KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VỀ TÍNH KHÁNG NGUYÊN CỦA NHỮNG

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số đặc tính sinh học, sinh học phân tử và tính kháng nguyên của giống gốc sản xuất vacxin vô hoạt phòng bệnh care (Trang 77 - 80)

PHẦN 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VỀ TÍNH KHÁNG NGUYÊN CỦA NHỮNG

CHỦNG GIỐNG GỐC SẢN XUẤT VACXIN VÔ HOẠT PHÒNG BỆNH CARE

Nghiên cứu này tiếp tục đánh giá tính sinh miễn dịch của hai chủng giống gốc VNUA-CDV-03 và VNUA-CDV-04 bằng cách tiêm hỗn dịch kháng nguyên virus đã được vô hoạt và trộn với chất bổ trợ nhằm đánh giá khả năng kích thích đáp ứng miễn dịch trên chó thí nghiệm. Kết quả kiểm tra hiệu giá kháng thể kháng virus Care bằng phương pháp ELISA được trình bày ở hình 4.19.

Hình 4.19. Kết quả kiểm tra hiệu giá kháng thể kháng virus Care bằng phương pháp ELISA trên lô chó thí nghiệm và đối chứng

Ghi chú:

OD450 IgG levels: giá trị OD đo ở bước sóng 450nm. : Sai khác có ý nghĩa thống kê giữa chủng virus

VNUA-CDV-03 và chủng virus vacxin Onderstepoort. : Sai khác có ý nghĩa thống kê giữa chủng virus

VNUA-CDV-04 và chủng virus vacxin Onderstepoort. : Sai khác có ý nghĩa thống kê giữa chủng virus

VNUA-CDV-03 và chủng virus VNUA-CDV-04. *: Sai khác có ý nghĩa thống kê với giá trị P < 0,05. **: Sai khác có ý nghĩa thống kê với giá trị P < 0,01. ****: Sai khác có ý nghĩa thống kê với giá trị P < 0,0001.

Kết quả kiểm tra hiệu giá kháng thể tại thời điểm trước khi tiêm hỗn dịch kháng nguyên virus vô hoạt được trình bày ở hình 4.20 cho thấy cho thấy 15 chó được lựa chọn thí nghiệm đều không có kháng thể kháng virus Care và các chó này đều chưa được tiêm phòng vacxin Care hay có kháng thể từ mẹ. Điều này chứng tỏ các chó được lựa chọn trong nghiên cứu này đều đạt yêu cầu do chó con có kháng thể từ mẹ có thể bị ảnh hưởng tới quá trình hình thành đáp ứng miễn dịch (Wilson et al., 2014).

Qua hình 4.17, cho thấy lô đối chứng không xuất hiện kháng thể đặc hiệu với virus Care với các giá trị OD nhỏ hơn giá trị tới hạn (Cut off = 0,3). Kết quả này đã chỉ ra các khâu trong quá trình chăm sóc và nuôi dưỡng động vật đều không xuất hiện virus Care trong môi trường của khu nuôi động vật thí nghiệm. Kết quả phân tích chỉ ra sau khi tiêm hỗn dịch kháng nguyên virus VNUA-CDV- 03 và VNUA-CDV-04 vô hoạt ở lô thí nghiệm có hiệu giá kháng thể với giá trị OD lớn hơn giá trị tới hạn (Cut off = 0,3).

Kết quả ở hình 4.17 cho thấy có sự sai khác có ý nghĩa thống kê về hiệu giá kháng thể giữa hai lô chó thí nghiệm với chủng giống gốc VNUA-CDV-03 và VNUA-CDV-04 với lô chó đối chứng tại các thời điểm 14, 21, 28, 35, 42, 49 và 56 ngày sau khi tiêm hỗn dịch kháng nguyên vô hoạt. Khi so sánh về hiệu giá kháng thể giữa hai chủng giống gốc VNUA-CDV-03 và VNUA-CDV-04 nhận thấy có sự sai khác có ý nghĩa thống kê tại thời điểm 42 và 49 ngày sau khi tiêm hỗn dịch kháng nguyên vô hoạt. Trong đó, chủng VNUA-CDV-03 có hiệu giá kháng thể đạt trên ngưỡng giá trị tới hạn (Cut off) sau 21 ngày tiêm, sau đó đạt cực đại sau 42 ngày tiêm (với giá trị ODtb là 1,643 ± 0,410) cao hơn so với chủng VNUA-CDV-04 (với giá trị ODtb là 1,347 ± 0,246), sau đó giảm thời điểm 49 ngày sau khi tiêm và giá trị hiệu giá sau 56 ngày tiêm (với giá trị ODtb là 1,226 ±

0,325) cao hơn so với chủng VNUA-CDV-04 (với giá trị ODtb là 0,982 ± 0,147).

Kết quả nghiên cứu này cho thấy hai chủng giống gốc có khả năng kích thích chó thí nghiệm sản sinh kháng thể khác với chủng virus vacxin Onderstepoort và sai khác với nhau. Trong đó, chủng VNUA-CDV-03 có giá trị hiệu giá kháng thể tại các thời điểm theo dõi sau khi tiêm hỗn dịch kháng nguyên virus vô hoạt đều cao hơn so với chủng VNUA-CDV-04.

Theo kết quả nghiên cứu của Appel et al. (1984) đã chỉ ra chó được tiêm

phòng vacxin Care vô hoạt không kích thích miễn dịch qua trung gian tế bào mà chủ yếu là đáp ứng miễn dịch dịch thể với kháng nguyên của virus Care.

Nghiên cứu của Norrby et al. (1986) đã chỉ ra chó có đáp ứng miễn dịch dịch thể và miễn dịch tế bào sau khi công cường độc với chủng virus Care. Bên cạnh đó, thời gian bán rã của kháng thể kháng virus Care trong cơ thể chó là 8,4

ngày (Carmichael et al., 1962), ở chó con thì hàm lượng kháng thể giảm đáng

kể khi chó 10 - 12 tuần tuổi (Chappuis, 1998). Do đó, trong kết quả nghiên cứu này đã chỉ ra các chó thí nghiệm đã sản sinh kháng thể chủ động, kháng thể này không phải từ nguồn kháng thể thụ động từ mẹ. Kháng thể thu được từ các chó thí nghiệm trong nghiên cứu này có thể được hình thành do đáp ứng miễn dịch dịch thể hoặc qua trung gian tế bào trên chó thí nghiệm. Kết quả nghiên cứu

này phù hợp với nghiên cứu của Cirone et al. (2004) khi chỉ ra vacxin Care vô

hoạt có bổ sung chất bổ trợ là nhũ dầu có khả năng tăng cường đáp ứng miễn dịch của vacxin vô hoạt.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số đặc tính sinh học, sinh học phân tử và tính kháng nguyên của giống gốc sản xuất vacxin vô hoạt phòng bệnh care (Trang 77 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)