Thực hiện giám sát, phản biện xã hội góp phần xây dựng Đảng và

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phương thức hoạt động của đoàn thanh niên cộng sản hồ chí minh hiện nay (Trang 65 - 70)

7. Kết cấu luận văn

2.2. THỰC TRẠNG PHƢƠNG THỨC HOẠT ĐỘNG CỦA ĐOÀN TNCS HỒ CHÍ

2.2.4. Thực hiện giám sát, phản biện xã hội góp phần xây dựng Đảng và

và Nhà nước trong sạch, vững mạnh

Từ năm 2013, sau khi Bộ Chính trị ban hành Quyết định 217-QĐ/TW về “Quy chế giám sát và phản biện xã hội của MTTQ Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội”, Quyết định 218-QĐ/TW “quy định về việc MTTQ Việt Nam, các đoàn thể chính trị - xã hội và nhân dân tham gia góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền”, công tác giám sát, phản biện xã hội của MTTQ Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội đƣợc xác lập rõ ràng hơn, ngày càng đƣợc chú trọng thực hiện hơn và đến nay đã bƣớc đầu mang lại hiệu quả. Cho nên, khác với chức năng kiểm tra, giám sát - vốn đƣợc xem nhƣ chức năng lãnh đạo của Đoàn (Điều 27, Điều lệ Đoàn hiện hành) thì giám sát và

phản biện xã hội góp phần xây dựng Đảng và Nhà nƣớc trong sạch, vững mạnh chính là một phƣơng thức hoạt động của Đoàn. Trong đó, “Giám sát” đƣợc xác định là việc theo dõi, phát hiện, xem xét; đánh giá kiến nghị của tổ chức Đoàn nhằm tác động tới cơ quan, tổ chức và cán bộ, đảng viên, đại biểu dân cử, công chức, viên chức nhà nƣớc về việc thực hiện các chủ trƣơng, đƣờng lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nƣớc; “Phản biện xã hội” là việc nhận xét, đánh giá, nêu chính kiến, kiến nghị của Đoàn đối với dự thảo các chủ trƣơng, đƣờng lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nƣớc [25]. Việc thực hiện quy định giám sát, phản biện xã hội của MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội đƣợc thực hiện gắn liền với quy định của Đảng về việc MTTQ Việt Nam, các đoàn thể chính trị - xã hội và nhân dân tham gia góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền

Với tính chất là một phƣơng thức hoạt động của Đoàn, việc thực hiện giám sát, phản biện xã hội của Đoàn đƣợc tiến hành trong suốt quá trình các cấp bộ Đoàn triển khai chƣơng trình công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi; trong công tác phối hợp thực hiện nhiệm vụ giám sát, phản biện xã hội của Đoàn Thanh niên với các tổ chức thuộc Khối MTTQ và các đoàn thể chính trị - xã hội.

- Hoạt động giám sát:

Từ năm 2013 đến nay, các cấp bộ Đoàn đã tham gia rà soát việc thực hiện chính sách ngƣời có công với cách mạng và cựu thanh niên xung phong; giám sát việc thực hiện chính sách về nghề nghiệp, việc làm cho thanh niên, việc thực hiện Quyết định số 289-QĐ/TW ngày 08/02/2010 của Ban Bí thƣ Trung ƣơng Đảng về Quy chế cán bộ Đoàn, Nghị quyết 25-NQ/TW ngày 25/7/2008 của BCH Trung ƣơng Đảng khóa X về “Tăng cƣờng sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thanh niên thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa”, Chỉ thị số 42-CT/TW ngày 24/3/2015 của BCH Trung ƣơng Đảng về “tăng cƣờng

sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác giáo dục lý tƣởng cách mạng, đạo đức, lối sống văn hóa cho thế hệ trẻ giai đoạn 2015-2030”; công tác vay vốn và các hoạt động hỗ trợ, giới thiệu việc làm cho đoàn viên, thanh niên; việc thực hiện chính sách việc làm cho thanh niên; Chiến lƣợc phát triển thanh niên Việt Nam; chế độ chính sách cho cán bộ, ĐVTN.

