắc ký miễn dịch”.
Ưu điểm của thiết bị này là có độ nhạy cao, có thể chẩn đoán bệnh sớm trong thời gian đầu của bệnh, khi mà các triệu chứng lâm sàng chưa thể hiện rõ. Mặt khác biện pháp này dễ dàng thực hiện với nhiều loại mẫu bệnh phẩm như huyết tương, huyết thanh, dịch kết mạc mắt và nước mũi. Đọc kết quả phản ứng sau 5 - 10 phút.
2.3.4. Điều trị
Dùng kháng huyết thanh: liều 15 – 30 ml/con, tiêm sớm. Khi con vật đã có triệu chứng viêm phổi hay triệu chứng thần kinh thì kháng huyết thanh không có hiệu lực.
Ở các cơ sở điều trị theo các bước sau đây: