Tổ chức các phong trào hành động cách mạng nhằm phát huy vai trò

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phương thức hoạt động của đoàn thanh niên cộng sản hồ chí minh hiện nay (Trang 57 - 65)

7. Kết cấu luận văn

2.2. THỰC TRẠNG PHƢƠNG THỨC HOẠT ĐỘNG CỦA ĐOÀN TNCS HỒ CHÍ

2.2.2. Tổ chức các phong trào hành động cách mạng nhằm phát huy vai trò

vai trò xung kích, tình nguyện của thanh niên trong phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ Tổ quốc

Kế thừa những ƣu điểm trong cách thức triển khai phong trào từ nhiệm kỳ khóa IX, hai phong trào “Xung kích, tình nguyện phát triển kinh tế - xã hội

và bảo vệ Tổ quốc”, “Đồng hành với thanh niên lập thân, lập nghiệp” do Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ X phát động thực hiện đã tạo không gian “mở” cho tổ chức Đoàn các cấp phát huy tối đa tinh thần xung kích của ĐVTN theo đặc thù nghề nghiệp, khả năng, năng lực bản thân; tăng cƣờng hoạt động đồng hành, hỗ trợ ĐVTN trên mọi khu vực, đối tƣợng. Phong trào đã có bƣớc phát triển mới tạo dấu ấn tốt đẹp trong đời sống xã hội, thể hiện rõ nét vai trò xung kích, tình nguyện, sáng tạo của thanh niên trong phát triển kinh tế - xã hội, khởi nghiệp sáng tạo, bảo đảm quốc phòng an ninh; đồng thời đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu, nguyện vọng, bảo đảm quyền và lợi ích chính đáng, hợp pháp của thanh niên.

Sau 5 năm triển khai, BCH Trung ƣơng Đoàn khóa X đánh giá hai phong trào “Xung kích, tình nguyện phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ Tổ quốc” và “Đồng hành với thanh niên lập thân, lập nghiệp” vẫn có những hạn chế nhất định. Đó là việc triển khai các nội dung của phong trào có biểu hiện chồng chéo, khó đánh giá; tên gọi dài, khó nhớ; nội dung phong trào dàn trải, dễ bị nhầm lẫn hoặc trùng lặp nội dung hoạt động nên chƣa thực sự phù hợp với điều kiện thực tiễn tại cơ sở, hạn chế sức lan tỏa của phong trào. Việc xác định tên gọi phong trào theo hƣớng “xung kích”, “đồng hành” mới chỉ thể hiện “góc nhìn” của tổ chức Đoàn đối với thanh niên, chƣa thể hiện đƣợc những phẩm chất vốn có, truyền thống tốt đẹp của thanh niên Việt Nam qua nhiều thế hệ. Mặt khác, việc thiết kế các nội dung phong trào nhƣ nhiệm kỳ 2012-2017 xuất hiện tình trạng “phong trào nằm trong phong trào”, khi triển khai nội dung này nhầm lẫn với nội dung khác của phong trào, việc xây dựng số liệu đánh giá công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi hằng năm gặp khó khăn. Nếu tên gọi phong trào vừa thể hiện đƣợc vai trò tổ chức Đoàn đối với thanh niên, vừa khơi dậy những phẩm chất tốt đẹp của thanh niên sẽ tạo sức lan tỏao, sức thẩm thấu nhanh hơn, hiệu quả hơn đối với thế hệ thanh

niên. Vì vậy, để phù hợp với những biến đổi trong đời sống kinh tế - xã hội của đất nƣớc; đồng thời tạo điều kiện để các cấp bộ Đoàn cụ thể hóa các nội dung của phong trào phù hợp với điều kiện đặc thù của địa phƣơng, đơn vị; tạo sự thống nhất trong tên gọi và các nội dung cụ thể của phong trào, Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ XI phát động 3 phong trào hành động cách mạng là “Thanh niên tình nguyện”, “Tuổi trẻ sáng tạo”, “Tuổi trẻ xung kích bảo vệ Tổ quốc” và 3 chƣơng trình đồng hành với thanh niên gồm: “Đồng hành với thanh niên trong học tập”; “Đồng hành với thanh niên khởi nghiệp, lập nghiệp”; “Đồng hành với thanh niên rèn luyện và phát triển kỹ năng trong cuộc sống, nâng cao thể chất, đời sống văn hóa tinh thần”. Sau gần 2 năm triển khai thực hiện, tinh thần, tôn chỉ, mục đích của phong trào đã từng bƣớc đến với cơ sở Đoàn, cán bộ, ĐVTN ở các khối, đối tƣợng, lĩnh vực; phù hợp với đặc trƣng vùng miền, tính chất công việc.

Chất lƣợng tổ chức phong trào ngày càng đƣợc nâng cao, vừa có các giải pháp phù hợp nhu cầu của từng khối đối tƣợng thanh niên, vừa tạo đƣợc những giá trị "nhận diện" riêng, qua đó dễ dàng lan toả đến đối tƣợng thanh niên: phong trào “Sinh viên 5 tốt” trong đoàn viên, thanh niên là sinh viên (đạo đức tốt, học tập tốt, thể lực tốt, tình nguyện tốt, hội nhập tốt); phong trào “Học sinh 3 rèn luyện” trong đoàn viên, thanh niên các trƣờng nghề (rèn luyện đạo đức, tác phong; nâng cao kiến thức, rèn luyện tay nghề; rèn luyện kỹ năng, thái độ nghề nghiệp); phong trào “Khi tôi 18” trong học sinh THPT; phong trào “Thanh niên tham gia xây dựng nông thôn mới” trong đoàn viên, than niên nông thôn; phong trào “Thanh niên tham gia xây dựng đô thị văn minh” trong đoàn viên, thanh niên đô thị; phong trào “3 trách nhiệm” trong đoàn viên, thanh niên khối công chức, viên chức (trách nhiệm với bản thân, trách nhiệm với công việc, trách nhiệm với cộng đồng); phong trào “Thanh niên quân đội rèn đức, luyện tài, xung kích, sáng tạo, quyết thắng” trong

thanh niên quân đội; phong trào “Thanh niên Công an nhân dân học tập, thực hiện Sáu điều Bác Hồ dạy” trong thanh niên công an.

Ngay trong từng phong trào cũng có sự đổi mới phƣơng thức tổ chức để ngày càng phù hợp hơn với nhiều đối tƣợng thanh niên. Phong trào “Thanh niên tình nguyện” đã chuyển hƣớng từ tập trung chỉ đạo theo các tuyến nội dung sang mô hình hóa, cụ thể và toàn diện trên các lĩnh vực thông qua một chƣơng trình (“Tiếp sức mùa thi”) và bốn chiến dịch (chiến dịch "Mùa hè xanh" dành cho sinh viên, giảng viên trẻ khối Đại học- Cao đẳng- Trung cấp; chiến dịch "Hành quân xanh" dành cho thanh niên lực lƣợng vũ trang, chiến dịch "Kỳ nghỉ hồng" dành cho thanh niên công nhân, công chức, viên chức; chiến dịch "Hoa phƣợng đỏ" dành cho học sinh, giáo viên trung học phổ thông.

Đoàn các cấp đã quan tâm ứng dụng công nghệ thông tin trong chỉ đạo, tổ chức các hoạt động để nâng cao hiệu quả triển khai các phong trào. Cuộc thi tìm hiểu lịch sử, văn hoá Việt Nam mang tên “Tự hào Việt Nam”, cuộc thi "Chinh phục vũ môn", cuộc thi tìm hiểu về biển đảo Việt Nam, đƣợc tổ chức dƣới hình thức thi trực tuyến, nội dung và phƣơng thức thi hiện đại, thu hút đƣợc đông đảo đoàn viên, thanh niên tham gia. Việc sử dụng mạng xã hội nhƣ facebook viber, Zalo, Skype để nắm bắt kết quả triển khai phong trào đƣợc các cấp bộ đoàn thống nhất thực hiện trong toàn hệ thống. Các cấp bộ Đoàn xây dựng các ứng dụng (apps) hỗ trợ công tác chỉ đạo, điều hành và đăng tải các thông tin hữu ích cho ĐVTN: ứng dụng Hỗ trợ công tác tổ chức Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ XI, Đại hội Hội Sinh viên toàn quốc lần thứ VII; ứng dụng chatbox trong hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp; ứng dụng hỗ trợ thanh niên nông thôn tiêu thụ sản phẩm; ứng dụng tổng hợp các ý tƣởng sáng tạo và cổng thông tin ý tƣởng, sáng tạo; thí điểm ứng dụng chấm điểm bộ tiêu chí...

Một nét mới thể hiện bƣớc tiến rõ nét của công tác Đoàn là đánh giá, giám sát thực chất hiệu quả triển khai phong trào trong thực tiễn, tạo động lực

thi đua cho các cấp bộ Đoàn, định hƣớng và dẫn dắt công tác Đoàn và phong trào TTN cả nƣớc. Đồng thời, Trung ƣơng Đoàn, Đoàn cấp tỉnh tăng cƣờng hƣớng dẫn các phong trào, các nội dung, chủ trƣơng mới để cơ sở thực hiện nhƣ: Hƣớng dẫn triển khai phong trào Sáng tạo trẻ; Hƣớng dẫn triển khai phong trào “Ba trách nhiệm” (trách nhiệm với bản thân, trách nhiệm với công việc; trách nhiệm với cộng đồng); Hƣớng dẫn một số nghiệp vụ công tác đoàn viên; Hƣớng dẫn triển khai thực hiện công trình thanh niên; Hƣớng dẫn thực hiện Quyết định số 217-QĐ/TW ngày 12/12/2013 của Bộ Chính trị; Hƣớng dẫn thực hiện chỉ tiêu nhiệm kỳ Đại hội XI, Hƣớng dẫn thực hiện Quy chế Thi đua, khen thƣởng của Đoàn; hƣớng dẫn thực hiện Quy chế các giải thƣởng của Đoàn, qua đó giúp triển khai hiệu quả các phong trào, hoạt động.

Từ đầu nhiệm kỳ Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ X đến nay, các phong trào hành động cách mạng của Đoàn nhƣ “Xung kích, tình nguyện phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ Tổ quốc”, “Đồng hành với thanh niên lập thân, lập nghiệp” đã không ngừng đổi mới nhằm đáp ứng quá trình vận động của xã hội, nhiệm vụ chính trị ở mỗi giai đoạn cách mạng.

2.2.3. Tổ chức các chương trình đồng hành với thanh niên lập thân, lập nghiệp, đáp ứng nhu cầu, nguyện vọng chính đáng của thanh niên

Các cấp bộ Đoàn đã cùng các lực lƣợng xã hội luôn đồng hành, chăm lo đáp ứng nhu cầu, lợi ích chính đáng của thanh niên trên mọi lĩnh vực nhằm phát triển toàn diện thanh niên.

Từ phong trào “4 đồng hành với thanh niên lập thân, lập nghiệp” (giai đoạn 2007-2012) đến “Đồng hành với thanh niên lập thân, lập nghiệp” (giai đoạn 2012-2017) và hiện nay là 3 chƣơng trình đồng hành với thanh niên gồm: “Đồng hành với thanh niên trong học tập”, “Đồng hành với thanh niên trong khởi nghiệp, lập nghiệp”,“Đồng hành với thanh niên rèn luyện và phát triển kỹ năng trong cuộc sống, nâng cao thể chất, đời sống văn hóa tinh thần” cho thấy

sự vận động không ngừng của tổ chức Đoàn trong việc tìm kiếm các phƣơng thức mới nhằm chăm lo, bảo vệ lợi ích hợp pháp, chính đáng của ĐVTN.

Chƣơng trình “Đồng hành với thanh niên trong học tập” đƣợc các cấp bộ Đoàn không ngừng đổi mới, tập trung triển khai ở tất cả khu vực đối tƣợng. Đối với ĐVTN khối trƣờng học là sự đồng hành trong thực hiện nhiệm vụ học tốt, dạy tốt, nghiên cứu khoa học, tham gia xây dựng môi trƣờng học đƣờng lành mạnh, thực hiện cuộc vận động “Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục”; “Trƣờng học thân thiện, học sinh tích cực”; Chỉ thị 296 của Thủ tƣớng Chính phủ về nâng cao chất lƣợng giáo dục đại học đƣợc đoàn các trƣờng học hƣởng ứng bằng nhiều giải pháp thiết thực. Các cấp bộ đoàn phối hợp tổ chức cho đoàn viên tham gia phổ cập giáo dục, chống tái mù chữ, giúp đỡ học sinh có hoàn cảnh khó khăn đến trƣờng; chủ động tìm kiếm, khai thác nguồn lực, xây dựng và phát triển quỹ khuyến học, khuyến tài, nâng cao chất lƣợng các loại học bổng và giải thƣởng trong lĩnh vực học tập, nghiên cứu khoa học cho TTN. Chủ động phối hợp với ngành giáo dục, ngân hàng chính sách xã hội hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi để học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn vay vốn tín dụng học tập. Hiện nay, tổng dƣ nợ đạt 30.036 tỷ đồng, tạo điều kiện cho trên 2,1 triệu học sinh, sinh viên của gần 1,8 triệu hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn tiếp tục đến trƣờng. Trong ĐVTN địa bàn dân cƣ là tập huấn, chuyển giao khoa học kỹ thuật, xây dựng các mô hình thanh niên phát triển kinh tế, hỗ trợ vay vốn phát triển sản xuất, thành lập các các câu lạc bộ, hợp tác xã thanh niên phát triển kinh tế. Qua đó, tổ chức đƣợc 31.130 lớp nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho 952.883 ĐVTN; 30.307 lớp chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật cho 1.361.727 ĐVTN; 26.397 lớp phổ cập tin học, ngoại ngữ cho 772.936 ĐVTN; xây dựng đƣợc 1.800 điểm truy cập internet cho thanh niên nông thôn [42]. Đối với khối thanh niên công chức, viên chức, thanh niên lực lƣợng vũ trang, thanh niên trong các doanh nghiệp, tổ

chức Đoàn đồng hành để ĐVTN học tập nâng cao trình độ chuyên môn, tay nghề, tiếp cận tri thức, vƣơn lên làm chủ khoa học công nghệ hiện đại. Đến nay, Trung ƣơng Đoàn đã tổ chức đƣợc 09 lần Tuyên dƣơng Festival Sáng tạo trẻ với 498 công trình, sản phẩm sáng tạo tiêu biểu toàn quốc [42], [12].

Bên cạnh việc triển khai cuộc vận động “Học tập suốt đời” trong các đối tƣợng thanh niên, Đoàn vận động nguồn lực hỗ trợ thanh thiếu nhi có hoàn cảnh khó khăn vƣơn lên học tập qua chƣơng trình “Tiếp sức đến trƣờng”; duy trì hoạt động hiệu quả của Quỹ hỗ trợ tài năng trẻ, Quỹ hỗ trợ và phát triển sinh viên Việt Nam, Quỹ học bổng Vừ A Dính. Đoàn tổ chức các gaiir thƣởng, hội thi trong thanh niên khối trƣờng học - xem đây là đối tƣợng trọng điểm triển khai phong trào, tiêu biểu nhƣ: Giải thƣởng Sinh viên nghiên cứu khoa học toàn quốc, Giải thƣởng Loa Thành, Cuộc thi sáng tạo khoa học kỹ thuật dành cho học sinh trung học, Hội thi Olympic Kinh tế lƣợng toàn quốc, Olympic Tin học toàn quốc, Olympic cơ học toàn quốc, Hội nghị nghiên cứu khoa học trẻ khối các trƣờng. Việc tôn vinh, phát huy các tấm gƣơng học sinh, sinh viên, giáo viên, giảng viên trong học tập, rèn luyện, nghiên cứu khoa học đƣợc quan tâm triển khai. Nhiều sinh viên đƣợc tuyên dƣơng “Sinh viên 5 tốt”, nhiều học sinh nhận danh hiệu “Học sinh 3 rèn luyện”; nhiều giáo viên trẻ ở các vùng khó khăn, biên giới, hải đảo đƣợc Đoàn, Hội các cấp tuyên dƣơng, hỗ trợ.