Đoàn các cấp căn cứ vào tình hình thực tiễn tại địa phƣơng để xác định nội dung giám sát, nhƣ: giám sát việc triển khai thực hiện Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn; Thông báo kết luận của Ban Thƣờng vụ Thành ủy; Chƣơng trình phát triển thanh niên của tại địa phƣơng...

Sau giám sát, Đoàn các cấp đã phản ánh, đề xuất với cấp ủy, chính quyền các cấp về việc thực hiện các cơ chế, chính sách về công tác thanh niên và những vấn đề mà nhân dân quan tâm; nắm rõ tình hình đoàn viên, thanh niên về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, phƣơng thức tập hợp, đoàn kết thanh niên; phòng ngừa, ngăn chặn những hành vi tiêu cực, quan liêu.

Đối với Ban Bí thƣ Trung ƣơng Đoàn, sau khi tổ chức giám sát tại các tỉnh, thành phố đã có những khuyến nghị, đề xuất với Chính phủ, các cơ quan, đơn vị liên quan về những vấn đề cụ thể nhƣ: đề nghị Chính phủ sớm chỉ đạo nghiên cứu về sửa đổi Luật Thanh niên năm 2005 để trình Quốc hội xem xét, thảo luận và thông qua; tiếp tục quan tâm đầu tƣ, có chính sách tạo điều kiện để nâng cao khả năng tiếp cận văn hóa, các ấn phẩm báo chí, sách cho TTN vùng sâu, vùng xa, dân tộc, biên giới, hải đảo, vùng khó khăn của đất nƣớc. Đ Đề nghị Ban Tuyên giáo Trung ƣơng quan tâm tăng cƣờng hƣớng dẫn, kiểm tra, giám sát cấp ủy đảng các cấp thực hiện Chỉ thị 42-CT/TW; hằng năm, Ban Tuyên giáo Trung ƣơng có báo cáo chuyên đề về tình hình thực hiện Chỉ thị 42-CT/TW gửi Ban Bí thƣ Trung ƣơng Đảng và các tỉnh, thành ủy, đảng ủy trực thuộc trung ƣơng; tăng cƣờng định hƣớng thông tin, định hƣớng dƣ luận xã hội trƣớc các vấn đề nhạy cảm, phức tạp, phát sinh, kịp thời ngăn

chặn các thông tin sai trái tác động đến nhận thức, tƣ tƣởng, tình cảm của nhân dân; tăng cƣờng định hƣớng thông tin trên mạng xã hội; quan tâm định hƣớng, chỉ đạo Trung ƣơng Đoàn trong quá trình xây dựng và triển khai kế hoạch tuyên truyền chủ trƣơng, đƣờng lối của Đảng, phản bác các luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch trên hệ thống báo chí của Đoàn. Đề nghị Bộ Nội vụ tăng cƣờng chỉ đạo, hƣớng dẫn Sở Nội vụ tỉnh thực hiện, cụ thể hóa Chƣơng trình phát triển thanh niên, sớm ban hành Nghị định hƣớng dẫn thi hành Luật Thanh niên khi đƣợc sửa đổi, ban hành. Khuyến nghị tỉnh ủy, uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố đƣợc giám sát kịp thời chỉ đạo tổ chức khắc phục những tồn tại, hạn chế mà đoàn đã nêu ra sau giám sát.

Nếu nhƣ giai đoạn từ 2013 - 2017 (giai đoạn đầu thực hiện Quyết định 217), Trung ƣơng Đoàn và Đoàn cấp tỉnh chỉ tổ chức 224 đoàn giám sát tại 346 đơn vị [42], thì tính riêng năm 2018, các tỉnh, thành đoàn, đoàn trực thuộc đã chủ trì thành lập đƣợc 197 đoàn giám sát, tham gia 372 đoàn giám sát; đoàn cấp huyện thành lập 946 đoàn giám sát, tham gia 1.817 đoàn giám sát; đoàn cấp xã thành lập 3.077 đoàn giám sát, tham gia 8.352 đoàn giám sát [9].

- Hoạt động phản biện xã hội:

Hoạt động phản biện xã hội của các cấp bộ đoàn tập trung vào các nội dung nhƣ: sự cần thiết, tính cấp thiết của văn bản dự thảo; sự phù hợp của văn bản dự thảo với chủ trƣơng, đƣờng lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nƣớc; thực tiễn công tác đoàn và phong trào TTN của đơn vị, địa phƣơng; tính đúng đắn, khoa học, phù hợp với thực tiễn đời sống xã hội và tính khả thi của văn bản dự thảo; dự báo tác động, hiệu quả về chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại của văn bản dự thảo. Việc tổ chức hội nghị lấy ý kiến phản biện của các cấp bộ đoàn, cán bộ, đoàn viên, thanh niên thông qua các hình thức: Hội nghị BCH, ban thƣờng vụ Đoàn các cấp để tham gia phản biện; tổ chức lấy ý kiến phản biện thông qua việc BCH,

Ban Thƣờng vụ, Ban Bí thƣ (ở cấp Trung ƣơng) gửi văn bản dự thảo đến BCH, Ban Thƣờng vụ đoàn trực thuộc, cán bộ, đoàn viên có liên quan để lấy ý kiến phản biện; tham gia các Hội nghị phản biện do cấp uỷ, MTTQ tổ chức. Năm 2018, Trung ƣơng Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tổ chức Hội nghị góp ý dự thảo Luật Thanh niên (sửa đổi), tập trung thảo luận vào các lĩnh vực liên quan mật thiết đối với thanh niên, nhƣ: các quyền, nghĩa vụ của thanh niên nhằm cụ thể hoá các quyền, nghĩa vụ của công dân theo Hiến pháp năm 2013 và trách nhiệm của thanh niên trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; chính sách của nhà nƣớc đối với nhóm thanh niên đặc thù; cơ chế phát huy Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tham gia giám sát, phản biện xã hội về xây dựng, thực thi chính sách, pháp luật liên quan trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của thanh niên... Thông qua việc tổ chức lấy ý kiến nhằm phát huy vai trò của tổ chức Đoàn trong tham gia xây dựng các chủ trƣơng, chính sách, pháp luật liên quan đến thanh niên và công tác thanh niên.

Đoàn các cấp phát huy vai trò, trí tuệ tập thể, đội ngũ chuyên gia căn cứ các dự thảo văn bản về chủ trƣơng, đƣờng lối của Đảng, chính sách pháp luật, các quy hoạch, kế hoạch, chƣơng trình, dự án phát triển kinh tế, văn hoá xã hội của địa phƣơng và các lĩnh vực có liên quan đến quyền và lợi ích của đoàn viên, thanh niên để thực hiện việc góp ý, phản biện xã hội. Phối hợp với MTTQ Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội cùng cấp thực hiện việc phản biện các dự thảo văn bản của cấp uỷ, chính quyền địa phƣơng về các vấn đề phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội tại địa phƣơng.

Trong năm 2018, Đoàn cấp tỉnh tổ chức 47 hội nghị phản biện, tổ chức 50 cuộc đối thoại trực tiếp; đoàn cấp huyện tổ chức 379 hội nghị phản biện, tổ chức 515 cuộc đối thoại trực tiếp; đoàn cấp xã tổ chức 2.210 hội nghị phản biện, tổ chức 3.397 cuộc đối thoại trực tiếp[9].

Nhìn chung, các hoạt động phản biện xã hội đƣợc tham mƣu, triển khai dƣới nhiều hình thức, tạo môi trƣờng để cán bộ, đoàn viên, thanh niên tham

gia đóng góp ý kiến, quan điểm. Việc triển khai thực hiện công tác phản biện xã hội với những ý kiến góp ý của tổ chức đoàn các cấp đã phản ánh, đề xuất với cấp uỷ, chính quyền các cấp về việc thực hiện cơ chế, chính sách về công tác thanh niên và những vấn đề mà thanh niên quan tâm. Qua đó, kịp thời nắm bắt, phát hiện, điều chỉnh những nội dung chƣa sát, chƣa phù hợp với thực tế, tiếp thu đƣợc nhiều ý kiến sâu sắc, có cơ sở lý luận và thực tiễn đảm bảo quyền, lợi ích cán bộ đoàn, ĐVTN.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phương thức hoạt động của đoàn thanh niên cộng sản hồ chí minh hiện nay (Trang 65 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)