Các hoạt động đồng hành với thanh niên trong khởi nghiệp, lập nghiệp đƣợc tổ chức Đoàn không ngừng đổi mới. Các cấp bộ Đoàn chú trọng tổ chức các hoạt động tuyên truyền nâng cao nhận thức, tƣ vấn, hỗ trợ thanh niên trong nghề nghiệp, việc làm. Công tác tƣ vấn, hƣớng nghiệp cho thanh niên, đặc biệt trong học sinh phổ thông đƣợc thực hiện với nhiều hình thức với hơn 8 triệu lƣợt thanh niên, học sinh đƣợc tƣ vấn, hƣớng nghiệp. Toàn Đoàn đã tham gia dạy nghề cho hơn 420.000 thanh niên, giới thiệu việc làm cho hơn 2

triệu thanh niên, tập trung trong bộ đội xuất ngũ, sinh viên, thanh niên khuyết tật, thanh niên hoàn lƣơng [42]. Phối hợp với nhiều bộ, ngành tổ chức các hội thi tay nghề, thao diễn kỹ thuật cho thanh niên công nhân; tập huấn, chuyển giao khoa học kỹ thuật, hỗ trợ thanh niên nông thôn xây dựng, phát triển các mô hình kinh tế.

Hoạt động hỗ trợ thanh niên vay vốn phát triển kinh tế, tạo việc làm ổn định cho thanh niên địa phƣơng tiếp tục đƣợc quan tâm. Đến nay, dƣ nợ ủy thác qua Ngân hàng Chính sách xã hội của Đoàn thanh niên đạt gần 26.500 tỷ đồng (tăng gần 1.700 tỷ đồng so với cuối năm 2018), đã cho 883.800 hộ gia đình chính sách và thanh niên vay vốn phát triển kinh tế, giải quyết việc làm. Nguồn vốn vay từ Quỹ quốc gia về việc làm qua Trung ƣơng Đoàn với 75,2 tỷ đồng đã cho giải ngân cho 836 dự án, giải quyết việc làm cho 2.457 thanh niên [19]. Một số đơn vị đã có sự chủ động trong tiếp cận và phối hợp với các ngành, các doanh nghiệp triển khai các chƣơng trình, đề án, cuộc thi hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp. Công tác hƣớng dẫn và hỗ trợ thanh niên tiếp cận các nguồn vốn vay khởi nghiệp, giải quyết việc làm đƣợc triển khai khá hiệu quả song song với việc rà soát hoạt động của các tổ tiết kiệm vay vốn, phối hợp với các Ngân hàng thƣơng mại và Ngân hàng chính sách xã hội hỗ trợ thực hiện các dự án. Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam phát huy vai trò tích cực trong hỗ trợ thanh niên làm kinh tế.

Các hoạt động đồng hành với thanh niên trong nâng cao sức khỏe thể chất và đời sống văn hóa tinh thần đƣợc triển khai rộng khắp với nhiều mô hình mới, sáng tạo, có sức lan tỏa trong thanh niên và toàn xã hội. Phong trào thể thao quần chúng đƣợc tổ chức sôi nổi ở cơ sở. Nhiều hoạt động thể thao có uy tín xã hội tiếp tục đƣợc đầu tƣ, nâng cao chất lƣợng. Các hoạt động giáo dục, chăm sóc sức khỏe vị thành niên, phòng chống HIV/AIDS, ma túy, mại dâm và các tệ nạn xã hội trong thanh niên ngày càng đƣợc quan tâm. Các hoạt

động văn hóa, văn nghệ đƣợc triển khai đa dạng; nhiều chƣơng trình văn hóa, nghệ thuật quy mô lớn đƣợc tổ chức, có sức lan tỏa. Các hoạt động chăm lo đời sống văn hóa tinh thần, đồng hành với thanh niên công nhân đƣợc tăng cƣờng, bƣớc đầu hỗ trợ đƣợc một bộ phận thanh niên công nhân có hoàn cảnh khó khăn. Chất lƣợng, hiệu quả hoạt động của các thiết chế văn hóa, thể thao, vui chơi, giải trí của Đoàn đƣợc nâng cao, đóng góp quan trọng trong việc hỗ trợ thanh niên nâng cao sức khỏe thể chất và đời sống tinh thần.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phương thức hoạt động của đoàn thanh niên cộng sản hồ chí minh hiện nay (Trang 57 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)